Nhà thiết kế thời hiện đại là một thực thể phức tạp

Vai trò của nhà thiết kế ngày nay trở nên phức tạp hơn với yêu cầu về nhiều kĩ năng khác nhau và kì vọng đặt ra cũng to lớn hơn bao giờ hết.

Bài viết bởi Anish Joshi, tốt nghiệp thạc sĩ ngành thiết kế trường đại học Brunel Luân Đôn và MBA tại Imperial College Business School. 


Tôi tự hỏi bản thân mình rằng ‘Thiết kế ngày nay thật sự là gì‘, ‘Tác động của tư duy thiết kế đối với doanh nghiệp và quá trình thiết kế ra sao‘, những câu hỏi này thường dẫn đến câu hỏi lớn nhất ‘Nhà thiết kế hôm nay, là ai*?’ …

Tuy không hề mang tính học thuật triết lý nhưng tôi cảm thấy khá thích thú khi nghiên cứu về những ngóc ngách và tính chất khác nhau ở mỗi nhà thiết kế cũng như sự đa dạng của chúng trong mỗi loại ngành nghề.

Minh họa: Pau Raubo

*Để không gây bối rối, tôi viết bài này trên tinh thần chia sẻ của một nhà thiết kế làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật số và chiến lược thay vì là một cá nhân thuộc lĩnh vực thiết kế định hướng thủ công. Tôi cũng không đề cập đến những ‘nhà tư tưởng lấy con người làm trung tâm’ nhưng vẫn sẽ sử dụng điều đó làm luận điểm tham khảo.

Phân tích một biểu đồ

Tôi đã phân tích và đơn giản hóa (tất cả thiết kế và) nhà thiết kế thành 4 tính chất năng lực chủ yếu:

  • Hiểu biết kinh doanh – xét về phương diện kiến thức thiết kế kinh doanh và chiến lược được áp dụng vào doanh nghiệp, tư duy thiết kế và giải quyết vấn đề liên quan đến con người.
  • Tâm lý – khả năng thấu hiểu và đồng cảm với con người, phân tích tính tối ưu (về nhận thức) và tạo ra giải pháp phù hợp với hành vi, cảm xúc của con người.
  • Giải quyết vấn đề [Chức năng] – khả năng tạo cấu trúc sản phẩm hoặc quy trình nhằm đưa ra kết quả như mong muốn cho một vấn đề hay nghi vấn. Điều này thường liên quan đến phương pháp tiếp cận, thay đổi nguyên liệu thành kết quả như mong đợi.
  • Kĩ năng thủ công [Loại hình] – khả năng đưa ra các tạo tác thực thể và thị giác với sự tường tận (và thông thạo) về màu sắc, tính tương phản, loại hình, tính chất, hình dạng, độ cân bằng, nguyên liệu và sản xuất.

Những nhân tố trên là khác nhau nhưng lại có mối tương quan sâu sắc – ví dụ như năng lực về tâm lý cần một chút tính giải quyết vấn đề. Tôi chỉ phân loại chúng rõ ràng để có thể nhìn nhận khách quan hơn.

Trên đây là bản minh họa ở mức độ tương đối (không dựa trên dữ liệu số nào cả) nhưng lấy cơ sở là sự tương tác mà tôi có được khi làm việc và phỏng vấn với rất nhiều nhà thiết kế khác, thể hiện trọng lượng và tính chất quan trọng của mỗi thành tố năng lực. [Tôi nghĩ rằng những điều này có thể hơi khác một chút so với những gì bạn đã từng đọc trong sách nhưng hi vọng là tính logic và dòng suy nghĩ là giống nhau].

i) Chúng ta đều thấy rằng nhà thiết kế chiến lược (ví dụ như thiết kế dịch vụ) có (hoặc ít nhất cần có) sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực kinh doanh. Những nhà thiết kế giỏi sở hữu những nét tâm lý giống nhau, bởi tạo ra giải pháp trong môi trường kinh doanh thông qua phương thức lấy con người làm trung tâm có nghĩa là vai trò của con người được đề cao trong môi trường sinh thái. Nếu mọi chuyện không như vậy thì họ giống như những người phân tích và tạo quy trình doanh nghiệp. Nhiều (nhưng không phải tất cả) nhà thiết kế chiến lược không có kĩ năng thủ công và không phải ai cũng xuất phát từ nền tảng thiết kế. Điều này đặt ra một câu hỏi ‘Những sản phẩm họ tạo ra thuộc về thiết kế phải không?‘ và ‘Họ có phải là nhà thiết kế?’ (Tìm hiểu vấn đề sâu hơn tại Dangerous Times in Design).

ii) Nhà thiết kế UX có thể không có nhiều kiến thức và khả năng thấu hiểu doanh nghiệp (dù có thì quá tốt). Nhu cầu về tâm lý sẽ khác đi một chút, đề cao sự kì vọng và khát khao xung quanh yếu tố tương tác (khả năng giải quyết vấn đề). Nhà thiết kế UX có thể (và có kĩ năng) mặc dù điều này không phải là hiển nhiên mà sở hữu.

iii) Nhà thiết kế UI tập trung chủ yếu vào tính thủ công của thiết kế. Tuy nhiên sẽ sai lầm khi nói rằng họ không có khả năng giải quyết vấn đề và thuộc tính tâm lý – chỉ là mỗi người đều có những tiêu chí đánh giá riêng biệt. Nó liên quan đến tâm lý về nhận thức, tính khả dụng và giải quyết vấn đề thay vì xét đến mức độ thể luận. Mọi người đều coi đây là ‘Thiết kế’, nhưng liệu định nghĩa Thiết kế ngày nay có ám chỉ rằng nhà thiết kế UI cần phải có năng lực rộng mở hơn để được công nhận là những cá nhân thiết kế ‘thời hiện đại’?

Minh họa: Pau Raubo

Một mặt chúng ta xét đến những yếu tố chính trong lĩnh vực thiết kế ‘mới’, việc nhìn nhận ở mặt khác cũng rất thú vị.

Nhà tư vấn (cấp bậc quản lý) và những người hoạt động trong tổ chức có danh hiệu hoặc năng lực về ‘Tư duy Thiết kế’, và những cá nhân ứng dụng phương thức giải quyết vấn đề lấy con người làm trung tâm (đọc thêm tại ‘Design thinking isn’t Design, its Design Thinking’.). Chúng ta cần sự phân biệt rõ ràng, và tôi có thể nói là những con người ấy không phải là nhà thiết kế nhưng tất nhiên họ sở hữu những đặc tính tương tự đã được trình bày. Chúng ta có thể (và có lẽ là nên) đặt ra câu hỏi rằng ‘bao nhiêu‘ là cần thiết cho mỗi tố chất (ví dụ như vòng tròn trong biểu đồ cần có kích thước bao nhiêu) trước khi nói rằng họ là nhà thiết kế?

Minh họa: Pau Raubo

Nhà thiết kế từ những lĩnh vực khác. Hãy xem đây là ví dụ điển hình cho sản phẩm, thời trang, nội thất và xe cộ. Thật không phải khi quy chụp tất cả là một bởi có thể chúng ta sẽ bỏ sót nhiều yếu tố trong mỗi lĩnh vực, tuy nhiên điều này sẽ cho chúng ta thấy được sự nới rộng của xu hướng các yếu tố. [Điều đó cũng không thể hiện rằng những nhà thiết kế này không có tính chiến lược, chỉ là quy trình thiết kế của họ không là yếu tố dẫn dắt sản phẩm doanh nghiệp].

Thực tế, biểu đồ này tồn tại chỉ để minh họa rằng các yếu tố sẽ thay đổi theo nhiều nguyên tắc thiết kế khác nhau.

Minh họa: Pau Raubo

Thiết kế hay nhà thiết kế
đã có một bước phát triển mới
và những thứ hiển nhiên từ trước
giờ đây đã không còn như vậy nữa.
Câu hỏi đặt ra ở đây là
những tiêu chí nào cần thiết để
đánh giá một người là nhà thiết kế?


Nhà thiết kế thời hiện đại là một thực thể phức tạp

Nhà thiết kế ngày nay trở nên phức tạp hơn với yêu cầu về nhiều kĩ năng khác nhau và kì vọng đặt ra dường như to lớn hơn bao giờ hết. Với sự ưu ái của tư duy thiết kế, thiết kế dịch vụ và kĩ thuật số đã ‘thay đổi’ tính chất của lĩnh vực ‘thiết kế’, và thành tố cấu tạo nên một nhà thiết kế cũng trở nên đa dạng hơn.

Điều đó khiến cho việc đánh giá một thiết kế tốt và người nào đó là nhà thiết kế ‘giỏi’ trở nên khó khăn hơn (khá chủ quan dù tôi luôn nghĩ rằng yếu tố khách quan cũng có trong đó). Kết quả của việc này đã hiển thị khá rõ trong cách mà doanh nghiệp và các tổ chức tư vấn lựa chọn tuyển dụng những tài năng thiết kế cho đội ngũ nội bộ cũng như đối tác bên ngoài.

Lĩnh vực thiết kế hay thay đổi, thể hiện qua việc một người nào đó có định hướng thiết kế phù hợp (ví dụ như nhà thiết kế UX). Tuy nhiên, nó không có nghĩa là họ vượt qua ngưỡng chất lượng nhất định (không giống như y tế hay luật pháp, những lĩnh vực mà chỉ khi trải qua nền giáo dục, bằng cấp, trình độ và kinh nghiệm nhất định thì bạn mới thật sự được coi là một nhân tố trong đó). Về lý thuyết, ai cũng có thể tự ‘phong’ bản thân là một nhà thiết kế, vậy thì làm sao để phân biệt tường tận mọi thứ đây?

Minh họa: Pau Raubo

Câu trả lời là tên thương hiệu. Tôi tin rằng đôi khi mọi người thường tuyển dụng những nhà thiết kế dựa vào nơi làm việc trước đó của họ. Điều này hợp lý ở một góc độ nào đó, tuy nhiên mặc nhiên là ‘thương hiệu’ lớn trước đó sẽ có tầm ảnh hưởng nhất định. Người nhân viên cũ ấy có lẽ không có nhiều tiếng tăm trong thị trường hoặc uy tín doanh nghiệp, nhưng lại sở hữu năng lực để đánh giá một thiết kế tốt hoặc nhà thiết kế giỏi.

Một trong những cách tốt nhất để đánh giá là dựa vào sự tín nhiệm và tính chuyên nghiệp ở một người mới tuyển. Chỉ có một người xuất thân từ lĩnh vực liên quan, người đã từng tạo ra hoặc ít nhất là chứng kiến một thiết kế ‘tốt’ sẽ được đem lên bàn cân đánh giá. Tuy vậy, tôi không nói rằng tất cả đều chỉ là quyết định của người này – ứng viên đầu tiên sẽ là cá nhân tốt hơn để làm thước đo đánh giá xem liệu người mới này có là mảnh ghép thích hợp cho đội ngũ, phòng ban và tổ chức hay không.

Lĩnh vực thiết kế và nhà thiết kế đang trong giai đoạn khó khăn lẫn thú vị. Nhà thiết kế mới có những cơ hội tuyệt vời để tạo sức ảnh hưởng đến doanh nghiệp (và chính quyền), nhiều hơn so với những cá nhân truyền thống đã từng có. Dù sao công bằng mà nói, việc một doanh nghiệp không có khả năng đánh giá một nhà thiết kế, người có trách nhiệm làm những điều trên, đều có nguy cơ phá hoại toàn lĩnh vực.

Tác giả: Anish Joshi
Người dịch: Đáo
Nguồn: Medium
Minh họa: Pau Raubo

 

Cùng tác giả

#Tag

designer nhà thiết kế

iDesign Must-try

Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
Thỉnh thoảng bạn tự hỏi, liệu mình có đang tiến triển gì trong công việc? Cách rõ nhất để thấy được sự phát triển là đạt được thành tích, mục…
5 con đường khác nhau để trở thành designer
5 con đường khác nhau để trở thành designer
Khi nói đến việc xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, có vô số con đường khác nhau để người ta có thể đi theo. Trong bài viết này,…
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
 Hôm nay, Joanna – một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng tại Microsoft  sẽ làm sáng tỏ năm thói quen quan trọng cần thực hành trong khi tiến hành nghiên cứu…
Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại gốc Việt
Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại gốc Việt
Nói đến các nhà thiết kế thế kỉ 20, chúng ta biết đến những cái tên nổi tiếng như Alvar Aalto, Le Corbusier, Jean Prouvé,... mà ít người biết rằng…
9 logo mang tính biểu tượng được tạo nên bởi các nhà thiết kế nữ
9 logo mang tính biểu tượng được tạo nên bởi các nhà thiết kế nữ
Để kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, sau đây là 9 dự án được thiết kế bởi những nhà sáng tạo tài năng nhất trên thế giới - tất…
Làm thế nào mà Helvetica trở thành một ‘biểu tượng’ của Typography
Làm thế nào mà Helvetica trở thành một ‘biểu tượng’ của Typography
Được phát triển vào năm 1957, nó đã trở nên phổ biến và có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi