Giới trẻ Việt không quan tâm văn hóa Việt? Đừng nhầm! (P.5)

“…Văn hóa dân gian vẫn luôn là mạch ngầm âm ỉ trong mỗi người Việt Nam. Chỉ cần đánh thức nó, tình yêu ấy sẽ hồi sinh” – Nguyễn Phương Thảo (thành viên chủ chốt của “Tôi Xê Dịch”).

Thông qua những dự án của mình, nhóm “Tôi Xê Dịch” sử dụng phương cách mới tiếp cận văn hóa dân gian để lí giải góc nhìn cuộc sống của những người trẻ hiện đại với mong muốn phá bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên, trước khi có thể “giải cứu thế giới”, họ nhận ra thế giới trong chính bản thân mình đã thay đổi.

Nhóm “Tôi Xê Dịch” gồm những bạn trẻ 9X

“Tôi Xê Dịch” là tên của nhóm bạn trẻ 9X được thành lập từ năm 2012 nhằm kêu gọi, khuyến khích những người trẻ đi nhiều hơn, tìm hiểu và trải nghiệm các giá trị dân tộc.

Những chuyến đi của “Tôi Xê Dịch” không chỉ dừng lại ở việc tham quan các di tích lịch sử, mà hơn thế, họ còn chủ động tiếp cận với các chuyên gia văn hóa, sáng tạo các hình thức tương tác với nghệ thuật dân tộc.

Sử dụng mặt nạ của các nhân vật tuồng cổ để tuyên ngôn về bất bình đẳng, chống phân biệt đối xử là dự án mới nhất của nhóm “Tôi Xê Dịch” vào những ngày đầu năm 2018. “Đa diện diễn đời” – tên của dự án, đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng người trẻ.

Nhân vật Thầy phù thuỷ – Trích đoạn “Phù thuỷ sợ ma”.
Bà mối và Trần Phương – màn ba – vở “Kim Nham”.
Nhân vật hề – màn ba – vở “Kim Nham”.
Nhân vật hề gậy trong màn ba, vở “Kim Nham”, làm việc cho bà mối.

Trong tuồng, người xem dễ dàng nhận ra vai thiện, ác, hài, bi qua khuôn mặt được hóa trang của nhân vật. Đây là thủ pháp nghệ thuật “hữu hình hóa” tính cách thông qua ngoại hình. Còn ngoài đời thực, việc “trông mặt mà bắt hình dong” cũng khiến người ta dễ dàng dán nhãn, nhận định về năng lực, tri thức, đạo đức con người. Chính sự tương đồng này đã giúp các thành viên của “Tôi Xê Dịch” nghĩ tới ý tưởng dùng chất liệu dân gian từ tuồng cổ như một thứ nghệ thuật thị giác để xóa đi khoảng cách bất bình đẳng trong xã hội.

Những người tham dự dự án được tương tác, tự do thể hiện quan điểm và cảm nhận của mình về các khuôn mặt tuồng. Trên cơ sở đó, nhà nghiên cứu về nghệ thuật tuồng PGS – TS Đoàn Thị Tình sẽ giúp giải nghĩa các nhãn dán đó đúng hay sai, cảm nhận của họ có giốngnhư điều tiền nhân muốn gửi gắm vào nhân vật không. Bên cạnh đó, TS Nguyễn Thu Giang – chuyên gia nghiên cứu về truyền thông và văn hóa – cũng sẽ nói rõ hơn về các tác động của thị giác trong đời sống.

Hai thế hệ cùng tham dự “Tiếng trống chèo” do nhóm Tôi xê dịch tổ chức

5 năm qua, nhóm Tôi Xê Dịch đã thực hiện thành công nhiều dự án, trong đó sử dụng văn hóa dân gian làm chất liệu chính nhằm tạo sân chơi giúp các bạn trẻ có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu các giá trị truyền thống. Có thể kể đến các hoạt động như: “Tiếng nước ta” (giải thích các câu thành ngữ, tục ngữ Việt), “Tiếng vọng ngàn năm” (buổi nói chuyện về các loại hình diễn xướng dân gian: xẩm, chèo, ca trù…), “Màu dân tộc” (chuyến đi về làng tranh Đông Hồ)…

Trước ý kiến cho rằng người trẻ không quan tâm đến lịch sử và văn hóa dân gian, Nguyễn Phương Thảo (sinh năm 1995) – thành viên chủ chốt của “Tôi Xê Dịch” chia sẻ: “Có rất nhiều bạn trẻ mua vé tham dự sự kiện ‘Đa diện diễn đời’. Điều đó chứng tỏ văn hóa dân gian vẫn luôn là mạch ngầm âm ỉ trong mỗi người Việt Nam. Chỉ cần đánh thức nó, tình yêu ấy sẽ hồi sinh”.

Đọc đầy đủ loạt bài tại đây.


Nguồn: Đẹp Magazine

Cùng tác giả

#Tag

cộng đồng nhóm tôi xê dịch truyền thông tuồng văn hóa việt nam

iDesign Must-try

Làng lụa Mã Châu
Làng lụa Mã Châu
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
Làng thêu Văn Lâm
Làng thêu Văn Lâm
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông
/Làng Thêu Làng Lụa/ là series giới thiệu các làng nghề thêu và lụa truyền thống của Việt Nam, qua đó truy tìm những đặc trưng trong từng sản phẩm,…
‘Dyal Thak’ - cuộc sống trên cao nguyên Tây Tạng
‘Dyal Thak’ - cuộc sống trên cao nguyên Tây Tạng
Tây Tạng là một nơi xa xăm, rất xa sự hiểu biết của hầu hết mọi người. Truyền thông phương Tây chỉ nói về khu vực này khi nó dính…
Những bức ảnh chụp từ trên cao của Phạm Huy Trung tôn vinh vẻ đẹp của vùng nông thôn Việt Nam
Những bức ảnh chụp từ trên cao của Phạm Huy Trung tôn vinh vẻ đẹp của vùng nông thôn Việt Nam
Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung đã sử dụng kỹ thuật của mình để làm nổi bật lịch sử văn hóa phong phú của Việt Nam. Thông qua việc chụp…
Xem Trung Võ làm mới các tác phẩm văn học trong Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân
Xem Trung Võ làm mới các tác phẩm văn học trong Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân
Yêu thích những tác phẩm đến từ tập truyện Vang bóng một thời, Trung Võ đã quyết định vẽ một bộ tranh minh hoạ cho 12 chương của sách với…