Designer tìm việc freelance trên LinkedIn, tại sao không?

LinkedIn là một trang mạng dịch vụ xã hội tập trung vào đối tượng người sử dụng là các doanh nghiệp, công ty, đoàn thể hoặc các cá nhân có nhu cầu tìm việc hay tuyển dụng.

Có thể bạn đã biết, LinkedIn là mạng xã hội nghề nghiệp số một hiện nay, dù không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi sử dụng nó, đặc biệt là các designer. Có thể vì họ không thấy được lợi ích, hoặc không muốn có thêm một mạng xã hội nào khác.

Tuy nhiên với freelancer (những người làm nghề tự do), đặc biệt những ai đang tìm việc, LinkedIn sẽ đem lại cho bạn nhiều điều thú vị nếu bạn biết cách sử dụng. LinkedIn là mạng xã hội cho doanh nghiệp nên cần có phép tắc nhất định. Sau đây, tôi sẽ chia sẻ một số mánh xã giao trên LinkedIn, cách để tối ưu hóa thông tin cá nhân, sau đó là cách để bạn mở rộng mối quan hệ và tìm việc freelance.

Nếu bạn là freelance đang tìm việc, Linkedin có thể đem lại điều kỳ diệu cho sự nghiệp của bạn.

Một số mẹo trên LinkedIn

1. Đừng add (thêm bạn) những người chưa từng làm việc cùng hoặc chưa từng nói chuyện chỉ vì họ trông thú vị. LinkedIn không giống Twitter hay Instagram để dễ dàng theo dõi người khác. Nếu bạn làm vậy thường xuyên, người ta có thể nhấn nút “Spam” hoặc “I don’t know this person”, và bạn sẽ nhận được một thẻ đỏ từ Linkedlin.

2. Nếu bạn muốn thêm người mà bạn chưa gặp, hãy luôn để lại lời mời kết nối cho họ. Không gì bực bội hơn khi nhận được lời mời ngẫu nhiên từ người bạn chưa gặp bao giờ mà không lời giải thích. Vì thế, chỉ cần để lại lời nhắn giới thiệu bản thân cùng lý do là được.

Image result for linkedin

3. Tạo một đường dẫn đến trang LinkedIn cá nhân và bạn có thể dễ dàng thay đổi đường dẫn này bằng cách chỉnh sửa hồ sơ của mình. Việc này sẽ giúp mọi người tìm thấy bạn tốt hơn thông qua tìm kiếm của Google, vì LinkedIn có thứ hạng cao trên hệ thống xếp hạng của họ. Tôi để đường dẫn LinkedIn cá nhân trong chữ ký email của mình, vì vậy mọi người dễ dàng kết nối đến tôi hơn.

4. Có tiêu đề ấn tượng, chi tiết với các từ khóa tốt vì những từ khóa này cũng sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google. Điều đặc biệt quan trọng đối với các freelancer là hãy nghĩ về các từ khóa mà bạn định dùng. Chẳng hạn như đừng viết “Chiến lược thương hiệu” mà hãy viết “Người phụ trách chiến lược thương hiệu” – những người cần người thực hiện việc tương tự sẽ tìm từ khóa thứ hai nhiều hơn.

5. Trang trí trang cá nhân bắt mắt. Nếu bạn có hình ảnh minh họa cho công việc của mình, hãy đem chúng vào phần tiểu sử. Nếu bạn muốn chia sẻ một cập nhật mới, hãy sử dụng hình ảnh để nổi bật trong trang feed. Nếu đó là một bài đăng trên blog, một bài viết thú vị hoặc chỉ là dòng trạng thái ghi là bạn đang cần việc, hãy làm cho nó bắt mắt nhất có thể!


Làm thế nào để designer tìm việc freelance trên LinkedIn

Người dùng có hồ sơ hoàn chỉnh có khả năng nhận cơ hội thông qua LinkedIn nhiều gấp 40 lần. Vì vậy, khi hồ sơ của bạn hoàn tất, bạn có thể bắt đầu sử dụng LinkedIn để tìm công việc tự do tiếp theo đó.

1. Xây dựng network (mạng lưới quan hệ), bắt đầu từ bạn bè, gia đình và khách hàng cũ

Network vẫn là cách số một để tìm cơ hội việc làm mới, vì người ta vẫn thích thuê người thông qua lời giới thiệu của người khác. Hầu hết công việc của tôi đều thông qua kết nối bạn bè, gia đình hoặc khách hàng cũ. Vì vậy, hãy thêm bất cứ ai bạn biết, từ sếp cũ đến anh rể, chủ nhà trọ, nha sĩ hay huấn luyện viên cá nhân của bạn.

Network là một từ mà không nhiều người làm sáng tạo muốn sử dụng. Họ nghĩ từ đó mang nặng tính cá nhân và lợi ích giả. Tôi không nghĩ vậy. Nếu tôi đam mê những gì tôi làm, tôi sẽ muốn chia sẻ câu chuyện của tôi với mọi người. 

Có một lần tại một bữa tiệc sinh nhật, tôi đã từng có được việc freelance bằng cách nói chuyện với đối tác kinh doanh của chú tôi. Chúng tôi kết nối trên LinkedIn, và tuần tới chúng tôi gặp nhau để uống cà phê. Thật hữu ích khi biết LinkedIn đã khắc phục được khuyết điểm này của Facebook và Twitter. Vì tôi sẽ không kết bạn với đối tác kinh doanh của chú tôi trên Facebook, và hầu hết các doanh nhân lại không Twitter. Mặt khác, LinkedIn có hơn 400 triệu người dùng và 59% người dùng này không sử dụng Twitter.

Ảnh: lynda.com

Tôi biết những gì bạn sẽ nói: Tại sao không gửi một email hay đơn giản là thực hiện một cú điện thoại?

Câu trả lời nằm ở điều tiếp theo.

2. Hãy luôn ở trong tầm nhìn của người khác và tạo nội dung có thể chia sẻ

Đừng chỉ vào LinkedIn khi bạn cần việc, vì vấn đề nằm ở chỗ bạn cần phải được chú ý. Tôi có kết nối với một người làm sáng tạo trên LinkedIn, mỗi tuần anh ấy đều đăng những cập nhật nhỏ về dự án đang thực hiện, agengy đang làm việc cùng và khi nào có thời gian rảnh.

Ít hơn 40% người dùng LinkedIn đăng nhập hàng ngày, do đó nếu bạn chia sẻ một trạng thái nhiều lần cũng sẽ không sao cả. Nếu cùng một người nhìn thấy tình trạng của bạn thường xuyên hơn, bạn sẽ là một trong những người đầu tiên họ nhớ tới khi họ đang tìm designer.

Ảnh: stfalcon.com

Khi tôi chuyển đến Amsterdam, tôi đã sử dụng LinkedIn để nhận thông báo tìm việc. Tôi thiết kế một tấm ảnh có dòng chữ in đậm, và nhờ những kết nối của mình chia sẻ nó với người họ quen. Ngay cả khi họ chỉ thích bài đăng của tôi, kết nối của họ cũng có thể thấy cập nhật của tôi. Tôi chia sẻ hình ảnh này nhiều lần, tìm được một vài kết nối mới và cuối cùng dẫn đến một công việc mới.

Không ai biết rằng bạn đang tìm việc nếu bạn không nói ra. Và ngay cả khi bạn không tìm việc, dự án trong mơ của bạn có thể ở ngay trước mắt mà bạn không hay.

3. Theo dõi nhà tuyển dụng, công ty sáng tạo và các studio thiết kế

Giống như trên Facebook, các công ty có thể có trang thông tin của riêng họ trên LinkedIn mà bạn có thể theo dõi. Hãy tìm các công ty bạn muốn làm freelance cùng và tương tác với họ khi họ đăng các cập nhật thú vị.

Ảnh: firebrandtalent.com

Tôi theo dõi khá nhiều công ty trên LinkedIn và thấy nhiều công việc freelance được đăng mỗi ngày. Ngay cả khi điều đó không hứng thú với bạn, hãy chú ý giúp những người khác. Bạn có thấy điều gì có thể có ích cho một người bạn không? Hãy tag họ vào đó.

Tôi đã từng giúp một freelancer có được công việc tốt tại một công ty hàng đầu ở London. Cảm giác thật tuyệt vì có thể giúp đỡ người khác. Còn tuyệt vời hơn khi chỉ một vài tháng sau, cũng người này đã giúp tôi liên lạc với một trong những người quen của anh ta. Sau đó tôi nhận được việc freelance trong một vài tháng. Chỉ là ví dụ về cách một cử chỉ nhỏ (như chỉ cần tag ai đó trên LinkedIn) có thể tạo ra nhiều công việc hơn.

4. Sử dụng chức năng tìm kiếm và đăng ký email nhận việc

LinkedIn có một chức năng tìm kiếm việc làm rất tốt mà bạn nên tận dụng. Bạn có thể thiết lập các bộ lọc về vị trí, chức năng công việc, ngành nghề, mức độ kinh nghiệm và thời gian đăng. Bạn thậm chí có thể thêm Việc tự do (Freelance) vào phần Tiêu đề. LinkedIn sẽ nhớ các bộ lọc và hiển thị các bản cập nhật cho các kết quả phù hợp trong trang tin của bạn.

Với mỗi thông báo công việc, nó cho thấy kết nối nào của bạn có thể giúp bạn nhận được phần giới thiệu (người quen của người quen). Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập các tìm kiếm tự động sẽ được gửi đến bạn trong email mỗi tuần.

Ảnh: resources.workable.com

Đôi khi công việc ở đây dành cho các vị trí toàn thời gian (full-time). Điều này vẫn có thể rất hữu ích; không chỉ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về các công ty tìm kiếm tài năng mà còn đặc biệt thuận tiện nếu bạn chuyển đến một thành phố mới và đang tìm cách để mở rộng danh sách các khách hàng tiềm năng.

Đây là một cách tuyệt vời để xem điều gì đang xảy ra trong ngành sáng tạo xung quanh bạn. Sử dụng từ khóa tối ưu trong tiểu sử của riêng bạn cũng là một cách để khách hàng sử dụng chức năng tìm kiếm cũng có thể dễ dàng tìm thấy bạn hơn.

5. Âm thầm theo dõi cũng… không sao

LinkedIn có lẽ là mạng xã hội duy nhất có hiển thị những người đã xem hồ sơ của bạn (hãy đặc biệt lưu ý điều này nếu bạn âm thầm theo dõi người bạn thích), và đây có thể là một lợi thế. 

Nếu bạn muốn kết nối với một người, trước tiên bạn có thể xem thông tin của họ một vài lần. Họ sẽ thấy tên bạn trong danh sách Xem hồ sơ của họ. Đôi khi họ sẽ liên lạc với bạn trước tiên. Dù bằng cách nào đi nữa thì họ cũng đã thấy sự quan tâm của bạn. Điều này khiến cho việc giới thiệu làm quen dễ dàng hơn, bởi vì cả hai đều biết bạn đã nhìn thấy hồ sơ, từ đó có thể quan tâm đến việc gặp gỡ hoặc làm việc cùng nhau.

Ảnh: medium.com

Tôi biết rằng rất nhiều designer không thích hoặc thậm chí ghét sử dụng LinkedIn vì ở LinkedIn không có nhiều người làm sáng tạo (không có gì sai với điều đó). Tuy nhiên, đây là một trong những điều chính mà tôi thấy thú vị vì LinkedIn không có giới hạn ngành nghề.

Chắc chắn, nhiều designer thích Behance, Dribbble hoặc Instagram để quảng bá công việc, nhưng những nền tảng này chỉ tập trung vào việc tạo ra các kết nối với những người TRONG lĩnh vực của họ mà thôi, với lại không phải ai cũng cần một designer thông thạo về những nền tảng này, như đối tác kinh doanh của chú tôi (người không dùng Twitter) chắc chắn không biết về Dribbble.

LinkedIn không phải là công cụ duy nhất để tìm việc mới, nhưng chắc chắn công dụng của LinkedIn là như vậy. Có thể LinkedIn thường được xem là “không hay ho” trong ngành thiết kế, nhưng điều đó không có nghĩa Linkedin không thể là bước tiếp theo cho dự án ước mơ của bạn.


Người dịch: Long Hwarang
Nguồn: vanschneider.com


Cùng tác giả

#Tag

designer freelancer jobs hunting linkedIn networking social media thiết kế freelance

iDesign Must-try

5 cách giúp Freelancer làm việc hiệu quả trong cuộc khủng hoảng mùa covid
5 cách giúp Freelancer làm việc hiệu quả trong cuộc khủng hoảng mùa covid
Với sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, ít nhiều trong chúng ta sẽ có những cảm giác không được vui vẻ trong lúc này: sợ hãi; căng…
Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
Thỉnh thoảng bạn tự hỏi, liệu mình có đang tiến triển gì trong công việc? Cách rõ nhất để thấy được sự phát triển là đạt được thành tích, mục…
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Chút tâm tình tiếp lửa cho những freelancer vững bước
Hãy vững tin vào con đường mà mình đã chọn và đừng dành quá nhiều thời gian để so sánh bản thân với những freelancer khác. Trong thời đại khủng…
5 con đường khác nhau để trở thành designer
5 con đường khác nhau để trở thành designer
Khi nói đến việc xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, có vô số con đường khác nhau để người ta có thể đi theo. Trong bài viết này,…
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
 Hôm nay, Joanna – một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng tại Microsoft  sẽ làm sáng tỏ năm thói quen quan trọng cần thực hành trong khi tiến hành nghiên cứu…
9 logo mang tính biểu tượng được tạo nên bởi các nhà thiết kế nữ
9 logo mang tính biểu tượng được tạo nên bởi các nhà thiết kế nữ
Để kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, sau đây là 9 dự án được thiết kế bởi những nhà sáng tạo tài năng nhất trên thế giới - tất…