Oliver Jeffers: “Hãy chuẩn bị cho việc nhiều người sẽ không thích tác phẩm của bạn”

Oliver Jeffers là một nghệ sĩ sinh ra tại Úc, lớn lên ở miền Bắc Ireland, và hiện tại đang sống tại Brooklyn, New York.

Tranh vẽ của anh được trưng bày khắp trên thế giới, và sách tranh của anh, được xuất bản bởi HarperCollins UK và Penguin Mỹ, đã được chuyển ngữ ra hơn 30 thứ tiếng. Cuốn sách thứ hai, Lost and Found, được phát triển thành một bộ phim ngắn, nhận được hơn 60 giải thưởng, bao gồm cả giải BAFTA cho hạng mục Phim ngắn xuất sắc nhất.

__________

Hãy kể lại con đường của anh để trở thành một nghệ sĩ, nhà minh hoạ và nhà văn.

Tôi luôn rất thích vẽ tranh và mặc dù nhớ rằng mình không giỏi lắm khi lớn, tôi vẫn tận hưởng thú vui này vô cùng. Lý do tôi không giỏi trong một thời gian dài là vì sau khi phát hiện ra rằng mình yêu việc vẽ vời, tôi bị rơi vào cạm bẫy bắt chước những người khác. Mọi thứ thay đổi khi tôi học cách dừng làm việc này và lắng nghe bàn tay mách bảo thứ nó muốn tô vẽ.

id oliverjeffers 02
“Without a Doubt Part 2” | 2012 | sơn dầu trên canvas nhúng men |28“ x 22”

Khi lên đại học, tôi chọn một ngành học về giao tiếp thị giác vì tôi không chắc mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp. Chủ yếu tôi hứng thú trở thành một hoạ sỹ và rất nhiều bức tranh mỹ thuật tôi từng làm là tổ hợp giữa ngôn từ và hình ảnh tạo ra các câu chuyện kể trên canvas. Sau đó, vô tình tôi khám phá ra thể loại sách tranh. Mô hình này vừa vặn với sở thích sử dụng con chữ và hình ảnh của tôi, đồng thời nó là môi trường thú vị hơn để nghịch ngợm và thể hiện ý tưởng. Một cách vô thức, tôi bắt đầu cuộc hành trình mới trong hướng đi nghệ thuật của mình.

Con đường đến nghệ thuật của tôi cũng vô cùng thuận lợi từ đó. Khi vào trường, tôi quyết định rằng mình sẽ lấy một tấm bằng với những kỹ năng phụ để kiếm một công việc ổn định, nhưng điều tôi làm đầu tiên sau khi rời khỏi trường đại học lại là quyết định rằng không bao giờ kiếm một công việc (cười lớn). Tôi bảo lưu một năm giữa năm học thứ ba và năm cuối và sau sáu tháng, tôi bắt đầu một dự án. Sau đó, khi phát hiện ra thể loại sách tranh, tôi nhận ra rằng sự tìm tòi cho những ý tưởng của mình cuối cùng đã có thể thành hình và cảm thấy vô cùng mãn nguyện, như đang ở trong chính lâu đài của mình vậy.

Anh có khoảnh khắc “Aha” khi nhận ra mình sẽ theo đuổi hướng đi đó lâu dài?

Đại khái thế. Tôi vẫn còn trẻ khi nhận ra việc mình có thể vẽ để kiếm sống. Tôi khám phá ra điều đó và nghĩ, “Thật ư? Được, vậy mình sẽ làm cái đó. Nó tốt hơn nhiều là làm việc cho một dịch vụ cộng đồng nào đó.”

id oliverjeffers 03
This Moose Belongs to Me của Oliver được phát hành bởi HarperCollins UK và Philomel US và nằm trong top bán chạy của New York Times trong 9 tuần.

Anh có bắt đầu thẳng vào làm freelance sau đại học không?

Có. Tôi vẽ minh hoạ thương mại một thời gian dài, nó giúp chi trả tiền sinh hoạt khi tôi bắt đầu bán tranh vẽ. Tôi cũng tiếp tục minh họa khi bắt đầu làm sách tranh vì mọi người không mua nhiều bản sách tranh như là Harry Potter. Phải mất một thời gian dài trước khi tôi kiếm đủ tiền từ sách tranh hoặc tranh vẽ, nên tôi cứ tiếp tục vẽ minh hoạ thương mại trong vài năm, điều tôi làm hoài khi có một dự án thú vị tìm đến – đây cũng là một cách luyện tập để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề thị giác.

Có thời khắc nào trong cuộc đời mà anh quyết định rằng mình phải mạo hiểm để tiến tới?

Có, nhiều lần là đằng khác. Phải cân bằng giữa nhất quán với nguồn thu nhập quả là khó nhằn; khi ra một quyết định, đôi khi tôi biết rằng mình sẽ không khá giả trong năm tới, nhưng tôi luôn cố gắng tạo ra những tác phẩm chất lượng nhất. Tôi nhận ra từ đầu rằng có một vài điều tôi không muốn làm từ quan điểm của mình. Tôi cố gắng tránh xa mảng quảng cáo, mặc dù đó là nơi kiếm được nhiều tiền nhất. Trong thế giới nghệ thuật thị giác, bạn chỉ có thể làm tốt với một danh tiếng và sự giao thiệp lành mạnh, vì vậy bạn phải nghĩ xa và nhanh trí một tẹo. Dù rằng tôi làm rất nhiều đơn hàng thương mại, nhưng tôi không phải là một tay làm thuê; tôi rõ ràng có mục tiêu và phong cách làm việc của mình và muốn được biết đến theo cách này. Mặc dù có nhiều lời mời hấp dẫn đến với mình, tôi thấy rằng việc gật đầu sẽ là một hành động thiển cận và có thể làm bóp méo những khía cạnh khác trong sự nghiệp.

id oliverjeffers 04
“Neither Here Nor There” Phiên bản Studio | 1 trong 30 bộ hộp gỗ óc chó từ Phiên bản Studio “Neither Here Nor There” của Oliver | ra mắt vào tháng 12 năm 2012.

Anh có những người hướng dẫn trong con đường sự nghiệp của mình không?

Ồ, tôi có rất nhiều. Trong năm nhất đại học, tôi may mắn có một người thầy tên là Dennis Mcbride, anh đang theo học năm cuối đại học. Anh ấy khuyến khích tôi vẽ tranh chỉ riêng cho bản thân mình hơn là việc tạo ra điều tôi nghĩ người khác sẽ thích. Bài học này thật đột phá. Đồng thời, một người thầy khác có tên là Mike Catto truyền cảm hứng cho tôi đến tình yêu thiết kế và nghệ thuật chữ.

Trong nhà xuất bản, tôi có vài người luôn để ý đến mình và đưa ra những lời chỉ dẫn. Một quý ông – người sau này trở thành quản lý của tôi – Eddie Bell, ông đã từng điều hành HarperCollins, chỉ cho tôi những cạm bẫy và lỗi lầm nên tránh khi trở thành người của công chúng.

Khi chuyển đến sống tại New York, Mac Premo, một nghệ sĩ sống tại New York, một người tôi từng làm việc chung và là một người bạn lâu năm, đã là nguồn cảm hứng tích cực cho tôi về thái độ nên có trong việc trở thành một nghệ sĩ sống tại New York. Và tôi tiếp tục gặp rất nhiều người gây ảnh hưởng đến mình, không nhất thiết trong cách họ làm việc, nhưng quan trọng ở cách họ cư xử.

Tôi luôn luôn tò mò và nghĩ đến điều tiếp theo. Tôi có sự tập trung ngắn hạn và đôi chút bồn chồn, thường tôi chẳng bao giờ cảm thấy đủ thoả mãn.

Anh có cảm thấy trách nhiệm phải đóng góp vào điều gì đó to lớn hơn không?

Có, có chứ, nhưng tôi tránh không nghĩ về nó quá nhiều. Đó là điểm cân bằng hài hước. Thường trong tâm thức mỗi người – luôn luôn phải có điều gì đó to lớn hơn – nhưng nếu bạn cố gắng tạo ra tác phẩm nghĩ rằng người khác sẽ muốn thấy và đọc, bạn sẽ vấp phải việc lo lắng quá nhiều về ý kiến dư luận và nghệ thuật bạn tạo ra sẽ trở nên mất giá trị. Đó là điểm cân bằng giữa việc nhận thức bạn là một phần của tập thể, nhưng cũng biết tạo ra tác phẩm cá nhân mà không quá quan tâm đến việc người khác nghĩ gì. Một lần nữa, điều đó làm tôi nhớ đến bài học Dennis McBride dạy hồi tôi còn 18.

id oliverjeffers 05
“Lost at Lake” | 2012 | sơn dầu | 40“ x 28” | Một bức gốc từ loạt tranh Disaster, đang được triển lãm tại bảo tàng Brooklyn, Brooklyn, New York.

Anh có cảm thấy hài lòng về mặt sáng tạo chưa?

Không hẳn. Tôi nghĩ rằng nếu phút giây nào tôi cảm thấy hài lòng, tôi sẽ thấy bận lòng. Không có điều gì tôi làm và nghĩ rằng nó hoàn hảo cả. Tôi luôn tự nhủ rằng, “Bạn biết đấy, tôi có thể làm tốt hơn thế một chút.”

Tôi cũng không có một công thức cho bất kỳ việc gì mình làm, vậy nên tôi cứ tự tạo ra chúng bất cứ lúc nào, điều này thúc đẩy suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Tất cả mọi thứ là một trò chơi, và tôi đang rất vui. Trên cả niềm vui, tôi đang tận hưởng cuộc đời mình. Nếu tôi cảm thấy không vui, đó là lúc tôi bắt đầu chán và dựa vào những công thức.

Thường trong tâm thức mỗi người – luôn luôn phải có điều gì đó to lớn hơn – nhưng nếu bạn cố gắng tạo ra tác phẩm nghĩ rằng người khác sẽ muốn thấy và đọc, bạn sẽ vấp phải việc lo lắng quá nhiều về ý kiến dư luận và nghệ thuật bạn tạo ra sẽ trở nên mất giá trị.

Nếu có thể cho một lời khuyên nhỏ đối với những hoạ sĩ trẻ mới bắt đầu, anh sẽ nói gì?

Hãy kỷ luật. Làm việc chăm chỉ. Chuẩn bị để nghe từ chối vô số lần và không quan tâm. Cha tôi đã dạy một bài học rất quan trọng, đó là hãy nhìn vào lý do một người làm điều này hơn là điều họ làm. Rất nhiều nghệ sĩ đang hoạt động nghệ thuật vì họ muốn trở nên ngầu và được mọi người ngưỡng mộ. Đó là lý do sai lầm để sáng tạo. Bắt đầu, bạn sẽ gặp phải rất nhiều người chẳng thèm quan tâm đến việc bạn làm gì, nhưng nguồn động lực không nằm ở đó – một lần nữa, bài học mà tôi được dạy bởi Dennis McBride. Hãy chuẩn bị cho việc có rất nhiều người sẽ không thích thú tác phẩm của bạn và đừng để chúng làm bạn bận lòng; bạn nên làm vì bạn muốn làm mà thôi.

id oliverjeffers 06
“Everywhere on Earth” | 2011 | sơn dầu trên gỗ | 64“ x 87 1/2” | Được đặt hàng bởi dự án Inside Out của JR.

Sách tranh yêu thích nhất của anh là gì và hãy kể về cuốn sách đầu tiên anh đọc?

Ồ, khi tôi còn rất, rất nhỏ, cha tôi tặng một cuốn Waltzing Matilda và câu truyện vô cùng buồn; tôi hơi cảm thấy khiếp sợ, nhưng đồng thời hoàn toàn bị cuốn hút.

Một trong những cuốn sách đầu tiên tôi có thể nhớ là The Bad-Tempered Ladybird của Eric Carle. Truyện kể về một chú bọ rùa thích đánh nhau với những loài động vật lớn hơn mình, và trận đấu cuối cùng diễn ra khi chú thách đấu với một bác cá voi. Lúc đó tôi sáu hoặc bảy khi đang xem cuốn sách và nhớ rất rõ sức mạnh trong cuộc đấu cuối cùng ra sao. Sau đó, tôi bắt đầu vẽ rất nhiều cá voi. Tôi nghĩ cuốn sách có tên là The Grouchy Ladybug ở Mỹ.

 

id oliverjeffers 08
Sách tranh ‘Lost and Found’.
id oliverjeffers 09
Sách tranh ‘Lost and Found’.

Có quan trọng không khi anh trở thành một phần của cộng đồng sáng tạo?

Có, tôi nghĩ điều đó rất quan trọng. Chẳng ai làm nghệ thuật trong một quả bóng cả. Có thể được hỗ trợ và cung cấp ý tưởng từ những người khác là một điều bắt buộc. Một trong những thứ tôi học được cực kỳ quan trọng đó là ý tưởng của tác phẩm bạn thể hiện có thể bị hiểu nhầm. Lắng nghe ý tưởng của bạn được truyền đạt lại từ một người đáng tin cậy là một phần không thể thiếu trong quá trình sáng tạo. Họ có thể không hiểu đúng ý, nhưng khi nghe lại, bạn sẽ mường tượng ý tưởng của mình rõ ràng hơn, còn không nó có thể sẽ biến dạng thành một thứ khác. Bạn sẽ không có được điều này khi làm việc một mình.

Hãy kỷ luật. Làm việc chăm chỉ. Chuẩn bị để nghe từ chối vô số lần và không quan tâm…Hãy chuẩn bị cho việc có rất nhiều người sẽ không thích thú tác phẩm của bạn và đừng để chúng làm bạn bận lòng; bạn nên làm vì bạn muốn làm thôi.

id oliverjeffers 12
Sách tranh ‘Here we are’.
id oliverjeffers 11
Sách tranh ‘A child of books’.

Nguồn: thegreatdiscontent

Cùng tác giả

#Tag

BAFTA here we are lost and found minh hoa New York oliver jeffers phim hoạt hình phim ngắn ted talk xuất sắc

iDesign Must-try

Phỏng vấn đạo diễn Nguyễn Việt Anh: Đám Mây Bay Mất - Phim ngắn giàu tính hình tượng mang lại chiến thắng giòn giã tại Golden Door Awards 2023
Phỏng vấn đạo diễn Nguyễn Việt Anh: Đám Mây Bay Mất - Phim ngắn giàu tính hình tượng mang lại chiến thắng giòn giã tại Golden Door Awards 2023
Cách đây không lâu, phim ngắn Đám Mây Bay Mất (The Cloud Is Gone) của đạo diễn Nguyễn Việt Anh đã thắng giải Grand Prize, giải cao nhất tại Cuộc…
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Xinê Xem Fest 2023 và lễ trao giải Golden Door Awards tiếp tục là chuỗi sự kiện đáng lưu tâm trong lĩnh vực điện ảnh, được tổ chức thành công…
Những bật mí đằng sau các khung hình đầy duy mĩ trong ‘Thiếu Niên Và Chim Diệc’
Những bật mí đằng sau các khung hình đầy duy mĩ trong ‘Thiếu Niên Và Chim Diệc’
“Thiếu Niên Và Chim Diệc” là kết quả 7 năm lao động miệt mài, tỉ mẩn của 60 họa sĩ hoạt hình, với tốc độ hoàn thành trung bình chỉ…
Thổi gió cho tâm hồn, thế giới mộng mơ của KangHee Kim
Thổi gió cho tâm hồn, thế giới mộng mơ của KangHee Kim
Có nét gì đó siêu thực, với độ sáng, sắc độ và đường nét rõ ràng, đó là những bức ảnh của KangHee Kim. KangHee Kim là một nhiếp ảnh…
Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
NEKO OJIMEOW là một họa sĩ tranh minh họa đến từ Đài Loan. Trên nền tông vàng pastel đặc trưng, họa sĩ đưa người xem đến với thế giới nghệ…
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Akabane Boogie Woogie (赤羽ブギウギ) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, với bảng màu nổi bật và góc nhìn bao quát, những tác phẩm của Akabane đưa…