Jan Tschichold bậc thầy của nghệ thuật chữ (cuối)

Mục tiêu của mỗi kiểu chữ là sự truyền đạt (có nghĩa là nó đại diện). Thông tin phải xuất hiện trong các hình thức ngắn nhất, đơn giản nhất và mạnh mẽ nhất.

Trích đoạn từ bản kê khai của Tschichold

  • Kiểu chữ mới làm nổi bật chức năng.
  • Mục tiêu của mỗi kiểu chữ là sự truyền đạt (có nghĩa là nó đại diện). Thông tin phải xuất hiện trong các hình thức ngắn nhất, đơn giản nhất và mạnh mẽ nhất.
  • … trong thế giới quang học phương đông, các phương tiện cơ bản của những mẫu chữ mới là hình ảnh chính xác: nhiếp ảnh. Hình thức kiểu chữ cơ bản là kiểu chữ Sans Serif trong tất cả các biến thể:light, semibold, bold, condensed to extended. Kiểu chữ thuộc về phong cách đặc biệt hoặc có giới hạn chữ quốc tế (Gothic, Black letter) không được thiết kế cơ bản và hạn chế khả năng mở rộng ra quốc tế.
  • Tổ chức bên ngoài là việc thiết kế mạnh mẽ, đối lập đồng thời thông qua việc sử dụng các hình thức tương phản, góc độ và trọng lượng …

Munich

Tschichold đấu tranh cho sự độc lập và ổn định tại Berlin vào đầu năm 1926. Ở Leipzig ông đã thiết kế một số tiêu đề và kiểu chữ cho nhà xuất bản Insel. Trong thời gian sống ở Berlin, ông kết hôn với Edith Kramer.

Film poster, 1927

Rồi một ngày ông nhận được thư của Paul Renner hỏi ông rằng ông có sẵn sàng để tiếp nhận các vị trí của Renner tại Trường Nghệ thuật ứng dụng Frankfurt. Thư tiếp tục được gởi cho ông, cuối cùng Tschichold đã quyết định chuyển đến Munich, nơi Renner đã thành lập trường Cao học Munich.

Tschichold bắt đầu công việc của mình tại Munich vào ngày 01/06/1926, dạy kiểu chữ và thư pháp tại trường cao học cũng như trường dạy nghề.

Năm 1927 và 1928 Tschichold tạo ra một loạt các poster cho các phim của Phoebus Palace, một rạp chiếu phim ở Munich.

Sách hướng dẫn của ông, "The New Typography", xuất hiện vào năm 1928. Cuốn sách này đã trở thành bửu bối của những người sắp chữ trẻ.

Tuy nhiên, áp phích phim Tschichold và những ý tưởng typographic đã bị coi thường trong một số phạm vi, sự phát triển nhanh chóng của Đức Quốc đe dọa việc sử dụng thêm những kiểu chữ mới.

Tị nạn tại Thụy Sĩ

Trong những năm đến 1933 Tschichold thiết kế một số công trình theo phong cách Bauhaus và kiểu chữ mới. Tuy nhiên trong năm đó, ông phải bỏ chạy khỏi chính phủ Đức Quốc Xã sau khi họ lục soát nhà của ông, bỏ tù tạm thời, và ông đã mất công việc của mình.

Tschichold tìm cách tị nạn tại Thụy Sĩ. Nó đã giúp ông có một vài năm để truyền bá những mẫu chữ mới, nhưng Đức Quốc Xã đã đặt dấu chấm hết cho những điều gì ông đã đạt được. Các kiểu chữ của thời Đức Quốc Xã là khô khan và nghèo nàn giống như những năm trước 1925.

Tschichold bắt đầu làm việc tại Trường Nghệ thuật ứng dụng Basel cũng như làm việc bán thời gian tại nhà xuất bản Benno Schwabe ở Basel.

Bìa sách 1928

Khởi đầu mới của ông là khó khăn, do vần đề tài chính và thiếu một công việc thích hợp, thú vị. Ngoài ra, do là người nước ngoài, ông có thể bị mất công việc hoặc giấy phép cư trú bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, vẫn có một số điều may mắn. Cuốn sách của ông "Typographic Design" xuất hiện vào năm 1935 và đã có 1.000 đơn đặt hàng ngay cả trước khi nó được in.

Cũng trong năm đó, Tschichold trưng bày tác phẩm của mình ở cửa hiệu in Lund Humphries tại London, sau đó ông đã nhận được hoa hồng từ các cửa hiệu cũng như công việc thiết kế những kiểu chữ nổi tiếng trên thế giới, Penrose Annual năm 1938.

Cuốn sách tiếp theo của ông xuất hiện vào năm 1942, "Typeface Theory, Practices and Sketches". Tschichold từ bỏ phong cách Bauhaus và “elementary influence behind ”, ông quay trở lại với kiểu chữ cổ điển và nghệ thuật.

Bìa sách 1951

Nó thể hiện trong rất nhiều thiết kế ông tạo ra trong giai đoạn này. Kể từ 1938, ông đã cống hiến hết mình cho kiểu chữ cho sách (book typography). Ông từ bỏ các thỏa thuận với ngành công nghiệp kiểu chữ và bắt đầu tập trung vào gần như tất cả các công việc của mình.

Giữa năm 1933 và 1946, Tschichold viết rất nhiều bài báo, một phần do áp lực tài chính. Năm 1941, năm khó khăn cuối cùng của ông khi ông được thuê bởi công ty phát triển Birkhaeuser ở Basel.

Để ghi nhận đóng góp của ông trong thời gian này, Tschichold đã được cấp quốc tịch ở Basel năm 1942.

Nhiều năm sau chiến tranh tại London

Mùa hè năm 1945, nhà in sách nổi tiếng người Anh Oliver Simon và nhà xuất bản Penguin Books Allan Lane đã đến Basel để thuyết phục Tschichold tham gia nhà xuất bản của họ như một Typographer.

Tschichold đã rất vui mừng chấp nhận lời đề nghị nhưng một năm sau ông mới có thể chuyển đến London. Ông bắt đầu làm lại công việc Typographic của nhà sách Penguin vào năm 1946.

Một nhiệm vụ to lớn bao gồm đại tu hoàn chỉnh bản in của cuốn sách. Tschichold đặt quy định chặt chẽ cho việc sắp chữ để nâng cao trình độ in ấn và xuất bản "In the Service of the Book" để làm rõ các nguyên tắc này.

Trong vài năm làm việc tại London, Tschichold rất được tôn trọng và là một thành viên danh dự của câu lạc bộ London Double Crown, một nhóm chọn lọc những Typographers và Printers người Anh.

Quay trở lại Thụy Sĩ

Ngay sau khi trở về Thụy Sĩ vào cuối năm 1949, sự sụt giảm lớn trong giá trị của đồng bảng Anh nên Tschichold bắt đầu đàm phán về một vị trí tại trường cao học dành cho các nhà in sách của Đức” (Germany’s book printers) tại Munich.

Do những điều kiện không thể chấp nhận – Tschichold sẽ bị buộc phải từ bỏ quốc tịch Thụy Sĩ của mình.

Bìa sách, 1959

Một trong những cuốn sách quan trọng nhất của Tschichold xuất hiện trong thời gian này. "Master Book of Typefaces" phản ánh nghề nghiệp của ông trong 30 năm với hình thức kiểu chữ dựa trên lứa tuổi.

Năm 1955 Tschichold giữ vị trí như Typographer tại công ty Hoffmann-La Roche ở Basel. Ông đã có được nhiều sự công nhận và lời mời từ khắp châu Âu và Mỹ.

Cuốn sách được đọc và dịch nhiều của ông, "Arbitrary Measurement Relations of the Book Page", lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1962 đã đi qua 18 phiên bản.

Vào đầu năm 1967 Tschichold đi du lịch sang Mỹ, các cuộc nói chuyện với ông được tổ chức tại Chicago cũng như tại các trường đại học Harvard và Yale.

Trong khi kiểu chữ cũ do Tschichold thiết kế cho một trong những máy sắp chữ hình ảnh (photo-typesetting machines) đầu tiên vẫn không quan trọng, năm 1967 cũng chứng kiến ​​sự xuất hiện của Sabon tại Linotype và Monotype Stempel, một kiểu chữ đã trở thành tác phẩm kinh điển.

Jan Tschichold qua đời vào ngày 11/08/1974, ở Locarno, Thụy Sĩ.

Bỏ lại những gì ít ấn tượng sâu sắc về các kiểu chữ của năm mươi năm trước đó là Jan Tschichold. Mặc dù ông chỉ nắm giữ vị trí giảng dạy trong 8 năm lúc trẻ, nhưng vẫn tiếp tục có vô số sinh viên đến với ông. Ông loại bỏ những mẫu chữ cũ trước năm 1925 và hiện thực kiểu chữ mới hiện đại, cấu trúc và điều chỉnh cách trình bày bản in.

Kiệt tác “Sabon”

Sabon là kết quả của nhiều năm chuẩn bị. Mô hình của nó là sự giải thích Garamond năm 1952 mà Jacob Sabon và Conrad Berner xuất bản tại Frankfurt và có dấu ấn thời trẻ của Tschichold.

Đây là kiểu chữ đầu tiên được thiết kế với các hình thức không khác biệt với Monotype, Linotype và thiết lập bằng tay.

Sabon là kiểu chữ quan trọng nhất đã tạo ra bởi Tschichold. Có ba kiểu ban đầu: bình thường (normal), nghiêng (italic) và đậm (semibold). Linotype mở rộng kiểu chữ Sabon vào năm 1984 bằng cách thêm một khối lượng chữ thảo semibold.

iDesign.vn dịch từ Linotype

Cùng tác giả

#Tag

hoa si Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Ham hiểu biết, bản tính dũng cảm và quyết đoán, cuộc đời nữ hoạ sĩ Pháp Alix Aymé là những chuyến phiêu lưu đến những miền đất được coi là…