Louis Danziger

Trong vài năm trước đây, một phóng viên hỏi Lou Danziger cho một vài lời khuyên dành cho các sinh viên nghệ thuật. Ông đã cho họ 3 từ – “Work. Think. Feel. – Làm việc. Suy nghĩ. Cảm nhận”.

danziger-09

Louis Danziger (giữa)

WORK; Cho dù bạn thông minh, thiên tài, duy nhất và là một sinh viên tuyệt vời thế nào, nếu không làm việc thì bạn sẽ không có gì ngoài việc được coi là tiềm năng.

THINK: “Thiết kế là những hoạt động nhằm giải quyết vấn đề. Suy nghĩ là khả năng hoạt động của trí thông minh nhằm tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề.

FEEL: “Làm việc mà không có chút cảm nhận, trực giác và tính tự nhiên là chối bỏ tính nhân văn.”

Hơn nửa thế kỷ trong sự nghiệp của mình, Danziger làm việc như một người thiết kế đồ hoạ, chuyên gia tư vấn thiết kế, giáo viên và là một trong những ngôi sao sáng nhất của thời kỳ Hiện Đại của Mỹ – thế hệ mới nhất, đằng sau các tên tuổi kinh điển như Paul Rand, Alvin Lustig, Will Burtin và những người khác.

Sinh ra ở thế hệ những người thiết kế có nhiệm vụ tạo ra cái đẹp, đi kèm với tiện ích phục vụ một thế giới tràn ngập tính thương mại, Danziger gách trên vai nhiệm vụ của người tiên phong xu hướng Hiện Đại, và đã đạt tới đẳng cấp của xu hướng này với các thành tựu trong sự nghiệp của mình.

Mặc dù Danziger không muốn bị trói buộc bởi các giáo điều, khi nói “Không quan trọng tôi làm gì, tôi muốn làm nó thật tốt.” Thiết kế của ông tiêu biểu cho sự đa dạng của trường phái Hiện đại (Modernsism) và ông giảng dạy chú trọng và sự đang dạng của thiết kế.

Danziger là một “nhà thiết kế của các nhà thiết kế và một nhà giáo dục của các nhà giáo dục.” theo Katherine McCoy, cựu đồng chủ tịch của Cranbrook Academy, đó là một người thiết kế và một giáo viên có sự thống nhất cho dù ngành nghề khác biệt.

Danziger thực sự gây ảnh hưởng lên nhiều lĩnh vực thiết kế – bao gồm quảng cáo, các công việc thiết kế nhận diện, thiết kế sách, tạp chí, bảo tàng và các triển lãm – bên cạnh đó ông còn có ảnh hưởng đối với các sinh viên, những người từng tham dự các lớp ở Chouinard, CalArts, Harvard University, và Art Center Collenge of Design nơi ông tham gia giảng dạy.

Cách đây hơn 20 năm, Danziger “về hưu” nghiệp thiết kế (cho dù ông vẫn còn làm tư vấn cho Microsoft và các công ty khác) và dành thời gian cho việc giảng dạy. Tuy nhiên các thiết kế từ những “thập lỷ 50, 60, 70” luôn là hình mẫu của trường phái Hiện Đại.

Dưới tay của Danziger, trường phái Hiện Đại không hẳn lạnh lẽo, với các mẫu công thức để thực hiện, nó còn là những cách tiếp cận vấn đề độc đáo với các giải pháp đầy ấn tượng.

Cách tiếp cận phổ biển của ông với những nhu cầu kinh doanh là những giải pháp thanh lịch, khi ông định nghĩa

“Tạo ra số lượng tối thiểu của vật liệu và sự nỗ lực tối thiểu – không lãng phí – để đạt được giá trị tối đa.”

Những tác phẩm của ông tôn vinh sự nhạy cảm của sản phẩm hay ý tưởng, Denziger sử dụng thời gian thiết kế vô cùng thông minh – ông luôn chắc rằng các trang được thiết kế với cấu trúc vững chắc, khơi gợi sự quan tâm của người xem, tôn vinh thông điệp, và để lại dấu ấn.

danziger-01

danziger-02

danziger-03

danziger-04

danziger-05

Tác phẩm của Dinziger thách thức những quan điểm cho rằng mọi thiết kế đồ hoạ đều sớm mất đi. Cho dù thông điệp có thể lỗi thời, nhưng như một bức tranh hoặc tác phẩm điêu khắc, những điểm chính trong tác phẩm của ông vẫn tươi mới như ở thời điểm nó ra đời.

Louis Danziger sinh năm 1923 và lớn lên ở Bronx, NY. Khi 11 tuổi ông yêu thích các dạng chữ và độc giả cuồng nhiệt của tạp chí tiếng Đức Gebrauchsgraphik, ông tìm thấy ở thư viện công cộng.

“Tôi khám phá ra rằng, người Đức đang làm những việc vô cùng thú vị với những chiếc áo khoác và áp phích,” ông nói về những ấn tượng ban đầu, điều dẫn dắt ông trở thành một học sinh về nghệ thuật tại Evander Childs High School.

“Cho dù hầu hết người Mỹ ở thời điểm đấy không ưa hoặc phớt lờ Nghệ Thuật Hiện Đại,” ông nói “trong trường trung học của tôi? tất cả các vấn đề về nghệ thuật đều hướng sinh viên tới Bảo Tàng của Nghệ Thuật Hiện Đại.”

Nghệ thuật thương mại được cho là một công việc có khuynh hướng nghệ thuật, cho dù bố mẹ của ông cũng không thấy tin tưởng về việc con mình sẽ trở thành một nghệ sĩ thương mại, Danziger vẫn quyết định kiên trì với mục đích của mình.

Sau khi tốt nghiệp Trung học, ông phục vụ trong quân đội tại South Pacific ( New Guinea, Philippines, Japan) từ năm 1943 tới 1945 và thiết kế các áp phích trong thời gian này.

Sau khi rời quân ngũ, ông chuyển tới California – chạy trốn cái lạnh của NY – rồi tham dự Art Center School ở G.I.Bill.

Sau chiến tranh California không có ngành công nghiệp truyền thông có thể hỗ trợ cho thiết kế đồ hoạ hiện đại giống như NY, nhưng nó là mảng đất màu mỡ cho các tư duy thiết kế tân tiến. Nhưng nhà thiết kế ở bờ Đông cũng tới Thành phố của Thiên thần, không ai có ảnh hưởng lớn với cuộc đời của Danziger hơn Alvin Lustig, người giảng dạy đồ hoạ và thiết kế công nghiệp tại Art Center.

Danziger còn nhớ lần đầu tiên gặp Lustig năm 1947 một cách tình cờ, “Tôi không thích trường học chút nào, bởi vì nó cứng nhắc khi đó. Nhưng một ngày tôi nghe thấy âm thanh từ một lớp học đang nói về cấu trúc xã hội, tôn giáo, ý nghĩa rộng của thiết kế. Vì vậy tôi dí mũi mình vào cửa kính để thấy Lusting đang nói ở trong lớp. Kể từ đó tôi tham dự mọi buổi của ông.”

Lustig đã kết nối thiết kế vào thế giới của nghệ thuật, âm nhạc và văn học giúp thuấn nhuần mỗi sinh viên một niềm tin rằng thiết kế vô cùng quan trọng trong văn hoá và xã hội.

Danziger trở thành một phần của Design Group, như các sinh viên bị “thôi miên” bởi Lustig. Ông làm bạn với Saul Bass, Rudolph de Harak và Charles Eames – đây là thời kỳ không thể quên với ông và ông cho rằng họ là những nhà truyền giáo của thiết kế hiện đại “Nhưng tôi không nghĩ là tôi đã nói về công việc của chúng tôi theo cách triết lý hay lý thuyết như cách được thảo luận ngày này.” ông nói “Chúng tôi nói về những vấn đề thực tế.”

Danziger và các đồng nghiệp của mình dành giật nhau từng việc nhỏ trên thị trường thời điểm này “Đấy là vấn đề.” ông giải thích “Rất ít khách hàng có tiền để tới một công ty về quảng cáo. Nhưng báo cáo thường niên được thiết kế bởi các xưởng in, cho nên chỉ những khách hàng thực sự quan tâm tới công việc có tính hiện đại như sản xuất nội thất, ánh sáng được quảng cáo trên các tạp chí kiến trúc.”

Dù vậy Danziger cũng tạo ra được nhưng phong cách nổi bật và quảng cáo cho Flax Artist’s Materials (bao gồm một nhãn hiệu được sử dụng tới ngày nay), General Lighting, Steelbuilt, Inc., và Fraymart Gallery. Ông quay trở lại NY, làm việc một thời gian ngắn với Alexander Ross, một nhà thiết kế chuyên về thiết kế sản phẩm dược, rồi sau đó ông nhận việc tạp tạp chí Esquire, nơi ông được ngồi ngay cạnh Helmut Krone (sau này làm giám đốc thiết kế cho Doyle Dane Bernbach) ở khu nghệ thuật.

Thời điểm này Krone vô cùng ngưỡng mộ Paul Rand trong lĩnh vực thiết kế, coi Rand như thần tượng khi trang trí khu vực làm việc của mình nhiều sản phẩm của Rand. Danziger đã tới và nói với Krone “Nếu bạn muốn tốt như Rand, đừng nhìn vào ông ấy; nhìn vào những gì Rand nhìn vào.”

Kể từ khi làm việc với Esquire, ông có cơ hội làm những việc tốt, Danziger theo học lớp buổi tối huyền thoại của Alexey Brodovitch, “Graphic Journalism” tại New School. Ngay những buổi tối đầu tiên khi sinh viên được đề nghị mang tới những sản phẩm của họ, Danziger yêu cầu Brodovitch “dành thời gian của buổi tối để thảo luận về công việc của mình.”

Brodovitch đã dạy Danziger tin vào sự độc lập của mình

“Ông ấy giúp bạn thấm nhần tư tưởng rằng bạn không thể làm tốt công việc trừ khi bạn đủ cam đảm làm điều gì đó chưa từng thấy  trước đây.”

Danziger nói. Ông ấy cũng dạy rằng phải có “sự tôn trọng vừa phải với thiết kế.” Không giống như Lustig, Brodovitch không cần gắn kèm ý nghĩa định hình thế giới vào thiết kế. “tôi luôn cảm thấy có sự mâu thuẫn giữa hai người thầy đã giúp tôi hình thành quan điểm thiết kế của riêng mình.”

danziger-06

danziger-07

danziger-08

danziger-10

Sau khi hoàn thành khóa học với Brodovitch, Danziger lại quay về bờ Tây lần nữa, lần này ông nghiên cứu kiến trúc, cái ông cho rằng có nhiều ý nghĩa về mặt xã hội. Ông lại theo học California School of the Arts, ông lại tiếp tục học Lustig, cùng với kiến trúc sư Raphael Soriano và kỹ sư Edgardo Contini.

Tại đây ông đã chấp nhận nguyên tắc của Buckminster Fuller về “de-selfing – Tự vấn mình” “Hầu hết những nhà thiết kế trẻ đều lo ngại về việc thể hiện công việc của họ,” Danziger giải thích.

“Và ý tưởng của Bucky Fuller là bạn không xuất hiện – mọi thứ đều là đối tượng. Và một điều rất quan trọng là ý tưởng của việc làm ra một thứ với nỗ lực lớn nhất tạo ra một ý nghĩa tối giản nhất.”

Danziger cũng bị ảnh hưởng bới cuốn Thoughts on Design của Paul Rand vì những vấn đề rõ ràng đã xuyên suốt suy nghĩ của ông “đặc biệt khi ông nói về biểu tượng và sự ẩn dụ” ông nói “Tìm kiếm điều gì đó đại diện cho thứ gì đó khác. Có thể gói gọn trong một hình ảnh duy nhất.” Với Danziger, điều quan trọng không kém khi phân tích để hiểu cái gì cần truyền đạt, “Bạn luôn có thể tìm thấy các biểu tượng thích hợp cho các thông điệp sai,” ông cảnh báo.

Copyright 1999 by The American Institute of Graphic Arts.

Cùng tác giả

#Tag

famous artist famous designer người nổi tiếng

iDesign Must-try

Paul Rand: Nghệ sĩ tiên phong trong ngành quảng cáo Mỹ thế kỷ 20
Paul Rand: Nghệ sĩ tiên phong trong ngành quảng cáo Mỹ thế kỷ 20
Paul Rand đủ can đảm để phá vỡ các truyền thống có sẵn, đồng thời đủ độc lập để là chính mình. Chính ông chứ không phải ai khác đã…
City song: Washington, D.C. - Muôn mặt của thủ đô
City song: Washington, D.C. - Muôn mặt của thủ đô
Cùng khám phá cuộc sống thành thị và vẻ đẹp mỗi thành phố qua con mắt của cộng đồng VSCO. Đây là bộ sưu tập #Citysong của tài khoản Greg…
Những tên tuổi gầy dựng Harper’s Bazaar thuở ban đầu
Những tên tuổi gầy dựng Harper’s Bazaar thuở ban đầu
Harper’s Bazaar là tạp chí thời trang danh giá mà bất cứ ngôi sao nổi tiếng nào cũng muốn được xuất hiện trên trang bìa. Từ nhiều thập kỷ nay,…
The Brilliant Deep: Câu chuyện minh họa về người đàn ông cứu rạn san hô thế giới bằng búa và keo
The Brilliant Deep: Câu chuyện minh họa về người đàn ông cứu rạn san hô thế giới bằng búa và keo
Một cuốn tiểu sử bằng tranh về điều không tưởng trở thành khuôn mẫu phản kháng lại sự tàn độc của tự nhiên. *Bài viết bởi Maria Popova “Liệu thi…
Những thăng trầm khi làm phim hoạt hình ngắn (Phần 1)
Những thăng trầm khi làm phim hoạt hình ngắn (Phần 1)
Liệu đây là sản phẩm vô cùng tốt, hay vô cùng, vô cùng ngu ngốc? Tôi cho rằng nếu công việc của bạn có thể làm cho bạn cười vui,…
Nghề hot tương lai: Nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo (AI)
Nghề hot tương lai: Nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo (AI)
Đó là công việc của nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo, họ phải suy nghĩ qua từng tương tác một và tìm hiểu cách AI phản ứng…