Món quà cho người khốn khổ: Studio đường phố cho dân nhập cư và bản địa tại Mexico

Những người di cư trên các đoàn lữ hành, người đi bộ và du khách tạo nên bối cảnh cho vùng biên giới nhộn nhịp nhất trên thế giới.


Vải và một vài đạo cụ là đủ để nhiếp ảnh gia Alexia Webster thực hiện các studio chân dung trên vỉa hè và gần các quán cà phê. Ở Tijuana, Mexico, cô chụp ảnh người di cư và người Mexico như Gerardo Herrera Betancourt (trái),
từ Mexico City, người đến Tijuana tìm việc.

Tác giả: Nina Strochlic

Ảnh: Alexia Webster


Bài viết xuất hiện trên số báo tháng 08.2019 của tạp chí National Geographic.


Góc chụp rất đơn giản: một ít vải, một cái ghế và có thể là điểm thêm vài nhành hoa. Cư dân ở đây thì phức tạp hơn: bà mẹ người Mỹ đưa con đến thăm người cha Mexico của họ mỗi cuối tuần. Một người bị trục xuất gần đây đang cố gắng xây dựng lại cuộc sống của mình. Họ gác lại những gì đang làm, ngồi lại để chụp một bức chân dung và ra về với một tấm ảnh trong tay.

Đằng sau máy ảnh là Alexia Webster, một nhiếp ảnh gia người Nam Phi, người thành lập các studio đường phố khắp nơi trên thế giới. Tại Studio Transfronterizo, dự án của cô ở Tijuana (Mexico), những nhân vật ghé ngang mang đến một cái nhìn thoáng qua về cuộc sống trên biên giới nhộn nhịp nhất thế giới.

Mỗi ngày có gần 100.000 người đi lại, sinh viên, du khách, người đi bộ hợp pháp từ Tijuana đến San Diego, California, tại biên giới San Ysidro. Webster đã xây dựng studio đầu tiên của mình ở Tijuana, gần một quán cà phê những người mới đến thường dừng lại để được tư vấn pháp lý và ăn trưa miễn phí. Cô đã thiết lập thêm một vài studio như thế trong thành phố: tại một nơi trú ẩn của người di cư, trên bãi biển nơi hàng rào biên giới kết thúc, trong quán Undocumented Café gần công viên Hữu Nghị Đa Quốc gia.


Năm 2018, đoàn lữ hành của những người di cư từ Trung Mỹ bắt đầu đi về phía biên giới Hoa Kỳ. Besy Samileth, một cô gái 17 tuổi đến từ Honduras, đi cùng cha mình để theo đuổi giấc mơ trở thành giáo viên.


Trái: Sau khi bức ảnh này được chụp, Blanca Flores – di cư từ Salvador – và chồng cô, ông Jose Israel Mejía (phải), đã được cấp phép tị nạn ở Anh nhưng Jaime (trái), 16 tuổi, anh trai của Mejía, bị giam giữ và trục xuất.
Phải: Juana Sorto cũng đến Tijuana để xin tị nạn tại biên giới. Cô đã bỏ lại chín đứa trẻ ở Honduras với hy vọng được điều trị y tế cho con trai mình, Nedi Salomón.


Trái: Người di cư và cư dân Tijuana đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Samanta José Vieyra đến từ Michoacán, Mexico.
Phải: Michelet Duprevir đến từ Haiti.


Trái: Jesús González Tejada, một người Mỹ gốc Mexico và Rhonda Moore, một y tá người Mỹ, cả hai đều sống ở Tijuana.
Phải: Pedro Alberto Córdoba đến từ Honduras.


Marcos Gerónimo Rojas sống ở Brooklyn, New York trong 25 năm. Ông nuôi bốn đứa con trên đường đi tị nạn. Năm năm trước, ông bị trục xuất và kể từ đó phải vật lộn với chứng trầm cảm và nghiện ngập.


Jaime Preciado, chín tuổi và em gái sống với ông bà ở Tijuana trong khi người cha sống tại California. Khi Jaime nhìn thấy studio đường phố của nhiếp ảnh gia, em đã ngỏ lời được chụp với cha mình trước khi ông trở về phía bắc.



Josué Natanael Marroquín Orellana Amy Quintanilla đến từ El Salvador đến Tijuana với một đoàn lữ hành di cư vào tháng 11 năm 2018


Gonzalo Salazar Galindo đã bán kem và làm việc trong ngành xây dựng kể từ khi đến Tijuana từ bang Veracruz của Mexico bốn năm trước.


Javier Veloz và con trai năm tuổi của mình, Luis Javier del Jesús, đến từ Tamaulipas, Mexico.


Một trại lớn cho người di cư ở Tijuana giữ những người vẫn đang chờ để xin tị nạn hoặc vượt biên sang Hoa Kỳ. Trong số đó có Blanca Azucena Aguilera và ba cô con gái đến từ Honduras.


Webster hy vọng loạt studio đường phố của cô cho phép những người di cư như Guillermo Antonio Escobar, một công nhân xây dựng từ El Salvador, xây dựng lại kho lưu trữ hình ảnh mà họ có thể đã mất trong thời gian khó khăn.


Những người qua đường khi đến hỏi cô đang làm gì thường kết thúc bằng việc ngồi lại để cô chụp một tấm ảnh chân dung cho riêng mình.

Lourdes Santiago González chụp ảnh cùng con gái Brenda. Cô đã đến nhiều thập kỷ trước đó cùng gia đình để vượt biên nhưng sau nhiều lần thất bại, cô đã ở lại Tijuana. Trong mỗi khâu chụp có hàng dài người đứng chờ đợi: cựu thành viên băng đảng xã hội bị trục xuất khỏi California, một người đóng giả người nổi tiếng biểu diễn quanh hộp đêm hay những người di cư từ Honduras và El Salvador trên đường đến Hoa Kỳ.

Jaime Preciado, chín tuổi, kéo cha mình vào studio của Webster. Em muốn có “một kỷ niệm của cả hai” trước khi cha em quay lại California.

Hơn một thập kỷ trước, Webster chụp ảnh cho Liên Hợp Quốc trong một trại tị nạn ở Kenya thì một người đàn ông nói với cô rằng, anh đã xem các nhiếp ảnh gia đến thăm trong 15 năm nhưng không có một bức ảnh nào dành cho anh hoặc gia đình cả. Webster nghĩ về một studio chụp ảnh của ông bà với mẹ cô khi còn nhỏ, sau khi họ di cư từ Hy Lạp đến Nam Phi. “Đó là bức ảnh quý giá nhất mà tôi sở hữu“, cô nói. “Nó giúp tôi kết nối với việc mình là ai“. Nhiều người trong số các đối tượng chụp ảnh của Webster đã chạy trốn khỏi chiến tranh và để lại gia tài lưu trữ cá nhân ở chốn cũ. Một bức ảnh có thể giúp họ xây đắp lại.

Vào năm 2011, với một máy in và studio chân dung tạm thời ở một góc Cape Town, Webster đã mời mọi người tạo dáng cho một phiên chụp miễn phí. Cô in hình của họ ngay tại chỗ.

“Về cơ bản, việc này là dành cho chính họ, cho những đứa trẻ hay người cháu của họ, những người tình hay bao người bạn của họ“,

Webster chia sẻ. “Đó là việc lưu lại để biết được họ là ai.” Kể từ đó, Webster đã dựng studio ở các khu vực khác, từ đường phố Mumbai, Ấn Độ đến một trại tị nạn ở Nam Sudan.

Cô đưa ra một vài chỉ dẫn khi là người đứng ở phía sau máy ảnh. “Ý tưởng của dự án là để mọi người xây dựng lại kho lưu trữ và khẳng định lại danh tính của người được chụp,” Webster cho hay.

Tôi thích để họ xác định xem bản thân muốn ảnh sẽ trông như thế nào. Bạn muốn bản thân mình ra sao trong mắt người xem?


Nguồn: national geographic

Cùng tác giả

#Tag

cảm hứng National Geographic nhiếp ảnh nhiếp ảnh đường phố

iDesign Must-try

Sách ảnh rùng rợn được chụp trong 20 năm về trang phục Halloween trong tàu điện ngầm
Sách ảnh rùng rợn được chụp trong 20 năm về trang phục Halloween trong tàu điện ngầm
Trong 20 năm qua, nhiếp ảnh gia Seymour Licht đã chụp rất nhiều ảnh về những người mặc trang phục Halloween trên tàu điện ngầm ở New York. Giờ đây,…
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Những tấm vải tuyn thanh tao với chuyển động ma mị trên đồng cỏ và dưới những tán cây được ghi lại trong những bức ảnh mới nhất của Thomas…
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
Ngày 30/09/2023 tại Toong Hoàng Đạo Thuý, Tầng 2, Tòa 25T2, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội sẽ diển ra buổi thảo luận về chủ đề “Haiku thị giác” từ hai…
Khoảnh khắc hoài niệm và kỳ diệu ở những nơi biệt lập nhất Bắc Mỹ
Khoảnh khắc hoài niệm và kỳ diệu ở những nơi biệt lập nhất Bắc Mỹ
Lớn lên trong một cộng đồng biệt lập, nhiếp ảnh gia Brendon Burton đã phát triển khả năng quan sát cách các tòa nhà đổ nát nép mình vào cảnh…
[TCBC] Triển lãm ảnh ‘Rạp chiếu phim - Teatros’ của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert
[TCBC] Triển lãm ảnh ‘Rạp chiếu phim - Teatros’ của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert
Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam và Matca xin hân hạnh giới thiệu triển lãm ảnh “Rạp chiếu phim – Teatros” của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert. Bộ ảnh…
/ai đi/ Soi chiếu Hoa và Mắt tại Triển lãm ‘Hoa Mắt’ của nhiếp ảnh gia Thiên Minh
/ai đi/ Soi chiếu Hoa và Mắt tại Triển lãm ‘Hoa Mắt’ của nhiếp ảnh gia Thiên Minh
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Lần đầu tiên, sau 10 năm miệt mài theo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh chuyên…