Nguyên tắc để sống sót giữa những đồng nghiệp không mấy “thân thiện”

Mô típ học sinh phản diện thuở còn cắp sách đi học, với những tên côn đồ chuyên bắt nạt học sinh yếu thế, hay gã lẻo mép hai mặt chuyên đâm chọt sau lưng người khác, giờ đây lại được tái hiện lại trong cuộc sống của bạn, nhưng theo một phiên bản hiện đại hơn, và được ngụy trang dưới những lớp vỏ bọc mang tên: đồng nghiệp.

Nếu bạn đang gặp một trong những trường hợp sau: bị đồng nghiệp chèn ép, coi thường, đôi khi là … hạ nhục; bạn cảm thấy áp lực và không hề thoải mái khi làm việc chung với một số người; và tần suất tâm hồn bị “tổn thương” không dưới vài lần. Xin thành thật chia buồn, bạn đang bị vây quanh bởi những đồng nghiệp không mấy thân thiện.

Nguyên tắc để sống sót giữa những đồng nghiệp không mấy “thân thiện”

Những vị đồng nghiệp này rất dễ dàng làm “tổn thương” người xung quanh, thậm chí với cả những người không hề đụng chạm đến họ; khiến bạn phải đau đầu tìm cách để giải quyết. Có một nguyên tắc có thể giúp bạn hoàn toàn thoát khỏi những rắc rối phiền toái này, đó là không tiếp tục làm việc chung với họ. Ngắn gọn nhưng không hề đơn giản, và cũng không dễ thực hiện. Nếu như lãng tránh không phải là lựa chọn của bạn, vậy thì dưới đây sẽ là những nguyên tắc phụ giúp bạn có thể “sống sót”.

Nguyên tắc thứ 1: Hãy giữ một khoảng cách nhất định

Trốn tránh không phải là phong cách của bạn, nhưng liệu bạn có muốn thay đổi suy nghĩ? Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khi càng ngồi gần những người “độc hại”, bạn sẽ càng cảm thấy mình bị “vắt kiệt sức”, và sự độc hại hoàn toàn có thể lây nhiễm, thậm chí là cho … cả bản thân bạn. Vậy nên, hãy giữ cho mình một khoảng cách nhất định với những đối tượng này, 3 mét sẽ là một khoảng cách lý tưởng đấy nhé!

Nguyên tắc thứ 2: Chậm lại vài phút

Một nhân viên thu tiền điện thoại luôn đau đầu khi phải giải quyết những vị khách hàng khó chiều, và thường xuyên nhận được những lời lẽ không mấy lịch sự. Cuộc sống vẫn luôn diễn ra như vậy, nhưng có thể bạn sẽ hạn chế được nhiều tình huống phiền phức hơn thế nữa khi làm chủ được cảm xúc của mình. Hãy chậm lại một vài phút, suy nghĩ thật kĩ trước khi hành động. Chờ đợi chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhưng hãy thử nán lại đôi chút trước khi trả lời một email đang khiến bạn tức điên lên; hay thử trì hoãn buổi họp mà bạn nhất quyết phải chủ trì để chỉ trích một ai đó.

Ghi nhớ lấy nguyên tắc này: “Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách để nổi giận”. Lựa chọn làm chủ cảm xúc của mình, hay trở thành nô lệ của cảm xúc – tất cả đều phụ thuộc vào hành động của bạn.

Nguyên tắc thứ 3: Hãy soi mình vào gương

Bạn đang ngạc nhiên ư? Thật ra, không quá khó để áp dụng nguyên tắc này. Hãy chắc rằng, những hành vi cử chỉ của bạn sẽ không gây ra bất kì sự kích động nào khác. Muốn được người khác tôn trọng, hãy học cách tôn trọng người khác trước.

Quyển sách “chân ái” giúp bạn thoát khỏi những đồng nghiệp đáng ghét

Những nguyên tắc trên được trích dẫn từ quyển sách The Asshole Survival Guide (tạm dịch: Cách đối phó với những đồng nghiệp tồi) của tác giả Robert Sutton. Ông là giáo sư của trường đại học Stanford trong nhiều năm qua; và trước đó đã ra mắt 2 quyển sách với tựa đề The No Asshole Rule (tạm dịch: Đồng nghiệp tồi không có quy tắc) và Good boss, bad boss (tạm dịch: Sếp tốt, sếp xấu).

Khi nói về quyết định viết quyển sách này, Robert đã chia sẻ với độc giả về một câu chuyện về người cha đáng kính của mình – một hôm trở về nhà với khuôn mặt tức giận và kể lại câu chuyện trong ngày ông làm việc; một vài đồng nghiệp đã cười nhạo ý kiến của cha ông, và khiến ông bị bẽ mặt; cảm xúc nhận lại từ những con người tiêu cực đã khiến cha ông dường như biến thành một con người khác. Và đó cũng chính là khoảnh khắc để lại dấu ấn không thể nào phai trong trí nhớ ông. Vì vậy, khi bắt tay vào viết sách, Robert đã quyết định chọn đề tài này làm chủ đề cho quyển sách của mình, với những chia sẻ về cách giúp mọi người thoát khỏi cảm xúc tiêu cực từ những người đồng nghiệp đáng ghét.

Khám phá quyển sách của Robert Sutton, bạn sẽ nhận thấy, những câu chuyện được ông lồng ghép vào mạch văn và dẫn dắt người đọc – rất gần gũi với thực tế, đôi khi có thể khiến bạn phải phì cười vì giống ngoài đời đến vậy. Một điều đặc biệt là, những tình huống được ông sử dụng trong quyển sách thật sự bắt nguồn từ thực tế. Sau khi xuất bản quyển sách đầu tiên – The No Asshole Rule, trong vòng 10 năm tiếp theo, Robert đã nhận được hơn 80.000 email từ khắp mọi nơi trên thế giới gởi về và kể cho ông nghe những câu chuyện của họ, nhằm tìm kiếm lời khuyên hay đơn giản chỉ để chia sẻ suy nghĩ của mình. Có thể nói, ông đã sở hữu một kho tàng vô giá; cùng với những kiến thức uyên thâm của mình – đã mang lại cho The Asshole Survival Guide sự chân thật nhất. Với lối dẫn chuyện duyên dáng, gợi mở tâm lý của con người bằng những tình huống oái ăm, chính người đọc sẽ tự mình tìm ra được câu trả lời để giải quyết tình huống đặt ra, và từ đó tự mình chiêm nghiệm những bài học hữu ích. Bên cạnh đó, Robert còn truyền tải nhều kiến thức chuyên sâu về tâm lý khá “nặng đô” – có thể sẽ khiến bạn phải đau đầu khi nghiền ngẫm. Đây chắc chắn sẽ là một quyển sách cực kì thú vị dành tặng đến bạn.

Đừng vội vàng đánh giá người khác như một kẻ đáng ghét. Hãy cẩn thận, vì có thể chính bạn đang trở thành một người đồng nghiệp “không mấy thân thiện” đấy nhé!

Biên tập: Thụy

Nguồn tham khảo: 99u

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá giới thiệu sách Kiến thức Robert Sutton The Asshole Survival Guide The No Asshole Rule đối phó đồng nghiệp đồng nghiệp

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
6 cách để đối phó với ‘gây hấn thụ động’ - con sâu quen thuộc trong nồi canh ngành sáng tạo
6 cách để đối phó với ‘gây hấn thụ động’ - con sâu quen thuộc trong nồi canh ngành sáng tạo
Gây hấn thụ động (passive-aggressive behaviour) là khái niệm dùng để chỉ những hành vi thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách gián tiếp đối với người khác dù…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?