Thiết kế trải nghiệm có cần đến đạo đức?

Chúng ta đang ở trong một thời đại khó nói trước được điều gì khi các dữ liệu ngày càng trở nên quyền năng hơn cả.

Chúng ta lên kế hoạch thiết kế cho công nghệ ấy nhằm hướng đến sự thành công trong tương lai, nhưng, phải chăng ta cũng nên dành chút thời gian để đặt câu hỏi cho chính mình, rằng:

Điều đó có ý nghĩa đạo đức không?

Không thể chối bỏ rằng ta vẫn đang vướng mắc trong vòng tròn lẩn quẩn của sức mạnh công nghệ, nhưng may mắn thay, có một số nghi ngờ về cái giá của sự mắc kẹt đó. Các nhà thiết kế dần nhận ra quyền năng của mình qua việc ra quyết định trong các tổ chức và họ bắt đầu cân nhắc xem điều đó có ảnh hưởng đến các sự kiện tiêu cực đã xảy ra thông qua công nghệ này hay không.

Bằng chứng về quyền hạn của chúng ta có ở khắp mọi nơi:
Chúng ta không chỉ đơn thuần
muốn chinh phục thiên nhiên mà hơn hết là
bắt đầu chống lại các kẻ thù tồi tệ của nhân loại.
Chiến tranh đã là một điều rất lỗi thời;
nạn đói cũng rất hiếm; các chứng bệnh thì
đang tháo chạy trên khắp thế giới. 

Yuval Noah Harari

Với tất cả công nghệ kỹ thuật, những phát minh và sáng kiến hiện có, một sự thật rõ ràng là ngày càng có nhiều cá thể trở nên dễ tổn thương hơn bởi các tương tác dường như đơn giản mà các nhà thiết kế đưa ra để họ sử dụng thông qua các nền tảng kỹ thuật số.

Thế hệ chúng ta cần cảm thấy có ý nghĩa, và muốn trải nghiệm những sản phẩm hay dịch vụ giúp đỡ. Làm thế nào để kiểm soát sự phán xét của con người về những thiết kế trải nghiệm này ?

Làm thế nào để chúng ta kiểm soát các hệ lụy nếu thiết kế của chúng ta sai?

Làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn diều đó ngay từ bước đầu tiên?

Theo báo cáo xu hướng Fjord cho năm 2018 “Các tổ chức đã bắt đầu có quan điểm chính trị về các vấn đề chung” – Đây là phản ứng đối với các tổ chức không đủ khả năng trở thành một doanh nghiệp nhưng tập hợp những người có giá trị để chuyển tải những gì là tốt nhất cho khách hàng của mình, đặc biệt là các tổ chức đã có cổ phần lớn trong phần lớn cuộc sống của chúng ta.

“Các công ty chẳng là gì ngoài một bộ sưu tập con người.
Vì vậy, để mở rộng, tất cả các công ty nên có giá trị của riêng mình. ”

– Tim Cook

Như chúng ta đã thấy, các tổ chức lâu đời có thể chờ đến khi điều sai trái thật sự xảy ra, nhưng thế hệ chúng ta thì đòi hỏi nhiều hơn thế. Các nhà thiết kế cần chủ động hơn – một thách thức dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ.

“Chúng tôi biết rằng thiết kế rất mạnh mẽ và có thể giúp mọi người hướng tới những hành động nhất định.
Vậy làm cách nào để chúng tôi khuyến khích các nhà thiết kế đảm bảo rằng họ đang nắm giữ sức mạnh đó
một cách có đạo đức và có trách nhiệm? ”

– Mike Monteiro

Các giải pháp hầu như không đơn giản, nhưng tôi có thể xác định được ta nên bắt đầu từ giáo dục. Bạn có thể trải qua bốn năm học thiết kế và tham gia nhiều khóa học trong thiết kế UX nhưng chưa bao giờ học lớp đạo đức vì không có yêu cầu nào cho việc này. Trong suốt quá trình giảng dạy thiết kế của tôi, đạo đức chỉ được đề cập một cách mơ hồ nhưng không bao giờ liên quan đến kết quả của các quyết định thiết kế. Có lẽ điều này cần phải thay đổi?

Hoặc có thể một cái gì đó kịch tính hơn như Mike Monteiro gợi ý: “Tôi nghĩ lĩnh vực này cần phải được cấp phép và cần được đối xử với cùng một mức độ nghiêm trọng, như cách chúng ta đối xử với nghề pháp lý và nghề y – nghề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.”

Dù là giải pháp nào đi nữa, điều quan trọng là chúng ta bắt đầu nắm lấy đạo đức như một phần của phương pháp thiết kế UX. Hãy chịu trách nhiệm về tác động gây ra bởi từng quyết định thiết kế của chúng ta.

Tác giả: Jack Strachan
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: UXplanet

Cùng tác giả

#Tag

thiết kế trải nghiệm người dùng ux design ux/ui

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.” (Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.) Trong lần gần đây…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…