10 nguyên tắc thiết kế tốt của Dieter Rams

Dựa trên kinh nghiệm của mình, nhà thiết kế nổi tiếng Dieater Rams đã chắt lọc những yếu tố cần thiết của triết lý thiết kế của ông vào mười nguyên tắc.

Dieter Rams

Dieter Rams (sinh ngày 20 tháng năm 1932 tại Wiesbaden, Hesse ) là một người Đức, một nhà thiết kế công nghiệp. Rams một lần giải thích cách tiếp cận thiết kế của mình trong cụm từ:

“Weniger, aber Besser” – “Ít đi, nhưng tốt hơn”

Ông nổi tiếng với các thiết kế Máy ghi âm SK-4, Loạt máy chiếu phim 35mm D-serier (D45, D46), hệ thống giá đỡ 606 Universal.


Hệ thống giá đỡ 606 Universal.

Nhiều thiết kế của ông, máy làm cà phê, máy tính, đài phát thanh, đồ gia dụng, sản phẩm văn phòng, hiện đang được trưng bày tại nhiều viện bảo tàng trên thế giới.

Những nguyên tắc của Dieter Rams không phải áp dụng cứng nhắc bởi vì, giống như công nghệ và văn hoá không ngừng phát triển, do đó nó là ý tưởng về một thiết kế tốt.

1. Thiết kế tốt là sáng tạo

Có vô số những người sáng tạo và những công ty không làm gì cả nhưng lại tạo ra những thứ “tốt hơn” – cách tốt hơn để làm việc, cách tốt hơn để sống, và dĩ nhiên cả các thiết bị tốt hơn.

Merriam-Webster xác định sáng tạo như là “một ý tưởng mới, một nền tảng hay thiết bị” chắc chắn … sai. Trong thực tế, tốt hơn cũng có thể coi là sáng tạo – nhưng chỉ khi nó bao gồm các khái niệm cốt lõi của chúng ta về định nghĩa cái mới.

Không nên nói rằng làm sự khác biệt không đòi hỏi nỗ lực sáng tạo, nhưng đơn giản sản xuất các biến thể của một chủ đề thì dễ dàng hơn để hoàn thành mục đích hơn là tạo ra một thứ hoàn toàn mới.

Tất cả điều trên, tôi cho rằng nó là sáng tạo, làm một cách mới, một hướng đi khác để tiếp cận thế giới xung quanh chúng ta.

2. Thiết kế tốt là hữu ích

Nó có nghĩa là làm cái gì đó hữu dụng? “Hữu ích” là một thuật ngữ khá mơ hồ, mỗi người nhìn nhận nó một cách khác nhau, phù hợp với họ. Tuy nhiên có một yếu tố phổ biến khi đi liền với chức năng, là sự hội tụ sự hấp dẫn thẩm mỹ gợi lên một phản ứng tâm lý và cảm xúc trong người dùng.

Thường xuyên xem xét cẩn thận và loại bỏ tất cả mọi thứ mà có thể cản trở người dùng đạt mục tiêu của họ.

3. Thiết kế tốt là thẩm mỹ

Tôi tin điều này, còn bạn? Bản phải tin, hoặc bạn không thể đọc tạp chí mà có các màu xám với cách bố trí dạng hộp, những thiết kế thông minh sáng sủa.

Một chức năng sẽ không rõ ràng nếu thiếu sự tương phản. Một phong cách tối giản (minimalism) sẽ không rõ ràng nếu thiếu những đường ngang.

Một thiết kế kiểu hiện đại có lẽ là những phong cách logo những năm 1970 đơn giản hơn một chút. Nhưng nó thẩm mỹ, nó có cảm xúc, những cảm xúc khác nhau từ các blog về thiết kế, ngoài trừ việc sử dụng nhiều màu đen, trắng và xám.

Về chức năng, nó hoạt động quá hiệu quả, các bài viết và các phần rất rõ ràng, và phân chia cụ thể. Một thiết kế tốt sẽ tự giải thích các chức năng của nó.

4. Thiết kế tốt là tạo ra một sản phẩm dễ hiểu

Nguyên tắc của Dieter Ram thường xuyên là câu hỏi “Nó có cần thiết không? Ông cần mẫn trong việc loại trừ các yếu tố thừa gây mất tập trung, để tạo ra những sản phẩm đỉnh cao.

Trong mọi lĩnh vực sáng tạo, thường có những thiết kế quá đỗi tuyệt vời và gây ảnh hưởng nhiều thập kỷ. Nếu có một sản phẩm vượt qua được thời gian, ngôn ngữ, giáo dục, văn hóa thì chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng nó là “một sản phẩm dễ hiểu”.

Chúng ta đang làm gì để một sản phẩm dễ hiểu hơn?

5. Thiết kế tốt là không phô trương

Một thiết kế tốt nên trung tính và kiềm chế. Nói cách khác thiết kế tốt giúp người dùng tập trung hoàn toàn tối đa vào lợi ích sử dụng mà không quan tâm tới việc nó được làm ra thế nào.

Sản phẩm thiết kế tốt được hoàn thành không phải vật trang trí và cũng không phải tác phẩm nghệ thuật.

Xem tiếp phần cuối.

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.