Trước khi làm chủ thiết kế, bạn phải biết những điều cơ bản này

Một thiết kế tốt không phải là một thiết kế sẵn có, chúng được tạo ra từ bàn tay và khối óc con người.

Những điều cơ bản nhất thường bị “ăn bơ” trong quá trình tập tành thiết kế, bài viết của tác giả Jonathan Z. White dưới đây sẽ giúp bạn thực hành những điều cơ bản và nâng cao khả năng thiết kế hình ảnh đấy.

Tuần vừa rồi, một trong những độc giả hỏi tôi rằng: Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế hình ảnh chuyên nghiệp hơn?

Trong khi suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi này, tôi nhớ đến lúc học tiếng Quan Thoại. Nhắc tới việc học ngôn ngữ, điều đầu tiên, bạn cần phải học những thứ cơ bản nhất. Danh từ, đại từ và động từ là yếu tố cơ bản cấu thành nên những thông điệp phức tạp.

Ngôn ngữ là cách con người truyền tải nội dung cho nhau và thiết kế hình ảnh cũng như một loại ngôn ngữ. Việc học cách thiết kế hình ảnh không khác gì mấy so với học một ngôn ngữ mới.

Một thiết kế tốt không phải là một thiết kế sẵn có, chúng được tạo ra từ bàn tay và khối óc con người. Nhân tố quyết định để trở thành nhà thiết kế hình ảnh chuyên nghiệp chính là sự nghiêm túc. Bạn sẽ thăng tiến trong lĩnh vực thiết kế khi và chỉ khi bản thân bạn luôn cố gắng và nỗ lực.

Dưới đây là một số điều cơ bản bạn nên biết để có thể cải thiện kĩ năng thiết kế của mình.

Điều #1: Sự đơn giản với con chữ

Bạn có thể tìm thấy nhiều điều hay ho chỉ bằng cách nhìn vào một tác phẩm typography, vì con chữ là yếu tố cơ bản để thiết kế.

Con chữ tạo nên hình ảnh.

Một thiết kế hoàn chỉnh có thể được tạo ra chỉ với những con chữ. Đồng thời, chữ còn là nền tảng cho thiết kế thông qua cách chọn font sao cho đẹp mắt và tinh tế.

Hãy nâng cao vốn từ vựng chuyên ngành liên quan đến chữ. Hiểu những thuật ngữ như tracking, kerning và leading có nghĩa là gì. Bài viết A Beautifully Illustrated Glossary Of Typographic Terms You Should Know – Thuật ngữ typography mà bạn nên biết, là một nguồn thông tin tuyệt vời giúp bạn làm quen với những thuật ngữ đa dạng để làm việc với chữ đấy.

Sau đó, nếu bạn muốn có cái nhìn thấu đáo về cách ứng dụng typography vào thiết kế web, hãy đọc bài Web Typography: The Elements of Typographic Style Applied to the Web.

Việc kết hợp font chữ có thể giúp: hoặc nâng tầm hoặc phá hoại thiết kế của bạn.

Cuối cùng, bạn nên học cách kết hợp font chữ. Nguồn tham khảo tiêu biểu cho kĩ năng này là FontWolf và FontPair. Sự kết hợp font chữ hợp lý sẽ giúp thiết kế của bạn khác đi rất nhiều đấy!

Để tìm hiểu sâu hơn về typography, bạn có thể tham khảo bài: Typography can make your design… Or break it.

Điều #2: Tận dụng khoảng trống để tạo ra sự cân bằng

Khoảng cách giúp ta tạo ra chuyển động dọc và ngang trong thiết kế. Nó là điểm then chốt để có được hệ thống phân cấp thị giác và liên kết giữa các yếu tố.

Tạo ra sự cân bằng và sự hài hòa về hình ảnh.

Bạn có thể tham khảo những trang như Behance và Dribbble để tìm kiếm cảm hứng về cách sắp xếp các yếu tố. Nhưng việc rèn luyện trực giác của chính mình để tận dụng khoảng cách nhằm tạo ra sự cân bằng và hài hòa hình ảnh là điều quan trọng.

Khi học vẽ typography, bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của khoảng cách giữa con chữ. Điều chỉnh kerning và leading là bài tập tuyệt vời để luyện mắt. Vì vậy, tôi đề nghị bạn nên xem qua KernType, một trò chơi mà bạn có thể so sánh kĩ thuật kerning của mình với những chuyên gia khác.

Sự đơn giản đến từ poster giành giải thưởng của Craig Welsh.

Một bài tập nữa giúp bạn rèn luyện đôi mắt đó là: lấy một mẫu thiết kế có sẵn, vẽ trục tọa độ x và y, đơn giản hóa thiết kế thành một hình dạng cơ bản, cố gắng phân tích sự cân bằng của thiết kế và sau đó sắp xếp lại các yếu tố. Hãy chú ý thật kĩ cách mà khoảng không gian âm tác động đến sự cân bằng của các yếu tố.

Điều #3: Sử dụng kích thước để tạo ra hệ thống phân cấp thị giác

Khi nói đến hệ thống phân cấp thị giác, kích thước là điều quan trọng. Bằng cách điều chỉnh kích thước để truyền tải mối quan hệ hình ảnh giữa các yếu tố, bạn có thể tạo ra sự mượt mà và gắn kết.

Kích thước là một trong những lý do mà hệ thống lưới được sử dụng.

Điều chỉnh kích thước là một trong những lý do mà hệ thống lưới được sử dụng. Bạn có thể sử dụng lưới để điều chỉnh kích cỡ yếu tố bằng cách sử dụng tỉ lệ để thể hiện tầm quan trọng.

Một khi bạn đã định được kích cỡ cho một yếu tố, hãy giữ nguyên trong suốt quá trình. Trong thiết kế, sự nhất quán là điều quan trọng hàng đầu.

Sử dụng kích cỡ để tạo ra hệ thống phân cấp thị giác.

Một số bài tập giúp bạn luyện mắt để định kích cỡ.

Luôn quan tâm đến feedback của người dùng. Hãy phác thảo một thiết kế và xin ý kiến từ bạn bè. Nhờ họ khoanh tròn những yếu tố nổi bật và có độ nặng thị giác nhất. Kết quả có như bạn mong đợi không?

Khi thực hiện bài tập này, hãy nhớ rằng:

  • Mục tiêu của thiết kế là gì? Làm thế bạn bạn có thể tối ưu hóa mọi thứ để đạt được mục tiêu?
  • Mối tương quan giữa những yếu tố là gì? Yếu tố nào bạn muốn nhấn mạnh?
  • Bố cục có thật sự thuận mắt không?

Điều #4: Sử dụng màu sắc để truyền tải ý nghĩa

Màu sắc đóng nhiều vai trò. Nó truyền tải ý nghĩa, tạo ra sự thăng hoa cảm xúc và thống nhất cho thiết kế.

Màu sắc giúp truyền đạt ý nghĩa trong thiết kế.

Để hiểu rõ hơn về màu sắc, bạn có thể đọc bài viết Designing in Color. Dưới đây là một vài điểm quan trọng của bài:

  • Xác định mục đích của thiết kế trước khi quyết định chọn màu. Một thiết kế hoàn hảo cần có sự thống nhất giữa màu sắc và mục đích.
  • Xác định khách hàng. Mỗi người nhìn nhận màu sắc theo cách khác nhau. Màu sắc có nhiều ảnh hưởng đến con người tùy vào sở thích cá nhân, văn hóa và trải nghiệm.
  • Khi chọn màu, sự tối giản là điểm mấu chốt. Chọn màu nền trung hòa. Sau đó chọn một màu nhấn sơ cấp và thứ cấp. Cuối cùng, chọn màu error và màu success cho những thiết kế UI khác nhau dựa trên những màu còn lại.

Một khi bạn đã có hiểu biết cơ bản về lý thuyết màu sắc, hãy nghĩ đến việc thử nghiệm và thực hành. Hãy phá bỏ mọi giới hạn và thử nghiệm với những màu sắc mới mẻ.

Phim và show truyền hình là nguồn cảm hứng màu sắc vô tận.

Dưới đây là một bài tập giúp bạn luyện mắt để nhìn nhận màu sắc.

Hãy dành thời gian kết hợp màu sắc cho những thứ xung quanh bạn như hình ảnh, tạp chí và show truyền hình yêu thích:

  • Chọn một thiết kế có sẵn
  • Áp dụng bộ màu mới cho thiết kế đó.
  • Quan sát và ghi lại cách bộ màu mới đã thay đổi thiết kế như thế nào, liệu nó có làm thay đổi thông điệp không?

Điều cuối cùng, hãy thiết kế và luôn quan tâm đến thiết kế của mình. Bạn không phải “thánh nhân” nên hãy chấp nhận từng thiếu sót và tìm cách cải thiện mọi hạn chế. Lấy bản thân của hiện tại làm cộc mốc và động lực để trở thành nhà thiết kế tài ba trong tương lai nhé!

Tác giả: Jonathan Z. White.
Người dịch: Đáo.
Nguồn: freeCodeCamp

Cùng tác giả

#Tag

basic exercises Kiến thức kiến thức thiết kế knowledges nền tảng thiết kế quy tắc thiết kế tips visual design

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Hãy vững tin vào con đường mà mình đã chọn và đừng dành quá nhiều thời gian để so sánh bản thân với những freelancer khác. Trong thời đại khủng…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
8 tư duy ngăn cản sự sáng tạo của bạn
8 tư duy ngăn cản sự sáng tạo của bạn
Liệu có phải hệ thống giáo dục là nhân tố ngăn cản chúng ta đạt tiềm năng sáng tạo của mình? Hay còn có những trở ngại khác cản đường…