Bộ phim Perfect Blue - kiệt tác để đời của Satoshi Kon

Satoshi Kon, một cái tên được nhiều người biết đến và nhận được sự kính trọng trong ngành sản xuất phim anime. Vốn nổi tiếng với những cá tính riêng biệt và phương pháp làm hoạt họa không lẫn vào đâu được với những bộ phim kinh điển như Tokyo Godfather, Paprika, Millennium Actress,Paranoia Agent.

Đáng buồn thay ông đã qua đời vào năm 2010 sau cơn chiến đấu khốc liệt với căn bệnh ung thư quái ác. Vào thời gian đó, ông đang chìm ngập trong dự án phim phiêu lưu mạo hiểm tiếp theo của mình, Dreaming Machine. Dự án phim này đã bị hoãn lại cho đến khi Madhouse có thể tìm ra một giám đốc cùng hướng nhìn và năng lực để cộng tác với Kon.

Perfect Blue – Màu của ảo giác được trình làng vào năm 1997 và cũng là sản phẩm đầu tay của Kon với tư cách đạo diễn.

Satoshi Kon cùng tác phẩm nghệ thuật từ bộ phim Perfect Blue – Màu của ảo giác.

Cuộc đời của một thần tượng

Mima là một thành viên của nhóm nhạc thần tượng 3 người SHAM. Thường thì thần tượng là người trẻ, nhận được sự ngưỡng mộ từ tất cả mọi người (đa số là từ các bạn trẻ) vì nét dễ thương, ngây thơ và ngoại hình thu hút trên sân khấu. Tất cả được thể hiện trong phong cách âm nhạc, hay nói chính xác hơn là trong những gì mà họ thể hiện trên sân khấu. Bạn thể nói rằng SHAM là đại diện tiêu biểu cho một nhóm nhạc thần tượng vào những năm 90.

Mima và những thành viên khác của nhóm nhạc thần tượng SHAM.

Đa phần thì văn hóa thần tượng sẽ nhắm vào giới trẻ và fan hâm mộ cuồng nhiệt, thế hệ của những cá nhân đa cảm. Họ được gọi là thần tượng bởi những tài năng vốn có và cũng là sản phẩm của quá trình thần tượng hóa. Sản phẩm sẽ vẫn giữ nguyên giá trị của mình. Hình ảnh của họ được thiết kế kĩ lưỡng và rèn giũa sau cánh gà sao cho hoàn hảo nhất.

Chúng ta có thể nhận thấy điều này rõ ràng qua âm nhạc K-Pop hoặc Nhật Bản trong 20 năm trở lại đây. Đây là một nét văn hóa phát triển cùng với sự nở rộ của internet và sự bùng nổ trong vấn đề trao đổi thông tin. Ngày nay, văn hóa này không chỉ phát triển ở những nước tiên tiến – nó đã trở thành một hiện tượng lan rộng khắp thế giới. Dần dần nó sẽ tạo ra nhu cầu cũng như áp lực, một thứ khiến con người ta thích thú đắm đuối.

Mima đã quá quen thuộc với căng thẳng và áp lực

Trong nhóm nhạc SHAM, Mima được mọi người yêu thích rất nhiều, và đó cũng là việc mà cô ấy cần làm. Mọi người đều yêu mến SHAM. Để có được doanh thu thì điều này là tất yếu. Trước lúc Mima rời khỏi nhóm, nguồn thu nhập của nhóm khá hạn chế. Nhưng tất cả đều thay đổi khi Mima ra đi, và điều này khiến cho cô tự hỏi rằng đó có phải là do mình rời bỏ đồng đội hay không. Và khoảng cách giữa Mima và 2 đồng đội cũng như với thế giới thần tượng ngày càng lớn. Từ đây, cô đã thoát ly khỏi thế giới thần tượng, và ít nhất là trong thâm tâm cô đã nghĩ như thế.

Nguồn gốc của cái tên Perfect Blue

Nội dung của Sắc màu ảo ảnh tựa như một điểm sáng trong bóng tối, nhưng tựa đề phim lại rất huyền bí.

Tựa đề bộ phim trong tiếng Nhật là Pāfekuto Burū.

Màu sắc được vận dụng rất nhiều trong phim, chủ yếu là sắc đỏ. Nhưng tại sao tựa đề lại là Perfect Blue? Có thể giải thích rằng màu xanh là màu của sự u sầu, buồn bã và thất vọng. Tôi nghĩ rằng điều này thể hiện trong tựa đề. Nói chung thì đa số phân cảnh trong phim đều chất chứa sự u sầu…thậm chí điên cuồng. Chúng đều là sự thăng hoa của các cảm xúc lẫn lộn.

Màu xanh cũng là màu của biển cả hoặc bầu trời. Màu xanh của bầu trời được thể hiện rất rõ trong cảnh cuối bộ phim; bầu trời vô cùng trong lành. Sau tất cả những đau khổ mà Mima trải qua, bầu trời lại vô cùng trong xanh. Từ vô cùng có thể hiểu theo nghĩa thoáng hơn. Sau mọi chuyện thì không có gì là hoàn hảo cả. Những thứ đã quá hoàn hảo sẽ không thể hoàn hảo hơn được nữa. Mima đã quen với những ảo ảnh xung quanh.

Sắc ‘xanh’ cũng mang ý nghĩa riêng trong bộ phim. Đôi khi nó là một cụm từ được sử dụng để diễn tả một chi tiết trong nội dung khiêu dâm hoặc gợi tình. Bộ phim Perfect Blue không phải là phim khiêu dâm, nhưng nó cũng dành cho những người xem trưởng thành, thể hiện trong cốt phim và nhiều phân cảnh. Cụm từ này dần trở nên nổi tiếng thông qua bộ phim của Andy Warhol, Blue Movie năm 1969.

Khởi đầu kỉ nguyên Internet

Năm 1997, công chúng biết đến sự hiện diện của internet. Với một người sinh vào năm 1996 thì tôi không thể nói rằng mình lại nhớ về thời điểm đó được. Dù vậy, tôi vẫn nhớ về thời điểm đăng nhập vào AOL thông qua bộ modem DSL, và đó quả thật là một khoảng thời gian kinh khủng… Internet từng và vẫn là một thứ gì đó kinh khủng. Mặc dù vậy thì nó cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng với sự ra đời của bộ phim Perfect Blue.

Mima được quản lý giao cho một cái máy tính, một món đồ không hề rẻ chút nào vào năm 1997. Tất nhiên điều này là có lý do, người quản lý muốn tìm hiểu con người của Mima.

Hình ảnh của Mima được phản chiếu trên màn hình,
hay màn hình phản chiếu hình ảnh của chính cô?

Internet là phương tiện để Mima phát hiện ra ‘fan page’ của cô, một thứ khá nguy hiểm. Đó là một quyển nhật kí chi tiết về cuộc đời của cô. Bất kể nó là tài sản của Me-Mia hay chính cô đã hợp tác với Rumi để viết, nó là hiện thân cho mức độ nguy hiểm tàn phá mà internet mang lại. Mặc dù không phải là chủ đề chính của bộ phim nhưng nó lại là động cơ của Mima, một chủ đề gắn liền với sự ra đời của internet.

Cũng cực kì phù hợp với những gì trong xã hội ngày nay. Đó là cách mà internet đại diện cho chúng ta và cách mà chúng ta thể hiện trên mạng. Sự thật là cuộc sống trên mạng là ảo. Điều này cũng tương tự như hình ảnh thần tượng của Mima trong SHAM. Đây cũng chính là yếu tố khiến bộ phim Perfect Blue vẫn có thể gây ám ảnh vào năm 2017, như những gì mà nó đã thể hiện vào năm 1997.

Từ nhóm SHAM thành SHAMBLES

Mima quyết định rằng đã đến lúc thay đổi con đường sự nghiệp. Từ hình ảnh một idol nhạc pop, cô quyết tâm thay đổi để trở thành một diễn viên xuất chúng. Đây là một quyết định mà các fan của cô không hề ủng hộ chút nào; Rumi thấy nó đúng là một thảm họa khi bản thân cô cũng đã như vậy trong quá khứ.

Phân cảnh bạo hành

Sau một vài phân cảnh màu mè với vài đường nét, Mima bắt đầu sa lầy, điển hình là phân cảnh cưỡng bức. Kể cả khi không phải là một diễn viên thì cũng biết rằng phân cảnh thân mật này rất khó để ghi hình hoàn hảo. Việc thể hiện cảm xúc không phải là quá khó với Mima, mà vấn đề chính là tàn dư của nó. Phân cảnh này quá đỗi thật với cô và khiến cho tâm hồn cô trở nên càng mong manh hơn nữa.

Tâm trí Mima trở nên căng thẳng tột độ, cô luôn quay cuồng khi đột ngột rời khỏi nhóm SHAM dù đó là cố ý. Phân cảnh này là đỉnh điểm đẩy cô vào góc tối quá sức chịu đựng. (Rumi cũng chịu tình cảnh tương tự như ở những phút sau này). Nó khắc họa cách đầu óc quay cuồng và chìm trong sân khấu. Người ta đau nhói với phần nhạc nền lồng ghép thông minh. Nó cho phép khán giả có được cảm giác mà Mima phải trải qua lúc đó; gián tiếp cảm nhận được nỗi sợ hãi và lo lắng tột cùng về sau.

Những kĩ thuật đạo diễn đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trên đã khiến cho tác phẩm của Satoshi Kon trở nên hoàn hảo. Phân cảnh này gần như được lặp lại một lần nữa lúc Mima bị cưỡng hiếp. Lần này, tất cả được đẩy xa hơn, vượt ra ngoài giới hạn an toàn của bộ phim. Mặc dù lần này mức độ thực tế của phân cảnh có phần cao hơn, chúng ta sẽ không thấy được sự toàn vẹn như cảnh ban đầu. Sau tất cả, Mima trở thành một con người khác. Điều này cũng cho thấy được phần nào cách mà khán giả nhìn nhận cô, chúng ta dần quen thuộc với những điều ghê rợn cùng sự điên rồ của nó.

Sắc đỏ trong từng chuyển động

Thoạt đầu, màu xanh lam có thể là màu sắc chủ đạo của bộ phim. Dần dần chúng ta biết được điều này là không đúng. Màu đỏ chính là màu sắc chính trong bộ phim này. Tự thân sắc đỏ đã toát lên sự nổi bật riêng của mình qua những cảnh tối tăm, câm lặng và mãnh liệt.

Màu đỏ tạo dựng nên xúc cảm chất chứa trong Perfect Blue. Quan trọng hơn nữa, giữa những ảo mộng của Mima và sự sụp đổ của những gì mà cô từng tin là đúng đắn – sắc màu đỏ luôn ở đó cho dù cảm giác của cô thế nào. Đó là điều mà chúng ta cần chú ý, điều này khiến cho cục diện thay đổi nhanh chóng.

Màu đỏ luôn được cho là biểu tượng của máu, tình yêu, đam mê, lửa, bạo lực và tình dục.

Xuyên suốt mạch phim, màu đỏ đã thể hiện được những giá trị như trên, từ mờ ảo đến u mê. Hãy nhìn vào những bộ phim như  American Beauty, Schindler’s List, Crimson Peak, The Shining… và vô số những bộ phim khác. Màu đỏ luôn là nhân tố quan trọng đối với cốt truyện và tạo dựng ý nghĩa. Điều tương tự cũng diễn ra đối với Perfect Blue.

Sắc đỏ trong bộ phim Perfect Blue là biểu tượng của nhiều thứ. Một điều chắc chắn là sắc đỏ tượng trưng cho dòng máu xung quanh Mima. Đồng thời nó cũng thể hiện sự thăng trầm trong cuộc đời của cô: Một vòng quay cuồng đầy áp lực của một thần tượng. Việc diễn phân cảnh bị cưỡng hiếp khi tuổi nghề còn quá non trẻ và nỗi ám ảnh về Me-Mania cũng như sự ảo mộng của quản lý Rumi.

Sắc đỏ cho chúng ta biết tình hình bất ổn của mọi thứ xung quanh xuyên suốt bộ phim. Nó không phải là một hiệu ứng mờ nhạt. Satoshi Kon biết rằng chúng ta sẽ xem qua những phân cảnh ấy bất kể phản ứng có tiêu cực thế nào. Sau tất cả, thậm chí khi đặt tâm thế rằng chúng ta sẽ không quá khắt khe với bộ phim thì mắt người vẫn bị lôi cuốn vào những thứ đó. Chúng ta tự suy diễn những ý nghĩa tiềm ẩn từ chúng mà không hề hay biết. Đó cũng là lý do mà bố cục và việc thực hiện quay phim luôn có tầm quan trọng. Satoshi Kon và mọi người đều biết rằng hình ảnh thể hiện xúc cảm. Nó cũng là mạch dẫn của bộ phim.

Đuổi theo những phản chiếu ảo ảnh

Rõ ràng con đường làm thần tượng đã ảnh hưởng rất nhiều đến Mima. Sau tất cả, việc thay đổi giữa bản ngã thật sự và phiên bản trên sân khấu của cô ấy là điều ít gây mệt mỏi nhất. Không khó để tưởng tượng ra rằng một người sẽ có thể sống sai với bản ngã của riêng mình, dần dần trở thành một thói quen mà mình không hề nhận ra. Cô dần mất đi chính mình sau tất cả những hỗn loạn trong giới showbiz.

Ở những phân cảnh đầu tiên của bộ phim, chúng ta thấy một sự phân chia rõ ràng giữa 2 bản ngã của Mima. Camera nhanh chóng chuyển từ cảnh biểu diễn của nhóm SHAM và sinh hoạt hàng ngày phía sau cánh gà của Mima. Đây là điều làm nên tính cách của cô, cũng là lý do mà chúng ta có thể cảm thông cho cô thật nhiều. Sau tất cả, nếu chúng ta coi cô là một con người thật thì làm sao mà ta có thể thấy cảm thông cho cuộc đời đổi thay của chính cô? Càng đi vào sâu thì sự tách biệt giữa hai cá tính này càng mờ nhạt; sống đúng bản ngã hay trở thành cả hai.

Mima không còn nhận thức được bản thân là ai.

Có thể bạn sẽ thấy phân cảnh này quen thuộc… trong bộ phim A Requiem For A Dream (Darren Aronofsky).
Ông đã mua bản quyền cho Perfect Blue nên có thể thực hiện lại phân cảnh này.

Vấn đề về thần kinh cũng đóng vai trò quan trọng trong bộ phim. Nó được khai thác không chỉ ở nhân vật Mima mà còn ở Rumi và Me-Mania.

Chúng ta thấy được điều này thông qua cách mà Mima nhìn nhận chính mình: trong gương, qua cửa sổ và qua cửa kính tàu hỏa. Chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời mới của Mima trở nên vô vọng bởi sự trở lại của quá khứ tăm tối. Một phần trong cô muốn trở lại với với cuộc sống lúc trước. Đây là kết quả từ việc Rumi tác động đến chính mình, cách mà Rumi tin rằng mình đã chết rồi và hóa điên dại. Thực tế thì Perfect Blue là sự khắc họa sự điên dại khi phải sống với quá nhiều tính cách và những ảnh hưởng mà mỗi thứ tác động qua lại với nhau.

Perfect Blue khai thác sâu sắc bản ngã nhân vật. Mima là ai? Mima là ai khi không còn ở nhóm SHAM hoặc cuộc sống idol nữa? Đây là câu hỏi của cả Rumi và Me-Mania. Có một thứ gì đó thôi thúc cả hai cảm thấy rằng mình phải bảo vệ Mima và kéo cô trở lại con người mà họ cho là hợp lý.

Me-Mania thật là kinh khủng. Anh chắc hẳn là nhân vật có sức ảnh hưởng nhất trong Perfect Blue. Không chỉ thể hiện qua vẻ ngoài mà còn trong suy nghĩ và động lực – anh sẽ giữ vững cái nhìn ‘đúng đắn’ về Mima. Anh bị mê hoặc bởi cô. Anh mua tất cả những quyển tạp chí có hình ảnh khiêu gợi của cô, và tôi tin rằng anh cũng là người giết nhà nhiếp ảnh. Dù vậy, tính không rõ ràng cũng là một phần trong cốt truyện Perfect Blue. Trong phân cảnh bị cưỡng hiếp được lặp lại nhiều lần, Me-Mania cũng muốn cưỡng hiếp Mima,  cả vì muốn sỉ nhục lẫn yêu mến cô – đây là động cơ mà một con người bình thường không thể nào nghĩ đến. Mima đấu tranh trước khi anh ta bị giết chết. Không rõ là Mima đã làm điều này hay chính là Rumi trong bản ngã ‘Mima’. Dù vậy, nó cũng không còn quan trọng nữa. Ranh giới giữa nhiều nhân vật từ lâu đã không còn nữa.

Chỉ có thể là Satoshi mới có khả năng tạo ra sự huyền ảo này. Tôi ước rằng ông vẫn còn quanh đây để phù phép lĩnh vực phim anime với ngòi bút và tài năng đạo diễn của mình.

Trở thành người khác hay chính mình

Quản lý Rumi của Mima là một nhân vật mang yếu tố bất ngờ. Cô ấy chỉ ở đấy để hướng dẫn Mima – công việc của một quản lý… hoặc đó là do chúng ta nghĩ như vậy.

Chúng ta bắt đầu chú ý rằng Rumi không phải là tuýp người mà ta thường nghĩ. Điều này thể hiện qua cảnh cô xuất hiện trong cảnh Mima bị cưỡng hiếp, mắt cô luôn ngấn lệ. Lúc đó, chúng ta phớt lờ điều này và quan tâm chú ý đến Mima và lo lắng đến sự nghiệp của cô. Thực tế thì mọi thứ lại càng tăm tối hơn.

Càng về sau thì động cơ của Rumi càng đen tối hơn. Cô giết hết những người mà cô tin họ đã bôi nhọ danh dự của Mima. Cô làm điều này thay cho Mima với mong muốn bảo vệ cho một ước mơ thần tượng mà cô chưa hề đạt đến được. Giờ đây, đó có lẽ không phải là quyết định thay mặt Rumi nữa mà bởi vì cô bị chứng rối loạn nhân dạng. Cô sống một cuộc đời chuyển đổi giữa hai bản ngã, một là bản thân cô hai là hình ảnh Mima. Đỉnh điểm là khi Rumi đã hoàn toàn mất đi chính mình. Đây là điều khiến cho phần sau của bộ phim trở nên khó hiểu, và nó cũng có lý do đằng sau. Chúng ta không cần phải tường tận tất cả – làm thế nào hoặc khi nào sự việc xảy ra. Chúng ta chỉ thấy được khung cảnh bộ phim Perfect Blue thông qua đôi mắt của Mima.

Mima và ‘hình ảnh phản chiếu’ của cô – đây là điều mà chúng ta thấy.

Vào cuối phim, Mima đến thăm Rumi, người đã vào bệnh viện tâm thần. Rõ ràng cô vẫn còn mắc chứng rối loạn ảo giác khi cho rằng mình vẫn là Mima.

Điều thú vị ở đây chính là sự phản ứng của Mima. Ngoài mặt thì cô tỏ vẻ vô cùng yên bình. Bầu trời xanh thẳm cũng là chi tiết cho thấy điều đó, thể hiện ý nghĩa của tựa phim. Mima thấy hình ảnh của chính mình trong kiếng xe hơi, bất chợt cô thốt lên rằng: “Không, mình mới là thật”. Vậy thì cô đã hoàn toàn bình phục chưa? Có lẽ là vậy…Màu sắc lúc này thật rực rỡ và tươi đẹp hơn những gì diễn ra trong bệnh viện, nơi mà chỉ có màu sắc của những bông hoa từ Rumi và cũng là màu trang phục của nhóm SHAM. Chúng ta tin rằng Mima đã trải qua những điều tồi tệ trong cuộc đời cô. Phân cảnh những cô y tá vẫn nhận ra cô báo hiệu rằng Mima vẫn còn hiện diện trong ngành diễn xuất.

Tuy nhiên…Cô đã thật sự sẵn sàng để bước ra đi? Tất cả những gì chúng ta biết là cô có thể vẫn còn chìm trong ảo mộng. Đây là điều khiến cho bộ phim Perfect Blue trở thành kiệt tác với đầy sự băn khoăn chất chứa…Bởi vì khán giả sẽ không bao giờ nhận thức được điều gì quá rõ ràng. Satoshi Kon đã kết hợp thuần thục sự giao thoa giữa thực tế, diễn xuất và ảo mộng.

Perfect Blue – Màu của ảo giác quả thật là một kiệt tác trong lĩnh vực phim ảnh.

Tác giả: Chris
Người dịch: Đáo
Nguồn: Peachsalmanac

Đọc toàn bộ series “Tua Phim” tại đây.

Cùng tác giả

#Tag

film perfect blue phim nhật review phim satoshi kon tua phim

iDesign Must-try

Những đặc sắc nghệ thuật trong ‘Tro Tàn Rực Rỡ’ - phim Việt tranh giải Liên Hoan Phim Quốc Tế Tokyo
Những đặc sắc nghệ thuật trong ‘Tro Tàn Rực Rỡ’ - phim Việt tranh giải Liên Hoan Phim Quốc Tế Tokyo
Vừa qua, tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Tokyo (TIFF) lần thứ 35, lần đầu tiên, “Tro Tàn Rực Rỡ” – một bộ phim điện ảnh của Việt Nam được…
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Sau khi liên hoan phim năm 2020 bị huỷ bỏ vì đại dịch, ngày hội điện ảnh sẽ trở lại vào tháng 7 này tại Cannes. Hãy cùng tìm hiểu…
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
Tàn Thể: Tiền truyện là phim hoạt hình ngắn được DeeDee Annimation Studio phát hành vào đầu năm 2019. Tàn thể được giới thiệu với tham vọng thiết lập một…
The Devil Wears Prada tròn 15 tuổi: Khám phá 15 bộ phim tiêu biểu về giới thời trang
The Devil Wears Prada tròn 15 tuổi: Khám phá 15 bộ phim tiêu biểu về giới thời trang
Thấm thoắt đã 15 năm trôi qua từ ngày The Devil Wears Prada ra mắt và trở thành tượng đài của những bộ phim mang đề tài thời trang. Hãy…