Màu sắc và thiết kế - niềm yêu thích của tôi

Hầu hết những người mù màu đều không nhìn thấy màu sắc nhưng lại có thể nhìn thấy màu xanh da trời.

Người viết: muditha batagoda – nhà thiết kế sản phẩm

Tôi thích những năm tháng ở thập niên 70, cuộc sống khi ấy chẳng dễ dàng như bây giờ, nhưng lại thú vị. Những thước phim tài liệu truyền hình về giai đoạn đó luôn trao cho tôi nhiều cảm xúc đặc biệt. Các sản phẩm công nghiệp, tạp chí, tờ rơi, bảng hiệu cùng gam màu rực rỡ, xinh đẹp, đầy cảm xúc tác động tích cực đến tôi, truyền cho tôi nguồn cảm hứng mới mẻ về màu sắc.

Sắc màu là ngôn ngữ chung của thế giới, chúng như sợi dây kết nối các nền văn hoá, những giá trị và ý tưởng khác nhau. Màu sắc trực tiếp tương tác với con người và tạo ra tác động về mặt cảm xúc. Màu sắc có nhiều loại, chúng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để truyền tải thông điệp tới người xem. Mỗi lúc nhìn vào bảng màu rực rỡ từ thập niên 70, 80 và 90, tôi thường cảm thấy hạnh phúc. Nhưng khi nhìn vào bảng màu hiện đại, được yêu thích ngày nay, tôi chẳng cảm nhận được điều gì. Hầu hết trường hợp, cảm giác duy nhất tôi nhận được là mức độ đắt đỏ của sản phẩm.

Màu xanh da trời – “nàng thơ” của tôi

Ngoài những màu rực rỡ, tôi còn có sự yêu thích mạnh mẽ với màu xanh da trời. Tôi không hiểu vì sao lựa chọn cuối cùng khi mua quần áo lúc nào cũng là màu xanh. Xanh da trời được xem là một trong những màu sắc chủ đạo mà con người hay nhìn thấy. Bầu trời, mặt biển đều phản chiếu sắc thiên thanh. Nhìn chung, tất cả chúng đều mang lại cảm giác yên bình. Nhưng điều đó không hề thuyết phục được mẹ – người suốt ngày rầy la đống đồ toàn màu xanh da trời của tôi. Tôi chẳng thể giải thích cho bà hiểu. Khi tôi làm công việc thiết kế, sự yêu thích chưa hề lung lay.

Thế nên, tôi quyết định tìm cho ra lẽ lý do tại sao tôi lại thích sắc xanh da trời đến vậy.

id mausacvathietke 01

Đây chỉ là hình ảnh tượng trưng thôi, không phải quần áo của tôi đâu

Đã có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh việc tại sao màu xanh da trời lại là màu sắc ưa thích nhất của đàn ông và cả phụ nữ. Màu sắc liên quan chặt chẽ đến khía cạnh văn hoá. Đây cũng là một chủ đề mang tính cá nhân với nhiều quốc gia và các nền văn hoá khác nhau.

Kết quả nghiên cứu của Joe Hallock hoàn thành vào năm 2003 cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc con người ta dành sự yêu thích đặc biệt tới màu xanh da trời. Joe Hallock đã tiến hành nghiên cứu này trên 22 quốc gia để cho ra kết quả cuối cùng.

id mausacvathietke 02

Nguồn –  http://www.joehallock.com/edu/COM498/datasets.html#graphs

Theo nghiên cứu, phần đông mọi người từ 22 nền văn hoá khác nhau đã chọn xanh da trời là màu sắc yêu thích nhất và ngược lại, màu cam ít được yêu thích nhất, vì một số điều sau:

1. Con người thích màu xanh:

Như đã nói ở trên, nhiều người rất thích màu xanh da trời, không phân biệt giới tính. Trên toàn thế giới, xanh da trời được coi là màu an toàn nhất.

id mausacvathietke 03

Những màu sắc được yêu thích của các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới

Người ta cũng đã làm nghiên cứu để xem xét liệu tuổi tác có là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn màu sắc. Kết quả sau đây được lấy từ nghiên cứu này.

id mausacvathietke 04

Những màu sắc yêu thích và ít được yêu thích nhất ở mọi độ tuổi
Nguồn:  https://medium.com/@alexgabrielioana/why-most-peoples-favorite-color-is-blue-bd84fc4e4dfb

Nghiên cứu của Joe Hallock được thực hiện để kiểm tra xem sự yêu thích màu sắc có khác nhau theo giới tính hay không. Và kết quả là:

id mausacvathietke 05

2. Người mù màu có thể nhìn thấy màu xanh da trời:

Hầu hết những người mù màu đều không nhìn thấy màu sắc nhưng lại có thể nhìn thấy màu xanh da trời. Nhà phát minh Facebook – Mark Zuckerberg bị mù màu và ông nói rằng màu xanh da trời là màu ông thấy rõ nhất.

id mausacvathietke 06

Người có thị giác bình thường với người bị mù màu

3. Màu xanh da trời có sự liên kết với thiên nhiên:

Các yếu tố tự nhiên lớn nhất như bầu trời và biển đều mang xanh da trời.

id mausacvathietke 07

Một ví dụ phổ biến có thể nhìn thấy màu xanh từ thiên nhiên

Câu trả lời cho việc yêu thích màu xanh khá khác biệt đối với những người đến từ Châu Âu và châu Á, nhưng nhìn chung, con người thật sự thích màu xanh da trời.

Những sắc màu rực rỡ từ quá khứ

id mausacvathietke 08

Tôi thích tất cả mọi thứ thuộc về “ngày xưa”. Không khí trong lành, những con người tốt bụng và hơn hết, màu sắc cũng rực rỡ hơn bây giờ. Những màu sắc rực rỡ mang trong mình “quyền năng” đặc biệt, chúng có thể mang lại cảm xúc mạnh mẽ, khơi gợi tâm trạng người xem và tác động đến hành vi hoặc sự chú ý.

id mausacvathietke 09

Nguồn — https://dribbble.com/shots/2069612-SkyAdventures-Hero-screens

Để hiểu hơn về cách ứng dụng màu rực rỡ nhưng thật tinh tế, hãy xem tiếp bài viết dưới đây nhé!

1. Sử dụng bảng màu đơn sắc (Monotone):

id mausacvathietke id mausacvathietke 10

Đây là phương pháp thông dụng và nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế. Nhà thiết kế sử dụng một màu duy nhất cho phông nền và dùng tổ hợp các màu sắc khác cho các ứng dụng còn lại hoặc trang web. Đặc biệt nghệ thuật sắp chữ trong ứng dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng các khoảng trắng một cách hợp lý. Những loại ứng dụng này thực sự rất giỏi trong việc tạo ấn tượng đầu tiên đối với người xem.

2. Sử dụng overlay:

id mausacvathietke 11

Nguồn:  https://hrcontact.co/en

Để thiết kế một câu nói bằng cách sử dụng màu sắc, các nhà thiết kế chủ yếu dùng phương pháp overlay. Thông thường, họ dùng các gam màu sáng để làm hình nền và tạo yếu tố cảm xúc cho người xem.

3. Sử dụng Duotone (nghệ thuật 2 tông màu):

id mausacvathietke 12

Nguồn:  https://dribbble.com/shots/3366272-Predictive-Workforce-Analytics

Duotone là một kỹ thuật mà các nhà thiết kế sử dụng màu sắc với một phần của phông nền hoặc hình ảnh nhằm làm nổi bật các tông màu khác. Duotonekhá dễ dàng để thực hiện và có thể tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người xem.

Thật thú vị khi làm việc với các sắc màu. Sự hiểu biết về hiệu ứng tâm lý màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến cảm xúc con người.

4. Sự hiểu biết về hiệu ứng tâm lý liên quan tới màu sắc

Màu sắc trong thiết kế luôn là điều có ý nghĩa với tôi. Hầu hết sự yêu thích đồ vật hoặc ứng dụng kéo dài lâu hay không có thể là do màu sắc của nó. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu màu sắc tác động đến xúc cảm của con người như thế nào. Hầu như các nhà thiết kế quên rằng họ phải hiểu và tập trung vào cách khách hàng hoặc người dùng tiếp cận với màu sắc hơn là tập trung vào những màu sắc mà chính họ yêu thích với vai trò một nhà thiết kế.

Khía cạnh văn hoá cũng đóng một vai trò quan trọng trong hiệu ứng tâm lý. Màu sắc có những ý nghĩa khác nhau dựa theo văn hoá và niềm tin của con người. Cụ thể:

5. Màu trắng

id mausacvathietke 13

Nguồn: https://www.375px.com/

Màu trắng chủ yếu đại diện cho sự tinh khiết, ngây thơ, sạch sẽ, trung lập và trong một số nền văn hoá, màu trắng được xem là màu của sớm tinh mơ. Sử dụng màu trắng là một lợi thế trong thiết kế vì màu trắng sẽ chuyển sự chú ý của người dùng tập trung vào các thông tin quan trọng trong ứng dụng.

6. Màu xanh da trời

id mausacvathietke 14

Nguồn: https://dribbble.com/shots/3777623-Blockchain-Financial-website-Distributed-Ledger-bitcoin/attachments/852442

Màu xanh biểu trưng cho sự tĩnh lặng, thanh bình, tin tưởng, khôn ngoan, trung thành, sự thật và tập trung. Hầu như các nhà thiết kế sử dụng màu này bởi vì tác động tâm lý mà nó tạo ra.

7. Màu đen

id mausacvathietke 15

Màu đen là màu mạnh nhất trong bảng phổ màu. Màu đen đại diện cho uy quyền, quyền lực, sức mạnh và hầu như được sử dụng như là đặc trưng của cái ác.

8. Màu đỏ

id mausacvathietke 16

Nguồn: https://dribbble.com/shots/2069427-EngineThemes-Re-design

Màu đỏ đánh dấu sự quan trọng và cũng thông báo với chúng ta về một mối nguy hiểm. Màu đỏ thường được sử dụng trong thiết kế ở những nơi mà người dùng phải đặc biệt chú ý. Ví dụ, trong đèn giao thông, màu đỏ như một dấu hiệu để dừng lại khi qua đường hoặc để dừng xe di chuyển về phía trước. Đồng thời, màu đỏ được ví như biểu tượng của tình yêu và niềm đam mê. Nhưng phần lớn, màu đỏ được sử dụng ở những nơi cần sự chú ý ngay lập tức.

9. Màu vàng

id mausacvathietke 17

Nguồn:  https://dribbble.com/shots/4263950-The-CAP

Màu vàng mang lại những cảm xúc như hạnh phúc, tiếng cười, sự vô lễ, táo tợn, lạc quan và tinh tế. Vì màu vàng là màu ấm nên nó thu hút sự chú ý của người xem một cách nhanh chóng.

Ý tưởng về hiệu ứng tâm lý màu sắc là việc sử dụng màu một cách hiệu quả để người xem không bối rối về những gì họ đang nhìn thấy. Cảm xúc nơi người xem có tác động trực tiếp đến thói quen mua sắm của họ. Là một nhà thiết kế, cần lưu ý không tạo ra các thiết kế lòe loẹt mà hãy tạo ra các thiết kế có ý nghĩa để mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người xem.

Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: uxplanet.org

Cùng tác giả

#Tag

color màu sắc màu sắc trong thiết kế thiết kế

iDesign Must-try

Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…
An Bùi khám phá với Thiết kế sáng tạo đa ngành - Multidisciplinary Design
An Bùi khám phá với Thiết kế sáng tạo đa ngành - Multidisciplinary Design
Multidisciplinary Design là một thuật ngữ “vừa mới, vừa lạ” tại Việt Nam. Mình đã có dịp đọc một bài viết sáng tạo liên quan và tìm hiểu về nó:…