Peter Behrens - người đặt nền móng cho kiến trúc Đức thời hiện đại

Peter Behrens (14/4/1868 – 27/1/1940) là một kiến trúc sư và nhà thiết kế đồ họa người Đức. Ông là người đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của kiến trúc hiện đại Đức.

Behrens bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò là một họa sĩ, nhà minh họa và một người thợ đóng sách, nhưng sau cùng ông lại trở thành nhà tư vấn nghệ thuật cho AEG (Allgemeine Elektrizitäts-Gesellschaft). Sự nghiệp của ông tại AEG bắt đầu vào năm 1907 và tại đây, ông đã thiết kế rất nhiều sản phẩm cho công ty bao gồm biểu tượng (hay logo), bao bì sản phẩm và các chất liệu khác. Công việc mà ông làm tại AEG rất đặc biệt, đó là xây dựng nhận dạng chung và phát triển bộ nhận dạng thương hiệu hoàn chỉnh cho công ty, và đây cũng là tiền đề cốt lõi để xây dựng nên hình ảnh của doanh nghiệp trong giai đoạn hưng thịnh từ năm 1950 đến những năm 1960. Công việc của ông không hề có giới hạn, ông phải in ấn rất nhiều chất liệu và ngoài ra, ông còn thiết kế một nhà máy tuabin cho AEG sau khi tập đoàn này gia nhập vào ngành sản xuất phi cơ.

Nhà máy tuabin của AEG

Behrens chuyển hướng sang kiến trúc sau khi thiết kế và xây dựng ngôi nhà của chính mình. Ông thậm chí còn dấn thân vào cả thiết kế nội thất, các chi tiết nhỏ như khăn tắm, kệ, đồ nội thất và mọi thứ trong căn nhà của mình.

Một vài không gian trong ngôi nhà do ông thiết kế (Nguồn: architectuul)

Ông là một trong những người tiên phong trong việc cải cách kiến trúc, và nhà máy mà ông thiết kế từ gạch, thủy tinh và nhôm đã biến các chất liệu này trở nên phổ biến vào khoảng đầu thế kỉ XX. Đến giai đoạn từ 1907 đến 1912, Behrens đã có rất nhiều trợ lý và sinh viên theo học, bao gồm cả những kiến trúc sư lừng lẫy như Mies van der Rohe, Le CorbusierAdolph Meyer.

Danh sách các sinh viên theo học Behrens còn bao gồm cả Walter Gropius – người sau này đã trở thành giám đốc đầu tiên của Bauhaus (trường dạy nghệ thuật ở Đức đào tạo về nghệ thuật thủ công và mỹ thuật, và nổi tiếng với phương pháp tiếp cận thiết kế).

Ảnh chụp trường Bauhaus (Nguồn: Artsy)

Nguồn: Design’s History

Bài dịch: Thụy

Cùng tác giả

#Tag

Adolph Meyer bauhaus Cà Phê - Trà Đá Daimler-Benz General Electric Kiến thức Le Corbusier Mies van der Rohe PETER BEHRENS Walter Gropius

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
László Moholy-Nagy (Phần 1)
László Moholy-Nagy (Phần 1)
László Moholy-Nagy là một nghệ sĩ thị giác và một nhà giáo dục nhiệt huyết với tầm ảnh hưởng khó thể đong đếm tới giáo dục, thực hành nghệ thuật…
Bauhaus (Phần 3)
Bauhaus (Phần 3)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Bauhaus, chúng ta tiếp tục tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu còn lại của ngôi trường.  “Tôi coi đạo đức và…
Bauhaus (Phần 2)
Bauhaus (Phần 2)
Bauhaus không thể đạt được thành công và sức ảnh hưởng khó lòng đo đếm của nó nếu không có đội ngũ giảng viên xuất chúng lại vô cùng đa…
Bauhaus (Phần 1)
Bauhaus (Phần 1)
Khi nói về một tập thể những người sáng tạo và giảng dạy có tầm ảnh hưởng lớn nhất với thực hành đa dạng nhất trong nghệ thuật, thiết kế…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…