Tốc độ “đóng băng” thời gian qua từng thời kì nhiếp ảnh

Máy ảnh cũng là một công cụ khoa học.

Theo một nghĩa nào đó, sự tiến bộ của máy ảnh có thể được đo bằng khả năng “đóng băng” các mảnh thời gian nhỏ hơn khả năng quan sát của con người.

Năm 1826, Joseph-Nicéphore Niépce cần ít nhất tám giờ để tạo ra hình ảnh lên một tấm thiếc phủ lớp bitumen* từ cửa sổ tầng trên của lâu đài Burgundy. Ngày nay, chúng ta có thể chụp ảnh với thời gian phơi sáng là một phần nghìn giây, và đang ở sát với khả năng chụp ảnh attosecond* – tức là, các bức ảnh chụp nhanh hơn 10 tỷ tỷ lần so với những hình ảnh đầu tiên được chụp ở phía Đông nước Pháp.

Dưới đây là một loạt hình ảnh được xem là những bước đột phá về tốc độ tại thời điểm mà chúng được chụp.

(*bitumen: là một loại chất lỏng hữu có độ nhớt cao, màu đen, nhớp nháp. Theo nguồn gốc thì bitum có thể chia làm ba loại chính: Bitum dầu mỏ, bitum đá dầu, bitum thiên nhiên).

(*attosecond: Một attosecond bằng 1 × 10-18 của một giây)


Năm 1826:
VIEW FROM THE WINDOW
AT LE GRAS, BURGUNDY
”:
 Camera Obscura*.
Sử dụng một tấm thiếc tráng bitum* nép vào
phía sau của chiếc hộp đựng máy ảnh bằng gỗ,
Joseph-Nicéphore Niépce ghi lại tầm nhìn của mình.
Khung hình duy nhất này cần ít nhất 30.000 giây để chụp.
Ảnh: Joseph-Nicéphore Niépce

(*Camera obscura: (tiếng Latin nghĩa là “phòng tối”), một thiết bị quang học dẫn đến sự hình thành nhiếp ảnh và máy chụp ảnh. Thiết bị bao gồm một chiếc hộp hoặc căn phòng có khoét lỗ. Ánh sáng từ cảnh vật bên ngoài đi qua lỗ và chiếu lên bề mặt bên trong, nơi nó được sao chép với hình ảnh ngược lại nhưng màu sắc và cảnh vật được giữ nguyên. Hình ảnh này sau đó sẽ được chiếu lên giấy thành các bức ảnh. Các buồng tối lớn nhất trên thế giới được đặt tại Constitution Hill ở Aberystwyth, xứ Wales).

1839: “SELF POTRAIT”: Sử dụng phương pháp Daguerreotype*.
Cornelius, một nhà hóa học trẻ người Mỹ
đã trở thành người đầu tiên thành công với phương pháp này,
ông đã chụp chân dung chính mình trong khoảng
1200 giây bằng cách dùng một tấm đồng mạ bạc
được xử lí với hơi ẩm của i-ốt và brom
để đẩy nhanh quá trình tạo hình ảnh.
 Ảnh: Robert Cornelius

(*Daguerreotype: Phương pháp để tạo ra hình ảnh bằng cách đánh bóng một tấm đồng mạ bạc đến khi nó bóng loáng, xử lý bằng hơi khói làm cho bề mặt của nó nhạy sáng, phơi sáng một vài giây sẽ có hình ảnh được chiếu sáng rực rỡ, lâu hơn ánh sáng sẽ yếu hơn; làm cho hình ảnh xuất hiện bằng hơi thủy ngân; loại bỏ sự nhạy cảm với ánh sáng bằng cách xử lý hóa học lỏng, rửa sạch và lau khô, sau đó bọc lại trong một lớp bảo vệ vì hình ảnh rất dễ bị hư hại.)

Những năm 1850: “UN VÉTÉRAN ET SA FEMME”: Phương pháp Ambrotype.
Bức ảnh này được tạo ra bằng cách sử dụng
quá trình làm ẩm bằng collodion,
 in hình ảnh âm bản của tấm ảnh
lên một mảnh thủy tinh mỏng.
Vào giữa thế kỉ 19, các studio dùng phương pháp
ambrotype và daguerreotype, sử dụng cả những tấm kính mỏng và đồng
đã trở nên phổ biến bởi giá cả phải chăng và được thực hiện
trong thời gian ngắn, chỉ khoàng 10 giây. 

(*Ambrotype: là phương pháp tạo hình ảnh dương bản trên kính được tạo ra bởi biến thể của quá trình làm ẩm bản in bằng collodion).

(*Collodion: là chất dễ cháy, có trong hỗn hợp của pyroxylin trong chất gây tê và rượu).

Năm 1851: “LONDON TIMES”,
 tái bản: “Tia lửa điện Leidan” và wet plate camera*.
Talbot, một nhà vật lý, đã tạo ra dấu ấn đầu tiên
của một vật thể chuyển động nhanh, một tờ báo xoay tròn.
Trong nhiếp ảnh tốc độ cao, 500 phần triệu của giây,
ông nói: “Đó là một “phép màu”  khi bạn chụp lại được
hình ảnh của vật thể chuyển động,
bất kể chúng có thể chuyển động nhanh như thế nào,
miễn là chúng tôi có đủ ánh sáng
chiếu sáng chúng bằng đèn flash đột ngột”.
Ảnh: William Henry Fox Talbot

(*Wet plate camera là một loại máy ảnh tấm ướt được phát minh bởi August Semmendinger, một trong những nhà sản xuất đầu tiên của nhiếp ảnh tấm ướt).

Năm 1878: “HORSE IN MOTION“:
Các máy ảnh hẹn giờ. Leland Stanford đã bắt đầu
niềm đam mê với đua ngựa vào một mùa đông, khi ông 
tự hỏi liệu loài ngựa đua có bao giờ có cả
bốn móng guốc nảy lên trên không cùng lúc hay không.
Muybridge đã trả lời câu hỏi trên bằng cách sử dụng
một dòng máy ảnh lập thể được hẹn giờ để chụp
một chuỗi 25 hình ảnh trong vòng
một giây trên một tấm kính ướt.
Động cơ hoạt động với 40 phần nghìn giây cho mỗi bức ảnh.
Ảnh: Eadweard Muybridge
Năm 1883: “ANALYSIS OF THE FLIGHT OF A PIGEON”:
Chronophotographic gun.
Để nghiên cứu cách di chuyển trên không của các loài chim,
nhà khoa học người Pháp Marey đã tạo ra một chiếc máy ảnh
từ một tấm kính quay, gắn liền với một khẩu súng đã được điều chỉnh.
Điều này cho phép anh ta chụp 12 khung hình liên tiếp
trong một lần phơi sáng, hoặc 10 phần nghìn giây mỗi khung hình.
Ảnh: Étienne-Jules Marey
Năm 1886: “BULLET IN FLIGHT”:
Schlieren Photography
– Phương pháp ảnh mờ (ảnh chiếu bóng).
Giáo sư vật lý Ernst Mach và cộng sự Peter Salcher
đã ghi lại một viên đạn trên chuyến bay,
cho phép họ quan sát sóng xung kích siêu âm.
Một trong những ví dụ đầu tiên của stroboscopy
 (một dạng chụp phơi sáng kết hợp sử dụng chế độ Multi/repeat của flash),
Mach sử dụng đèn flash của ánh sáng
từ một tia lửa điện để ghi lại hình ảnh
vào một tấm kính trong một nhà kho tối.
Quá trình phơi sáng mất một phần triệu giây.
Ảnh: Ernst Mach
Năm 1935: “WES FESLER KICKING A FOOTBALL”:
Dây bẫy, đèn flash.
Để nắm bắt khoảnh khắc Fesler chạm
vào một trái bóng, giáo sư Harold Edgerton của MIT đã
kết nối trái bóng với đèn flash điện tử
của một chiếc đèn nhấp nháy.
Đèn flash điện tử không chỉ cho phép Edgerton
ghi lại chi tiết sắc nét mà còn trở thành công cụ phổ biến
cho các nhiếp ảnh gia tin tức, mở đường cho kỷ nguyên
nhiếp ảnh thể thao mới sau năm 1940.
Mỗi lần phơi sáng mất 10 phần triệu giây. 
Ảnh: Harold Ed
Năm 1945: “TRINITY EVENT”: Rapatronic /
Màn trập điện tử tốc độ cao.
Sử dụng một ống kính dài 10 feet cách xa bảy dặm
– một phát minh của Edgerton – máy ảnh chụp rapatronic*
– được sử dụng để ghi lại các thử nghiệm nguyên tử đầu tiên.
Màn trập sử dụng từ trường thay vì các bộ phận cơ khí,
cho phép phơi sáng chỉ một trăm phần triệu giây. 
Ảnh: Harold Edgerton

(*Camera rapatronic là một loại máy ảnh tốc độ cao có khả năng ghi lại một hình ảnh tĩnh với một thời gian phơi sáng ngắn gọn là 10 nano giây).


2012:”LIGHT IN MOTION”: Streak camera* và xung laser.
Định nghĩa lại nhiếp ảnh kỹ thuật số, Ramesh Raskar và nhóm của ông tại MIT
đã sử dụng một ống vệt biến đổi để chụp chuyển động
của một xung ánh sáng từ một tia femtosecond laser* trên màn hình.
Ánh sáng laser được dùng làm đèn flash và chủ thể,
và chỉ kéo dài hai phần nghìn tỷ giây.
Một vệt ảnh ghi lại được cảnh vật được chiếu sáng
trong một mặt phẳng nằm ngang.
Để tái tạo chuyển động của ánh sáng qua toàn cảnh,
nhóm nghiên cứu đã sử dụng 480 khung hình ở các góc chụp khác nhau.
Video: Ramesh Raskar Lab

(*Streak camera: là một công cụ để đo sự thay đổi trong một xung cường độ ánh sáng theo thời gian. Chúng được sử dụng để đo thời gian xung của một số hệ thống laser cực nhanh và cho các ứng dụng như quang phổ phân giải thời gian và LIDAR*).

(*Femtosecond laser: Tia laser có tốc độ bằng một phần nghìn của một giây).

(*LIDAR: là một phương pháp khảo sát đo khoảng cách tới mục tiêu bằng cách chiếu sáng mục tiêu đó bằng một tia laser xung quanh và đo các xung phản xạ bằng một cảm biến. Sự khác biệt về thời gian và bước sóng laser sau đó có thể được sử dụng để tạo các đại diện số 3 cho mục tiêu).


THE FUTURE: ELECTRON MOTION WITHIN ATOMS: 
Giới hạn của tốc độ hình ảnh đang bị đẩy lùi
bởi các nhóm động lực attosecond*, giống như của Ferenc Krausz.
Nhóm của ông đã tạo ra công nghệ để có các xung laser
kéo dài chỉ vài trăm attoseconds*,
đủ ngắn để quan sát sự do dự ngắn ngủi của một electron
trước khi nó bị trượt ra khỏi quỹ đạo của nguyên tử.
Tuy nhiên, nhóm vẫn chưa lập kế hoạch để
ghi lại hình ảnh của các electron di chuyển.
Để làm như vậy, nhóm của Krausz cần phát triển
một công nghệ có khả năng giải quyết quang học tốt hơn.
Ảnh: Ferenc Krausz Group


Tác giả: Nautilus

Người dịch: Nhan Pham

Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

evolution photography speed photography time

iDesign Must-try

Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Những nụ cười tỏa nắng của bông hoa nhỏ hồn nhiên đã được Saki ghi lại hoàn hảo, cảm giác chân thực đến người xem cũng đã không ít lần…
Những bức ảnh chân dung dịu dàng của Tawny Chatmon được tô điểm bằng vàng và đá quý
Những bức ảnh chân dung dịu dàng của Tawny Chatmon được tô điểm bằng vàng và đá quý
Thông qua hình thức trang trí mạ vàng, Chatmon muốn nhấn mạnh vẻ đẹp và giá trị vốn có cho các chủ thể nghệ thuật của mình, những con người…
Thời kỳ vàng son nửa sau TK 20 qua những bể bơi lộng lẫy dưới ống kính của Slim Aarons
Thời kỳ vàng son nửa sau TK 20 qua những bể bơi lộng lẫy dưới ống kính của Slim Aarons
Trong suốt sự nghiệp kéo dài nửa thế kỷ, nhiếp ảnh gia Slim Aarons (1916-2006) đã đưa vào ống kính của mình thế giới thượng lưu với những gia đình…
Triển lãm ảnh ‘Vũ điệu Hoa văn’: Thế giới thực đan xen hư ảo cùng những biểu tượng đời thường
Triển lãm ảnh ‘Vũ điệu Hoa văn’: Thế giới thực đan xen hư ảo cùng những biểu tượng đời thường
Hai nghệ sĩ: một nam, một nữ; một người Việt học ở nước ngoài, một người Pháp sống tại Việt Nam. Tác phẩm của họ có nhiều điểm tương đồng…
Những tấm ảnh thắng giải Sony World Photography Awards 2021
Những tấm ảnh thắng giải Sony World Photography Awards 2021
Tổ chức The World Photography Organization đã công bố những bức ảnh đoạt giải The Sony World Photography 2021 của từng hạng mục với sứ mệnh vinh danh những bức…
Chân dung kiến trúc Sài Gòn qua ống kính nhiếp ảnh gia Alexandre Garel
Chân dung kiến trúc Sài Gòn qua ống kính nhiếp ảnh gia Alexandre Garel
Sinh năm 1971, Alexandre Garel là một nhiếp ảnh gia người Pháp hiện sống tại Sài Gòn. Khi vừa đặt chân đến Việt Nam cuối năm 2011, ông ngay lập…