Chuyện kể về 8 khu vườn đầy mê hoặc của các nghệ sĩ (Phần 1)

Vào những năm 1800, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của nghệ thuật làm vườn, các nghệ sĩ bắt đầu chuyển hướng và sáng tạo nên những khu vườn của riêng mình.

Cũng giống như Claude Monet vùng Giverny, nhiều họa sĩ đương thời đã lấy cảm hứng trong công việc từ chính những xúc cảm thăng hoa nơi bản thân họ. Nhưng thực tế lại vượt xa khỏi suy nghĩ của những dự đoán của mọi người vào thế kỷ XIX. Từ những cụm hoa đậm chất hình học của Sol LeWitt tại Philadelphia cho đến khu vườn chàm dựng thành tường của Frida Kahlo tại Mexico, hãy cùng điểm qua 8 khu vườn đã gây tiếng vang mạnh mẽ trong thế giới của những nghệ sĩ thiết kế cảnh quan lừng lẫy.

Marrakech của Jardin Majorelle  

Căn bệnh tim đã khiến họa sĩ người Pháp Majorelle phải chuyển đến sinh sống tại một vùng ấm áp hơn ở Morocco, nơi ông an dưỡng đến cuối cuộc đời mình ở ngoại ô Marrakech năm 1923. Người nghệ sĩ đã mở ra một xưởng thiết kế Art Deco tại chính tư gia của mình, nhưng chính những khu vườn bao quanh nơi ấy mới trở thành lẽ sống trong cuộc đời ông sau này. Majorelle đã dành ra 40 năm cuộc đời mình để chăm sóc những mảnh đất, tìm kiếm các loài cây cỏ lạ kỳ trên khắp thế giới với con số lên khoảng 300 loài, từ những cây xương rồng ở Texas cho đến những hàng tre đen tại Trung Hoa. Bên cạnh đó, ông còn sơn lại toàn bộ những bức tường tại nơi làm việc của mình bằng “màu xanh Majorelle” – sắc màu đã làm nên thương hiệu của ông trong những năm 1930 với cảm hứng từ những viên gạch Moroccan.

Sau một tai nạn xe hơi, Majorelle đã phải quay trở lại Pháp và qua đời sau đó ít lâu.  Khu vườn của ông không được chăm sóc và trở nên úa tàn, mãi cho đến năm 1980, khi Yves Saint và Pierre Bergé đặt chân đến nơi đây, một kế hoạch tái thiết mới được thảo lên những nét đầu tiên.

idesign 8khuvuon 01
Ảnh: Artsy.

Central Garden của Robert Irwin – the Getty Center, Los Angeles

Mặc dù Irwin bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình với tư cách là một họa sĩ vẽ tranh trừu tượng, ông nhanh chóng trở thành một thành viên của phong trào “Ánh sáng và Không gian” tại California. Sau đó, ông giã từ công việc sáng tác các tác phẩm, thay vào đó là những dự án kiến trúc như trùng tu lại sân bay Miami và thiết kế trung tâm Central Garden cho Getty. Đó là dự án cảnh quan sân vườn đầu tiên của Irwin, và để chuẩn bị cho dự án này, ông đã mua lại cuốn sách làm vườn trị giá hàng ngàn đô la rồi nghiền ngẫm chúng trước khi bắt tay vào công việc.

Trong dự án thiết kế cảnh quan cuối cùng (cùng hợp tác phát triển dự án là kiến trúc sư Richard Meier) ông đã tạo nên một công trình với điểm nhấn là một dòng suối uốn quanh sườn đồi đổ vào quảng trường và kết thúc tại một hồ nước giữa vườn đỗ quyên. Mặc cho thời tiết ôn đới quanh năm tại Los Angeles, Irwin vẫn tạo nên các tác phẩm được định hướng theo mùa với các loại cây thay lá và hơn 500 giống cây khác. Và trong ngày kỷ niệm 10 năm sáng tác của mình, Irwin đã nói rằng “Không có một vòng tuần sắc nào phong phú hơn một khu vườn”.

idesign 8khuvuon 02
Ảnh: Artsy.

Casa Azul của Frida Kahlo – thành phố Mexico

Trong nhữnng bức ảnh chân dung, phần bên phải mái tóc của Kahlo luôn trông như một bụi hoa nhỏ. Sự bừng nở trên diện mạo của cô cũng tựa hồ như chính những khu vườn tại Casa Azul, nơi mà cô đã sinh ra và sống đến những năm cuối đời. Bên cạnh các loài hoa, người nghệ sĩ còn trồng cả những cây ăn trái như cam, mơ và lựu cùng các loại cây đến từ Mexico yêu quý của cô, trong đó bao gồm cả giống lê gai và cây thùa. Ngoài ra, để nhấn mạnh hơn về chủ nghĩa dân tọc, cô đã tạo nên một Aztec thu nhỏ giữa vườn cây lấy cảm hứng từ kim tự tháp, công trình mà cô cùng chồng mình Diego Rivera đã cùng nhau sáng tạo nên. Họ thậm chí còn sử dụng những sắc màu truyền thống Mexico để tạo nên bức tranh màu chàm sống động trên những bức tường.

idesign 8khuvuon 03
Ảnh: Artsy.

Lines của Sol Lewitt – Four Directions in Flowers, Philadelphia

Dù phải mất đến gần 3 thập kỷ, nhưng khu vườn Fairmount Park do LeWitt thiết kế tại Philadelphia cuối cùng cũng đã được công nhận vào năm 2012 sau ngày ông mất 5 năm trước đó.

Ông đã tạo nên một nét đặc trưng riêng với những khối hình học được làm từ hoa trông như các bức họa trên tường. Với hầu hết các tác phẩm của mình, LeWitt luôn là người lên những ý tưởng thiết kế và để những phần hoàn thiện còn lại cho những người khác. Trong trường hợp này, ông đã chỉ định đặc biệt một nhà thực vật học đích thân chọn ra những loại cây cũng như chăm sóc cho khu vườn. Mỗi một khu vực nhất định trong khu vườn của ông đều có những loại cây khác nhau với màu sắc đa dạng, trong đó gồm có hoa chuông cho màu trắng, yarrow cho màu vàng, hoa hồng lại thắm đỏ và ngải đắng đến từ nước Nga xa xôi với màu xanh lam.

idesign 8khuvuon 04
Ảnh: Artsy.

Nguồn: elledecoration

Cùng tác giả

#Tag

frida kahlo hoa si Jardin Majorelle nghệ thuật Robert Irwin Sol Lewitt vườn cây

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Frida Kahlo
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Frida Kahlo
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.