Cẩm nang hướng dẫn thiết kế Web (Phần 1)

Thiết kế Web rất thú vị. Một việc mà phải làm rất nhiều thứ, từ cách thể hiện hình ảnh (website sẽ trông như thế nào) đến thiết kế chức năng cho sản phẩm (website sẽ vận hành như thế nào). Để đơn giản hóa công việc, chúng tôi đã chuẩn bị cẩm nang hướng dẫn này.

Trong này, chúng tôi sẽ tập trung vào những nguyên lý chính, những giải pháp đã được dùng để xử lý các vấn đề trong công việc, và những cách tiếp cận từng mục tiêu sẽ giúp bạn tạo ra một trải nghiệm người dùng tuyệt vời cho chính website của mình. Chúng ta sẽ bắt đầu với những cái tổng thể, như hành vi người dùng (cách xác định “khung sườn” của website) và tiếp đó sẽ đến từng trang cụ thể (là những nội dung sẽ được xem xét trong quá trình thiết kế trang web). Chúng tôi cũng sẽ sơ lược qua những lĩnh vực thiết yếu khác trong thiết kế, như là việc xem xét chạy trên nền tảng điện thoại và các cách kiểm tra sản phẩm.

THIẾT KẾ HÀNH VI NGƯỜI DÙNG

Kiến tạo cấu trúc thông tin (Information architecture-IA)

Mọi người thường sử dụng thuật ngữ “information architecture” (IA) để ngụ ý là những thanh menu trên website. Nhưng điều đó không đúng. Những thanh menu là 1 phần trong IA, và chúng chỉ là một lĩnh vực trong đó.

IA là tổ chức thông tin theo hướng rõ ràng và có logic. Hầu hết các tổ chức đều theo đuổi một mục đích rõ ràng: là giúp người dùng định hướng được những thông tin phức tạp. Một IA tốt là phải tạo ra tính phân cấp, có thể căn chỉnh chính – phụ theo những mong đợi từ người dùng. Nhưng để có được sự phân cấp tốt và tính định hướng theo trực giác thì không phải ngẫu nhiên mà có. Tất cả chúng đều là kết quả từ việc nghiên cứu người dùng và các kỳ kiểm tra sản phẩm không mệt mỏi.

Có nhiều cách để nghiên cứu thông tin, nhu cầu người dùng. Thường thì, một kiến trúc sư về IA sẽ làm những cuộc phỏng vấn người dùng hay sắp xếp những tấm thẻ, là nơi mà kiến trúc sư sẽ lắng nghe những mong đợi từ người dùng hay chính họ thấy được những người dùng tương lai, để phân loại thông tin theo từng nhóm riêng biệt. Các kiến trúc sư IA phải biết kết quả từ các cuộc kiểm tra tính hữu dụng của ứng dụng để thấy rằng người dùng đã có đủ định hướng hay chưa.

Việc sắp xếp các thẻ là cách làm đơn giản để nhận ra đâu là nhóm tốt nhất và tổ chức nội dung dựa trên dữ liệu người dùng. Một trong những lí do là tại sao các IA thích việc sắp xếp các tấm thẻ là bởi vì tính minh bạch của nó. Image Source: FosterMilo

Một cấu trúc menu sẽ được xây dựng dựa trên kết quả của những cuộc phỏng vấn người dùng, và việc sắp xếp các tấm thẻ thông tin được dùng để kiểm tra, xem cấu trúc ấy có phải là hình mẫu mà người dùng mong muốn hay không. Những nhà nghiên cứu UX sẽ sử dụng công cụ được gọi là “tree testing” để chứng minh kết cấu ấy có vận hành được hay không. Việc này sẽ được thực thi trước khi thiết kế giao diện thật.

Tree testing là 1 phương pháp đáng tin cậy trong việc tìm kiếm, bất kể người dùng có thể làm việc với cấu trúc menu đã được đề nghị hay không. Image Source: Nielsen Norman Group
Điều hướng tổng thể

– Việc điều hướng là phần quyết định tính hữu dụng của sản phẩm. Website của bạn sẽ chẳng là gì nếu người dùng không thể tìm thấy hướng đi của họ trong đó. Đó là lý do vì sao việc điều hướng trên website của bạn phải thỏa 1 vài nguyên lý sau:

– Tính đơn giản: Việc điều hướng phải được thiết kế theo cách dẫn dắt người dùng đến nơi họ muốn chỉ với vài click chuột (càng ít càng tốt)

– Tính rõ ràng: Không thể có bất kỳ sự phỏng đoán nào cho mỗi việc điều hướng khi người dùng vào website của bạn. Tất cả phải thể hiện ra và làm cho người dùng hiểu được là mình đang ở đâu trong ứng dụng của bạn.

– Tính đồng nhất: Hệ thống điều hướng phải đồng bộ với nhau cho tất cả các trang trên website.

Hãy xem xét 1 vài điều sau đây khi thiết kế tính điều hướng cho sản phẩm:

– Chọn kiểu điều hướng dựa trên nhu cầu thật của người dùng. Việc điều hướng phải được xây dựng từ những nhu cầu của số đông người dùng website. Nhóm khách hàng mục tiêu mong đợi một loại tương tác đặc biệt với website của bạn, vì thế bạn phải đáp ứng những kỳ vọng đó từ người dùng. Ví dụ, tránh việc điều hướng dùng menu dạng hamburger (ba đường kẻ song song) nếu phần lớn người dùng không quen với ý nghĩa khi dùng biểu tượng đó.

– Phải có ưu tiên cho những lựa chọn điều hướng. Cách đơn giản để ưu tiên những lựa chọn điều hướng là ra lệnh những cấp bậc ưu tiên khác nhau (Cao, trung bình, thấp) cho người dùng phổ thông, khi đó những yếu tố nổi bật trong layout được xem như là phương thức cũng như là đích đến cho những định hướng có cấp bậc ưu tiên cao và thường xuyên sử dụng.

– Phải làm cho những điều hướng hiển thị ra bên ngoài. Như Jakob Nielsen nói, việc nhận ra 1 thứ gì đó sẽ dễ dàng hơn là việc ghi nhớ chúng. Hãy tối thiểu bộ nhớ của người dùng bằng cách hiển thị ra ngoài tất cả các điều hướng quan trọng. Những điều hướng quan trọng nhất phải sẵn sàng mọi lúc khi người dùng cần, chứ không chỉ là khi chúng ta dự đoán họ sẽ dùng đến.

– Truyền tải thông tin ngay vị trí hiện tại. “Tôi đang ở đâu?” là câu hỏi cơ bản cho những người dùng nào cần câu trả lời để cho việc điều hướng hiệu quả. Thất bại trong việc định vị vị trí là vấn đề phổ biến trên mọi website. Nên đừng bỏ qua việc này nhé.

Những liên kết và những lựa chọn điều hướng

Những đường link cũng như những lựa chọn điều hướng là những yếu tố quan trọng trong quá trình điều hướng và có hiệu quả trực tiếp lên hành vi của người dùng. Hãy theo dõi một vài nguyên tắc sau với những yếu tố tương tác:

– Cách phân biệt giữa liên kết nội bộ và những liên kết ngoài. Người dùng mong đợi có sự khác nhau giữa hành vi khi dùng liên kết nội bộ với liên kết ngoài. Tất cả những liên kết nội bộ phải được mở trong cùng một thẻ (điều này, bạn sẽ cho phép người dùng sử dụng nút điều hướng “Back”). Nếu bạn quyết định mở những liên kết ngoài ở cửa sổ trình duyệt mới, thì bạn phải đưa lời nhắn trước khi tự động mở một của sổ mới hay thẻ mới. Điều này cần đính một đoạn text vào trong link, ví dụ “(nội dung được mở trong cửa sổ mới).”

– Thay đổi màu sắc của những liên kết đã sử dụng. Khi những liên kết đã dùng không thay đổi màu sắc, người dùng có thể vô tình vô lại những trang đã xem qua.

Biết được trang nào họ đã xem sẽ tránh việc người dùng vô tình xem lại những trang đã qua.

– Cần kiểm tra nhiều lần tất cả các liên kết trang. Người dùng rất dễ thất vọng khi nhấn vào liên kết và nhận được thông tin 404 error page not found (trang web không tồn tại). Khi người dùng đang tìm kiếm thông tin, họ rất mong chờ mỗi liên kết sẽ dẫn họ đến nơi mà họ muốn, chứ không phải là 404 error page hay là 1 trang khác mà họ không mong muốn.

Nút điều hướng “Back” trên trình duyệt web

Nút “Back” có lẽ là phần UI phổ biến thứ 2 được kiểm soát trong trình duyệt (sau khu vực nhập URL). Hãy đảm bảo rằng nút “Back” đáp ứng như mong đợi của người dùng. Khi người dùng theo dõi 1 liên kết trên trang bất kỳ và sau đó nhấn vào nút “Back”, thì họ mong muốn sẽ trở lại cùng một nơi trên trang nguồn. Tránh trường hợp khi nhấn “Back” đưa họ lên đầu trang của trang đầu, thay vì đó là nơi mà họ muốn rời khỏi. Việc mất phương hướng này sẽ khiến người dùng bỏ qua những thông tin mà họ đã từng xem. Không có gì ngạc nhiên khi người dùng nhanh chóng quay lưng với chức năng “back-to-position” hoạt động không hiệu quả này.

Breadcrumbs

Breadcrumbs là tập hợp các liên kết có cùng ngữ cảnh, với chức năng là giúp người dùng biết mình đang ở vị trí nào, chuyên mục nào từ đó có thể di chuyển thuận lợi từ trang này sang trang khác trong 1 website.

Trong khi những yếu tố này không đòi hỏi nhiều sự giải thích, nhưng cũng cần đề cập đến một vài điều như sau:

– Đừng sử dụng breadcrumbs để thay thế cho việc điều hướng chính của ứng dụng. Những yếu tố trong điều hướng chính sẽ dẫn dắt người dùng, còn breadcrumbs chỉ đóng vai trò là hỗ trợ người dùng. Nếu dựa vào breadcrumbs như là phương thức điều hướng chính, không phải là tính năng bổ trợ, thì việc thiết kế tính năng điều hướng của bạn xem như thất bại.

– Sử dụng những ký hiệu đầu mũi tên làm thành tố phân chia, chứ không phải dùng những ký hiệu gạch chéo. Việc phân chia mỗi cấp độ phải cực kỳ rõ ràng. Ký hiệu (>) hay ký hiệu chiều mũi tên hướng sang phải (→) được khuyên dùng, bởi vì những ký hiệu này người dùng luôn mặc định là chỉ phương hướng. Đường gạch chéo hướng tới (/) thì không nên dùng vì nó là thành tố phân chia cho website thương mại điện tử. Nếu bạn muốn dùng chúng, hãy chắc chắn rằng không có loại sản phẩm nào sử dụng ký hiệu gạch chéo mãi mãi:

 

Phân biệt những cấp độ khác nhau của breadcrumb này thì hơi khó.

Search

Người truy cập đến website để tìm kiếm thông tin cụ thể. Và họ không muốn dùng những tùy chọn điều hướng. Họ muốn gõ nội dung cần tìm vào ô tìm kiếm, rồi đăng tải yêu cầu của họ, và tìm thấy trang mà họ đang tìm kiếm.

Hãy áp dụng vài quy tắc cơ bản sau khi thiết kế ô tìm kiếm:

– Hãy đặt ô tìm kiếm ở nơi mà người dùng mong đợi. Biểu đồ dưới đây được xây dựng dựa trên nghiên cứu của A. Dawn Shaikh và Keisi Lenz. Nó thể hiện sự mong đợi của người dùng về khu vực tìm kiếm, căn cứ theo cuộc khảo sát từ 142 ứng viên tham gia. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vị trí thuận tiện nhất là phía trên cùng bên trái hay phía trên cùng bên phải của mỗi trang trên website. Người truy cập có thể tìm thấy dễ dàng ô tìm kiếm khi sử dụng dạng website “F-shaped scanning pattern” phổ biến.

– Đối với những website dày đặc chữ và từ thì cần hiển thị ô tìm kiếm rõ ràng, nổi bật hơn. Nếu ô tìm kiếm là chức năng quan trọng của trang web, việc cần hiển thị nó rõ ràng, nổi bật là điều dễ hiểu, bởi vì nó sẽ làm cho hanh trình đến mục tiêu của người dùng nhanh hơn.

– Kích thước ô nhập phải hợp lý. Việc tạo vùng nhập text quá ngắn là sai lầm phổ biến của các nhà thiết kế. Tất nhiên, người dùng có thể gõ yêu cầu dài hơn vào trong ô, nhưng chỉ hiển thị 1 phần text, và điều này thì không tốt cho tính khả dụng của sản phẩm, bởi vì việc thấy toàn bộ ô text 1 lần không khả thi. Sự thật là, khi ô tìm kiếm quá ngắn, người dùng sẽ bị ép sử dụng những truy cầu có nội dung ngắn và súc tích, bởi vì những nội dung dài sẽ khó và bất tiện khi đọc. Nielsen Norman Group khuyến nghị dùng ô nhập text 27 ký tự, sẽ đáp ứng được 90% lượng truy cầu.

– Đặt ô tìm kiếm trên mỗi trang. Hiển thị ô tìm kiếm trên mỗi trang, bởi nếu người dùng không thể điều hướng đến nội dung mà họ tìm kiếm, thì họ sẽ thử dùng ô tìm kiếm bất kể họ đang ở đâu trên website.

(Còn tiếp)

(Sưu tầm-A_Comprehensive_Guide_To_Web_Design)

Cùng tác giả

#Tag

Hướng dẫn Kiến thức thiết kế web

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Top 10 công cụ online hữu ích dành cho dân thiết kế
Top 10 công cụ online hữu ích dành cho dân thiết kế
Trong bài viết này, iDesign sẽ chia sẻ đến các bạn những công cụ trực tuyến hữu ích trong việc thiết kế đồ họa & thiết kế web. 1. Gingersauce:  Tạo…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Nguồn gốc của phong cách Memphis và cách ứng dụng vào thiết kế của bạn
Nguồn gốc của phong cách Memphis và cách ứng dụng vào thiết kế của bạn
Nếu yêu thích kiểu gam màu và các chi tiết gãy gọn và đậm đà, bạn sẽ rất vui khi biết được rằng phong cách Memphis, một phong cách thiết…