Cuộc vui FaceApp và 150 triệu thông tin người dùng đã bị “đánh cắp”

Những ngày gần đây, bạn dường như “chóang ngợp” bởi sự hiện diện của ứng dụng này ở khắp mọi nơi, khi bạn bè xung quanh liên tục đăng ảnh chân dung hiện tại và trong tương lai của chính họ.

Hơn 100,000 triệu người đã tải xuống ứng dụng từ Google Play. Và FaceApp hiện là ứng dụng được xếp hạng hàng đầu trên iOS App Store tại 121 quốc gia, theo báo cáo của ứng dụng App Annie.

Ứng dụng gây sốt FaceApp trao cho người dùng khả năng thay đổi biểu cảm khuôn mặt, ngoại hình và chân dung lúc về già chỉ với vài thao tác đơn giản. Nhưng ít ai biết rằng, người dùng cũng đang trao cho FaceApp quyền được sử dụng tên và hình ảnh của họ với bất kỳ mục đích nào.

Hình ảnh tổng hợp một nhóm người đa dạng.
Nguồn: Getty

Mặc dù theo các điều khoản dịch vụ của FaceApp, mọi người vẫn sở hữu “nội dung người dùng” của riêng họ (nhận diện khuôn mặt), tuy nhiên công ty này có được giấy phép không bản quyền (royalty-free license), không bao giờ hủy bỏ không thể hủy bỏ để làm bất cứ điều gì họ muốn với toàn bộ dữ liệu họ thu thập được. Cụ thể:

“Bạn cấp cho FaceApp một giấy phép vĩnh viễn, không thể hủy ngang, phi độc quyền (nonexclusive), miễn phí bản quyền (royalty-free), có giá trị trên toàn thế giới, đã được thanh toán đầy đủ, có thể chuyển nhượng để sử dụng, tái tạo, sửa đổi, điều chỉnh, xuất bản, diễn dịch, tạo sản phẩm phát sinh, phân phối, thực hiện công khai và hiển thị Nội dung người dùng (User Content) và bất kỳ tên (name), tên người dùng (username) hoặc bất kì đặc điểm nhận dạng được cung cấp liên quan đến Nội dung người dùng ở tất cả các định dạng và kênh truyền thông hiện đã biết hoặc được phát triển sau đó, mà không cần phải bồi thường cho người sử dụng.

Khi bạn đăng hoặc chia sẻ Nội dung người dùng trên ứng dụng hoặc thông qua Dịch vụ của chúng tôi, bạn hiểu rằng Nội dung người dùng và mọi thông tin liên quan (như [tên người dùng], vị trí hoặc ảnh đại diện) sẽ được hiển thị công khai.”

Điều khoản sử dụng FaceApp


Điều này có thể chưa gây nguy hại gì đến bạn, đặc điểm nhận dạng của bạn có thể vẫn chỉ nằm đâu đó trên các máy chủ Amazon ở Mỹ, như Forbes đã xác định. Thế nhưng, công ty mẹ của FaceApp tại Nga – Wireless Labs – đã sở hữu giấy phép để làm bất cứ điều gì họ muốn với mớ dữ liệu họ thu thập được.

“Gương mặt bạn có thể sẽ xuất hiện trên một bảng quảng cáo đâu đó tại Moscow, hoặc rất có thể chúng sẽ được sử dụng để đào tạo một số thuật toán nhận dạng khuôn mặt AI*”.

Peter Kostadinov

*AI: Artificial intelligence (Trí tuệ nhân tạo), thuật ngữ dùng để chỉ các máy tính hoặc chương trình có khả năng học hỏi và tư duy hoặc ám chỉ ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.

Vấn đề trên có quan trọng hay không tùy thuộc hoàn toàn vào quyết định của bạn.

Dẫu vậy, có vài điều bạn nên cân nhắc trước khi “đem trao” dữ liệu cá nhân của chính bạn cho bất kì ứng dụng đang hot nào. Dữ liệu bị thu thập không phải lúc nào cũng được sử dụng cho các mục đích ta có thể phỏng đoán, và chúng không phải lúc nào cũng được lưu trữ an ninh, an toàn và riêng tư.

Khi một thông tin được tải lên các điện toán đám mây, bạn đã mất quyền kiểm soát cho dù bạn có trao giấy phép hợp pháp cho đối tượng về nội dung của mình hay không. Đó là lý do tại sao Apple – công ty nhạy cảm với quyền riêng tư – đang thực hiện hầu hết các hoạt động của trí tuệ nhân tạo trên thiết bị (on-device). Và hãy tuyệt đối cảnh giác khi bất kỳ ứng dụng nào muốn có quyền truy cập vào thiết bị kỹ thuật số của bạn.

“Để FaceApp thật sự hoạt động, bạn phải cấp cho nó quyền truy cập ảnh của mình – TẤT CẢ ảnh. Ứng dụng này đồng thời có quyền truy cập vào Siri và mục Tìm kiếm, cũng như quyền truy cập để làm mới trong nền. Vậy nên, ngay cả khi bạn không sử dụng FaceApp, FaceApp vẫn đang sử dụng bạn.”

Rob La Glie

FaceApp chưa cần làm điều gì bất chính ngay hôm nay để khiến người dùng thận trọng hơn về việc cung cấp cho nó quá nhiều quyền truy cập vào thiết bị máy tính mang tính cá nhân cao nhất – điện thoại. Nhưng đây không phải là lý do xác đáng để bạn từ bỏ bảo mật thông tin của chính mình.


Tác giả: John Koetsier
Nguồn: Forbes

Cùng tác giả

#Tag

Ai artificial intelligence bảo mật thông tin faceapp rò rỉ thông tin trí tuệ nhân tạo ứng dụng

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Một cậu bé 13 tuổi được tuyển làm thực tập sinh cho Louis Vuitton; ‘Thiếu niên và chim diệc’ giúp đạo diễn Hayao Miyazaki giành Quả Cầu Vàng đầu tiên…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
‘Products of Place’ Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trong thiết kế sản phẩm bền vững
‘Products of Place’ Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trong thiết kế sản phẩm bền vững
“Products of Place” là một nỗ lực khám phá cách mà trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các nhà thiết kế tạo ra các sản phẩm bền vững…