Nhà thiết kế người Đức: Otl Aicher

Otl Aicher sinh ngày 13 tháng 5 năm 1922, mất ngày 1 tháng 9 năm 1991, còn có tên là Otto Aicher, ông là một trong những nhà thiết kế đồ họa hàng đầu thế kỷ 20.

Sinh tại Ulm, Aicher là bạn học của Werner Scholl, thông qua đó, ông gặp gia đình của Werner gồm người em Hans và Sophie Scholl, cả hai đều tham gia phong trào Hoa Hồng Trắng – phản kháng Đức quốc xã.

Giống như Scholls, Aicher phản đối mạnh mẽ chính phủ Đức Quốc Xã. Ông bị bắt vì tội từ chối lệnh nhập ngũ năm 1937. Và do đó năm 1941 ông đã không đậu đại học.

Sau đó ông tiếp tục bị bắt gia nhập đội quân Đức Quốc Xã tham gia thế chiến thứ II, cho dù ông tìm nhiều cách để trốn tránh.

Năm 1945 ông bỏ quân đội và trốn trong căn nhà của Scholl tại Wutach. Năm 1946, sau khi kết thúc cuộc chiến ông bắt đầu học điêu khắc tại học viện Mỹ Thuật Munich.

Trong năm 1947, ông tự mở cho riêng mình một Studio tại Ulm. Năm 1952 ông cưới Inge Scholl, người chị gái của Werner.

Năm 1953 cùng với Inge Scholl và Max Bill, họ sáng lập trường thiết kế Ulm (Hochschule fur Gestaltung Ulm), sau này trở thành trung tâm dậy thiết kế hàng đầu tại Đức vào thập niên 50 và 60.Một trong số sinh viên nổi tiếng tốt nghiệp tại trường có Tomás Maldonado, Max Bill và Peter Seitz.

Ông đóng vai trò quan trọng trong thiết kế biểu tượng cho hãng hàng không Đức Lufthansa năm 1969.

Olympics Munich

Aicher có lẽ được biết tới nhiều nhất khi thiết kế cho Olympics Munich năm 1972. Ông tạo ra một bộ hình tượng đại diện (pictogram) cho các môn thể thao, những biểu tượng này là cảm hứng cho các biển hiệu tại các nơi công cộng ngày nay.

Các biểu tượng được tạo ra để làm chỉ dẫn cho các vận động viên và khách tới làng Olympic có thể biết đường tới đúng môn thể thao mình cần.

Bằng việc sử dụng hệ thống lưới và một bảng màu tươi sáng, các thiết kế được sử dụng cho Olympics bổ xung cho kiến trúc của sân vận động mới được thiết kế bởi Günther Behnisch.Aicher xin lời khuyên về cách thiết kế của Masaru Katsumie người trước đó làm thiết kế cho Olympic Tokyo 1964.

Otl Aicher cũng góp ý cho việc thiết kế logo Olympics Munich, khi cùng làm việc với các cộng sự để tìm ra một biểu tượng các vòng tròn như những chiếc nhẫn nhập vào nhau, trong một hình dạng xoắn ốc.

Nhà thiết kế Coordt Von Mannstein đã sửa lại bản gốc của Aicher dựa trên một phép toán để hợp nhất các vòng tròn và các đường xoắn với nhau, tạo ra phiên bản cuối cùng.

Màu sắc các thiết kế của các môn thể thao được chọn dựa trên tông màu của dãy núi Alps. Dãy núi màu xanh và trắng tạo nên một bảng màu gồm cả xanh lá cây, cam và màu bạc.

Màu sắc được sử dụng để xác định các chủ đề được phân bổ như truyền hình, dịch vụ kỹ thuật, bệnh viện và các chức năng công cộng. Mỗi nhóm đều có các màu khác nhau để giúp du khách có thể phân biệt các nhóm chức năng xung quanh sân vận động và làng thể thao.

Đồng phục cũng được phối màu theo mỗi nhóm, giúp khách có thể phân biệt nhân viên của nhóm nào, đồng thời nhân viên cũng biết mình cần đi tới đâu và ai cùng làm việc với mình.

Aicher sử dụng kiểu chữ Univers cho thiết kế Olympics. Đội ngũ thiết kế đã cho ra đời 21 poster thể thao để quảng cáo cho mỗi sự kiện, tất nhiên chúng cùng được sử dụng một bảng màu đi kèm với logo và chữ "München 1972"

Đội thiết kế đã sử dụng một kỹ thuật gọi là “posterization” cho các yếu tố đồ họa trên poster, chia tách các lớp màu từ hình ảnh thực tế và sử dụng bảng màu chính thức cho các bộ môn.

Áp phích đầu tiên trong tất cả, được tạo thủ công bằng cách này trở thành áp phích chính thức cho các môn thể thao. Những áp phích khác được treo xung quanh thành phố Munich và quanh sân vận động.

Ông cũng tạo linh vật (mascot) lần đầu tiên cho một kỳ Olympic chính thức – một con chó săn (giống dachshund) tên là Waldi.

Năm 1980, Otl Aicher làm nhà tư vấn cho công ty nhà bếp Bulthaup. Ông đã tạo ra bộ phông Rotis family năm 1988 – tên phông là nơi Studio đầu tiên của Aicher. Ông cũng thiết kế logo cho sân bay Munich Airport, sử dụng các chữ M trong kiểu chữ sans-serif.

Bên cạnh đó ông cũng tham gia giảng dạy tại trường Yale University của Mỹ và tại Museo de Art moderna, Rio de janeiro. Và rất nhiều triển lãm trên toàn thế giới.

Aicher mất vào ngày 1 tháng 9 năm 1991 tại Günzburg bởi một vụ tai nạn giao thông.

Xem thêm một số tác phẩm của Otl Aicher:

Cùng tác giả

#Tag

hoa si Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Ham hiểu biết, bản tính dũng cảm và quyết đoán, cuộc đời nữ hoạ sĩ Pháp Alix Aymé là những chuyến phiêu lưu đến những miền đất được coi là…