Lễ hội Khoa học ngầm và những điều mới mẻ dành cho bạn

Hội chợ khoa học này sẽ tôn vinh những cống hiến của các nhà khoa học, đặc biệt là nhà khoa học nữ không được biết đến rộng rãi.

Chắc chắn là ai cũng biết về Isaac Newton, Albert Einstein, và Bill Nye. Nhưng người sáng lập nên Caveat, nơi tổ chức sự kiện ở Lower East Side của Manhattan (New York, Mỹ), muốn giới thiệu đến các bạn một số nhà khoa học khác, mà có thể bạn không biết như Rosalind Franklin Frances Colón.

Kate Downey và Ben Lillie – người chủ trì của Liên hoan Khoa học ngầm đầu tiên từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6, diễn ra đồng thời với Liên hoan Khoa học Thế giới – sử dụng bộ phim hài để trình chiếu những thành tựu lịch sử đó. Họ bắt đầu phát triển lễ hội đầu năm nay bởi vì sự thất vọng khi tham gia nhiều sự kiện khoa học quay quanh những người đàn ông da trắng lớn tuổi.

Những câu chuyện như vậy diễn ra rất thường xuyên. Một nhóm giáo sư nam toàn diện đã tham gia vào cuộc hội thảo “Những người phụ nữ trong Toán học” tại trường Đại học Brigham Young vào tháng 2 (thậm chí còn có một trang Tumblr chỉ dành để quảng cáo cho nam giới). Nhà văn Jim Holt thảo luận với  Veronika Huben – một nhà vật lý lí thuyết tại Đại học California ở Davis – khi ông đang chủ trì một hội đồng gồm sáu nam và một nữ tại Liên hoan Khoa học Thế giới năm ngoái. Những vấn đề liên quan đế sự bất bình đẳng giới nên được giải quyết vào tháng Ba năm ngoái tại buổi Khoa học Washington.

Vào tháng 3, tác giả Candace Jean Andersen đã khởi xướng một cuộc tìm kiếm trên truyền thông đại chúng để tìm kiếm danh tính một người phụ nữ Mỹ gốc Phi đơn độc giữa một nhóm đàn ông trong bức ảnh tại Hội nghị Quốc tế về Sinh học Cá voi tại Virginia năm 1971. Người phụ nữ đó lên là Sheila Minor Huf, và bà ấy đã tiếp tục làm việc với chính phủ về các dự án bảo tồn môi trường và động vật hoang dã.

Những thành tựu của những người như bà Huff đã khiến cho ông Lillie – một nhà vật lí phân tử cũng như là người đã bắt đầu tổ chức các sự kiện kể các câu chuyện khoa học năm 2009 – và bà Downey – người từng làm giám đốc sân khấu và là hướng dẫn viên cho bảo tàng – cảm thấy hứng thú trong việc mang một Lễ hội Khoa học ngầm đến nhiều khán giả hơn. Đội ngũ của họ bao gồm Raj Sivaraman – một diễn viên hài và là nhà vi sinh vật học – và Maryam Zaringhalam – một nhà khoa học có thể lập trình – đã bắt đầu làm việc với nhau.

Tiến sĩ Sivaraman nói rằng: “Mọi người ai cũng đều thích xem phim hài, và cũng như muốn học hỏi những thứ về chúng. Nó giống như một món rau tươi sạch, và ai cũng muốn thêm một món gì đó ngon ngon ăn kèm với nó.”

Vì thế, diễn viên hài là một phần không thể thiếu của lễ hội. “Sự trả thù của Rosalind Franklin” sẽ được chủ trì bởi diễn viên hài Jacqueline Novak. Chương trình – sẽ bao gồm các chủ đều liên quan đến các nhà sinh học phân tử, những nguời tìm thấy cấu trúc xoắn kép của DNA – sẽ được viết bởi các nhà biên kịch, còn người diễn thuyết sẽ thảo luận về những người có đóng góp to lớn cho khoa học nhưng lại không được công nhận rộng rãi.

Ariel Dumas, người từng làm việc trong phòng nghiên cứu khoa học thần kinh, sẽ tham dự một phần vào phiên bản đặc biệt của “Literati” – một chương trình hiện đang diễn ra tại Caveat. Ở phần này, cô và ba diễn viên hài khác sẽ đóng vai các nhà khoa học châm biến cùng với Lynn Brunelle – từng là nhà biên kịch cho Nhà khoa học Bill Nye.

Cô Dumas, nhà biên kịch cho “The Late Show cùng với Stephan Colbert” viết trong email: “Hài kịch rất hữu ích trong việc giáo dục. Việc cười giúp cho các sợi neurons kích thích nhận thức được những điều này.

Ở lễ hội, cũng sẽ có những sự kiện mang tính nghiêm trang như “Lịch sử phân biệt trong Toán học” vào ngày 6 tháng 6 để giúp mọi người hiểu hơn về cách thức mà giáo dục Toán học đã trở nên phổ biến hơn, vượt qua khoảng cách của sự khác biệt trong nên văn minh và văn hoá các nước. Ông Sivaraman có kinh nghiệm làm việc trực tiếp đối với những vấn đề liên quan đến phạm vi khoa học – đó là sự đặc biệt của riêng ông trong những câu chuyện ông kể để mang lại tiếng cười cho mọi người.

Ông Sivaraman nói rằng: “Khi tôi đang làm công việc sau tiến sĩ, có một giảng viên đến nói thẳng vào mặt tôi rằng người đó không biết phải giải quyết với những người Ấn Độ đang xin việc vào phòng thí nghiệm của anh ấy. Tôi không hiểu tại sao anh ta lại nói như vậy. Và điều này thật sự là một vấn đề không hay ho gì cả.”

Một tổ chức chỉ tập trung vào những đóng góp của những người phụ nữ trong lĩnh vực khoa học – 500 Woman Scientists – sẽ chủ trì về Wikipedia Edit-a-Thon vào ngày 2 tháng 6 dưới sự chỉ dẫn của Zaringhalam. Mục tiêu của sự kiện này là để đổi mới hoặc thay thế những trang Wikipedia phản ánh chính xác hơn những đóng góp của những người phụ nữ.

Tôi lại nghĩ đến những cống hiến của bản thân – những thứ mà sẽ không bao giờ được xuất hiện trên Wikipedia” – Tiến sĩ Zarinhalam nhắc về Frances Colón, một nhà thần kinh học được qua đào tạo. Bà cũng là nhà khoa học phụ nữ cấp cao nhất gốc Tây Ban Nha trong Bộ ngoại giao. Mặc dù Tiến sĩ Colón cũng từng là cố vấn trong mảng bộ phận và công nghệ từ năm 2012 đến 2017, nhưng người phụ nữ này lại không có bất cứ trang Wikipedia nào nhắc về mình.

Những sự kiện khác như “Science Wake: Eulogies for Failed Theories” (vào ngày 6 tháng 6) hay “Academic Stand-up” (vào ngày 3 tháng 6) là những nguồn cảm hứng đến từ hài kịch cho các nhà nghiên cứu.

Đối với Liên hoan Khoa học Thế giới năm nay, họ cần phải xem xét lại một số thứ đã không được miêu tả theo đúng giá trị của chúng, như danh sách những thứ đã làm giảm giá trị của sự đóng góp của phụ nữ. Vì thế, ở lễ hội khoa học ngầm, sẽ có một sự kiện mang tên “Lab Tours for Girls: We Are Woman. Open The Door.”

Vì thế, đối với bà Downey và ông Lillie, họ sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ.

Bà Downey chia sẻ rằng: “Có một nhóm gồm rất nhiều người yêu thích những sự kiện khoa học. Nhưng lại có một nhóm lớn hơn khác lại không thích. Và đây chính là những người mà chúng tôi đang muốn hướng tới.” Tại sao chúng ta lại không mang tiếng cười đến cho họ trên mọi nẻo đường?

Ông Lillie: “Hài kịch là một công cụ hiệu quả không chỉ dành cho công việc phân tích mà còn là một cách để giải trí.” 

Nguồn: The New York Times

Tác giả: Sopan Deb 

Người dịch: Ngọc Quỳnh

Cùng tác giả

#Tag

hội chợ khoa học phụ nữ wikipedia

iDesign Must-try

Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 6)
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 6)
Mối quan tâm nhen nhóm từ những năm 1960 đối với nghệ thuật và khoa học đã tạo cơ hội để phát triển các công trình lai, cũng như các…
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 5)
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 5)
Việc sử dụng vật liệu sinh học trong các tác phẩm trở thành nhân tố kích thích một số nhà phê bình nghệ thuật nói đến nghệ thuật sinh học,…
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 4)
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 4)
Trong những phần trước của bài nghiên cứu, chúng ta đã cùng tìm hiểu về những tác phẩm Bioart gây tranh cãi dư luận như Ánh sáng, chỉ mình Ánh…
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 3)
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 3)
Sau những sáng kiến ​​đầu tiên này, chủ yếu đến từ Mỹ, sự phân hóa bộ môn không hề chấm dứt, mà các lĩnh vực khoa học do các nghệ…
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 1)
Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Khoa học - (Phần 1)
Nghệ thuật và khoa học vốn đã làm phong phú lẫn nhau trong nhiều thế kỷ, tuy nhiên thế kỷ 20 đã đặc biệt tách rời hai lĩnh vực này…
Thực hành Nghệ thuật và Thực hành Khoa học - (Phần 5)
Thực hành Nghệ thuật và Thực hành Khoa học - (Phần 5)
Hôm nay, ta sẽ đến với phần cuối của bài nghiên cứu, tổng kết lại những nội dung trong suốt chuỗi bài vừa qua, để đi đến kết luận rằng…