Erik Kessels: Bức ảnh thật sự không hiển thị trước camera, mà trong chính tâm trí ta

Đầu năm nay, một bức ảnh đen trắng của cô gái trẻ ngồi trên chiếc ghế ở hội chợ bắt đầu xuất hiện trên khắp các thành phố, báo chí, giàn giáo, trạm dừng xe buýt – ngay cả trong một phòng trưng bày nghệ thuật.

Không chú thích, không cố gắng truyền đạt thông điệp gì. Chỉ một hình ảnh, của một cô gái, người xem bắt đầu tạo ra những câu chuyện và ý tưởng riêng của họ. Cô gái này là ai?


Cô là em gái của Erik Kessels – nghệ sĩ, giám đốc nghệ thuật, người đồng sáng lập công ty quảng cáo KesselsKramer – và cô qua đời khi cô còn nhỏ. Hình ảnh đột nhiên phổ biến rộng rãi đó là bức ảnh cuối cùng từng chụp cô – được phóng to, xén bớt và đóng khung bởi cha mẹ của Kessels. Cho đến thời điểm đó, nó chỉ được treo trong phòng khách của họ.

Theo Kessels, ngày nay  “số hình ảnh chúng ta nhìn thấy trước bữa trưa nhiều hơn bất kỳ người nào trong thế kỷ 18 nhìn thấy trong suốt cuộc đời họ.” Như vậy, “chúng ta đang trở thành một dạng của biên tập viên. Bạn cần phải liên tục quyết định những gì bạn nhìn thấy, đọc hoặc nghe. Tôi nghĩ nếu tôi chụp một bức ảnh trong một thành phố hay lễ hội, và mọi người không biết nó là gì, thì đó là một bức ảnh bình thường hoặc không quan trọng ở cái nhìn đầu tiên. Nhưng khi bạn nhìn thấy nó ở mọi nơi, nó trở thành sự tò mò và khiến mọi người nhìn vào nó tự hỏi nó là cái gì.”

“Công việc của tôi hiện tại là tái tạo hình ảnh, và hình ảnh của em tôi được phục hồi từ những ngày đầu tiên tôi làm mà tôi chưa bao giờ quên được. Hình ảnh được chụp bởi một nhiếp ảnh gia ẩn danh tại hội chợ – bạn có thể mua nó ở cuối chuyến đi – vì vậy chúng tôi thậm chí không biết anh ấy. Tôi thích thử nghiệm xem chúng ta có thể kể một câu chuyện bằng ngôn ngữ bản địa và hình ảnh đến mức nào. ”

Ảnh: One Image (Erik Kessels)

Nhưng để làm việc với chủ đề cá nhân như vậy, anh ấy sẽ cảm thấy như thế nào?

Kessels nói: “Nó hoạt động gần giống như việc trị liệu”. “Với hình ảnh của em gái tôi, tấm hình đó không bị phai nhạt mà vẫn xuất hiện xung quanh, do đó, chức năng của một bức ảnh trở thành tính biểu tượng. Cô ấy hẳn đang ở độ tuổi 40 nếu còn sống, nhưng hình ảnh không bao giờ thay đổi. Nhiều điều tồi tệ có thể xảy ra trong bất kì gia đình nào, nhưng hình ảnh có thể giúp bạn vượt qua. Tuy nhiên việc này cũng có một ý nghĩa kép, và tôi cảm thấy một chút không an toàn về nó. Tôi cảm thấy như ‘Tại sao mọi người lại quan tâm đến câu chuyện của tôi? Những người khác nhận được gì từ nó? ‘ Nhưng mặt khác rất nhiều người đã có một trải nghiệm tương tự.”

Đây không phải là lần đầu tiên Kessels tạo ra tác phẩm nghệ thuật từ những mảnh truyện gia đình sâu sắc. Vào năm 2015, ông đã ra mắt “Người cha chưa hoàn thành”, một tác phẩm giới thiệu chiếc xe Fiat 500 (hoặc “Topolino”) cùng một số hình ảnh về dự án phục hồi nó.

Cha của Kessels đã làm việc trên một số dự án để khôi phục những chiếc xe này, hoàn thành bốn và đang làm dự án thứ năm thì bị đột quỵ khiến ông bất động và không thể nói được. “Tác phẩm này nói về một người đàn ông, giống như chiếc xe của mình, sẽ không bao giờ được hoàn thành, vẫn mãi mãi bị gián đoạn,” Kessels nói. Tác phẩm mạnh mẽ này đã được đưa vào danh sách rút gọn cho Giải thưởng Nhiếp ảnh Đức Deutsche Böerse năm 2016.

“Unfinished Father” (Erik Kessels)

Khái niệm về kinh nghiệm chung không bao giờ tách xa các tác phẩm cá nhân của Kessels. Tạp chí anh xuất bản từ đầu những năm 2000 bao gồm nhiều bức ảnh từ các nhiếp ảnh gia được phát hiện tình cờ hoặc những người không chuyên; tại các chợ trời, từ các nguồn trực tuyến khác nhau, hoặc thông qua các album ảnh được tìm thấy. Chỉnh sửa với nhau, kết hợp những câu chuyện, cả trong trí tưởng tượng của người đọc và trong đời thực, vì Kessels thường cố gắng theo dõi các đối tượng trong những bức ảnh của anh ấy.

24 Hrs in Photos, Vevey Images Festival 2014

Những nghiên cứu chuyên sâu về các bức ảnh dường như không có sự liên quan với nhau và tách rời, thể hiện sự phân đôi hình ảnh trong thời đại internet; mỗi ảnh chụp đều rất hấp dẫn nếu chúng ta dành đủ thời gian cho nó, nhưng chúng ta bị bao quanh bởi một khối lượng hình ảnh khổng lồ đến mức chúng ta thường xuyên bỏ qua chúng. Điều này đã được chứng minh trong tác phẩm sắp đặt “24 giờ trong ảnh” của Kessels, trong đó mỗi bức ảnh được tạo ra trực tuyến trong một ngày được in ra và để vào một không gian – không ngạc nhiên, bộ sưu tập chất đầy tận trần trong phòng ảnh FOAM của Amsterdam, và toàn bộ nhà thờ tại Lễ hội hình ảnh của Vevey năm 2014 tại Thụy Sĩ.

“Failed It!”

Vậy điều gì đã đánh lên niềm đam mê với những tấm ảnh được tìm thấy này?

“Làm việc với tư cách là một giám đốc nghệ thuật quảng cáo trong nhiều năm. Khi tôi bắt đầu có một nhóm các nhiếp ảnh gia quảng cáo luôn tạo ra những bức ảnh gần như hoàn hảo. Tôi ghét điều đó vì nó là một thế giới giả, nên tôi luôn cố gắng xem những gì các nhiếp ảnh gia khác có thể làm. Tôi thích những sai sót bạn thấy trong một số tác phẩm và hình ảnh nhất định, và khi tôi ghé thăm chợ trời vào những ngày cuối tuần, tôi thích trải nghiệm những sai lầm rõ ràng và hài hước này.” Tình yêu đối với những lỗi lầm này được củng cố bằng ấn phẩm “Thất bại!” vào mùa xuân năm 2016, với phụ đề, “Cách để biến những sai lầm thành ý tưởng và lời những khuyên để làm hỏng việc một cách thành công”. Trớ trêu thay, cuốn sách mang lại thành công lớn.

Sự khác biệt giữa nhiếp ảnh “nghiệp dư” và “chuyên nghiệp” ngày càng trở nên mờ nhạt. Tất cả mọi người ngày nay cần một chiếc điện thoại là đã có khả năng trở thành nhiếp ảnh gia, với bộ dụng cụ phù hợp và một ít thời gian dành cho kỹ thuật, hầu hết mọi người có thể có một bức hình khá tuyệt vời. Nhiều người sẽ thấy điều này nguy hiểm, và thật đáng sợ với một ngành công nghiệp được xây dựng xung quanh việc học cách trao đổi và thiết lập bản sắc sáng tạo. Tuy nhiên, với Kessels thì không. Anh cho rằng “Khi nhiếp ảnh chỉ dành cho một vài người, có một loại sương mù xung quanh các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp (…) Họ là những thợ thủ công. Có lẽ tôi đã sai, nhưng tôi cảm thấy ngày nay người nghiệp dư đôi khi có những ý tưởng tuyệt vời. Tôi rất thích điều này, vì nó thúc đẩy các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hãy nỗ lực hơn nữa để đưa ra một ý tưởng sáng tạo. Nó không chỉ là những thứ xảy ra trước camera, mà là đằng sau nó, trong đầu họ.”

Giảng dạy một hội thảo tại ECAL , Kessels ngày càng lo ngại rằng sinh viên có hồ sơ năng lực được đầu tư ấn tượng và thiết kế đẹp mắt, nhưng không thể mở ra ý nghĩa của nó. Anh giải thích bằng một phép ẩn dụ: “Rất nhiều nhà thiết kế trẻ hay nhiếp ảnh gia dành quá nhiều thời gian trong khu vườn phía trước của ngôi nhà của họ. Đó là nơi công việc được trưng bày để mọi người nhìn thấy. Nhưng vườn sau là nơi bạn cần chú ý nhiều hơn, vì có hàng rào xung quanh nó. Bạn có thể làm những điều ngu ngốc và lỗi lầm mà bạn có thể cảm thấy xấu hổ sau này, nhưng bạn đã tạo ra những ý tưởng và nguồn gốc mà bạn có thể mang đến khu vườn phía trước. ”

Hans Brinker Budget Hotel (KesselsKramer)
“Just like home”, từ dự án Hans Brinker Budget Hotel (KesselsKramer)
Hans Brinker Budget Hotel (KesselsKramer)

Cách xa các cuộc hội thảo và dự án cá nhân, chúng ta đừng quên rằng tên của Kessels cũng đồng nghĩa với agency nổi tiếng và táo bạo mà anh đã đồng sáng lập ở Amsterdam vào năm 1995. KesselsKramer hiện có một studio và phòng trưng bày ở London, chi nhánh xuất bản và một chi nhánh tại Los Angeles. Không như hầu hết các anh hùng trong lĩnh vực quảng cáo, KesselsKramer không phân biệt giữa công việc của khách hàng và các dự án cá nhân bất thường được tạo ra bởi các nhân viên của ông. Cả hai đều được hoan nghênh, cả hai đều được đánh giá cao – có lẽ đó là những gì đã nuôi dưỡng một cơ thể vì công việc, và một trong số đó đã giữ được chân của khách hàng trong thời gian dài.

“Thiết kế và quảng cáo ở đó để giải quyết vấn đề, nghệ thuật ở đó để nâng cao hoặc tạo ra một vấn đề. Nhưng tôi luôn học cách làm mọi thứ trong môt cái, sau đó đưa nó vào cái kia. Đối với tôi, đó là về ý tưởng; khi một quy định phục vụ một mục đích hoàn toàn khác, với luật lệ cũng khác, bạn phải suy nghĩ xa hơn công việc bạn đang làm.”

Bộ nhận diện thương hiệu “Sint Lucas” (KesselsKramer) 

Trong cuộc sống agency ngày nay, điều này có nghĩa là cho nhân viên sự tự do để theo đuổi con đường khác ngoài deadline công việc của họ, mặc dù không theo một thời gian biểu nào. Kessels khẳng định rằng “thời gian là một thứ tương đối và khi “làm việc trên một thời hạn của dự án”, đôi khi bạn cần một cách hoặc một con đường phụ để đi vào và hít thở để dọn dẹp tâm trí của bạn, rồi sau đó quay trở lại với nó. Rất nhiều người sáng tạo theo kiểu “nhồi nhét” – với rất nhiều thứ trong tâm trí  – và nếu họ làm việc trong vòng hai hoặc ba tháng trên chỉ một dự án liên tục, họ sẽ phát bệnh với nó.

Tôi hỏi có dự án nào khiến anh nhìn lại và nhăn mặt, hay bất cứ điều gì anh muốn quên không? Là một người được phỏng vấn ngọt ngào và đầy chu đáo, anh ta có vẻ ngượng ngùng giả vờ thừa nhận điều đó nhưng cuối cùng, theo cách vô cùng tự tin, anh khẳng định rằng chưa từng có. “Trong 20 năm làm việc với KesselsKramer, tôi rất tự hào rằng tôi hoặc bất cứ ai khác ở đây chưa bao giờ làm bất cứ điều gì “lạm dụng” đến mức không bao giờ muốn nhìn lại nó nữa.”

Tác giả: Emily Gosling
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: Eyeondesign

Cùng tác giả

#Tag

cảm hứng sáng tạo chia sẻ Erik Kessels nhiếp ảnh phỏng vấn

iDesign Must-try

Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Những tấm vải tuyn thanh tao với chuyển động ma mị trên đồng cỏ và dưới những tán cây được ghi lại trong những bức ảnh mới nhất của Thomas…
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
Ngày 30/09/2023 tại Toong Hoàng Đạo Thuý, Tầng 2, Tòa 25T2, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội sẽ diển ra buổi thảo luận về chủ đề “Haiku thị giác” từ hai…
Khoảnh khắc hoài niệm và kỳ diệu ở những nơi biệt lập nhất Bắc Mỹ
Khoảnh khắc hoài niệm và kỳ diệu ở những nơi biệt lập nhất Bắc Mỹ
Lớn lên trong một cộng đồng biệt lập, nhiếp ảnh gia Brendon Burton đã phát triển khả năng quan sát cách các tòa nhà đổ nát nép mình vào cảnh…
[TCBC] Triển lãm ảnh ‘Rạp chiếu phim - Teatros’ của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert
[TCBC] Triển lãm ảnh ‘Rạp chiếu phim - Teatros’ của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert
Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam và Matca xin hân hạnh giới thiệu triển lãm ảnh “Rạp chiếu phim – Teatros” của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert. Bộ ảnh…
/ai đi/ Soi chiếu Hoa và Mắt tại Triển lãm ‘Hoa Mắt’ của nhiếp ảnh gia Thiên Minh
/ai đi/ Soi chiếu Hoa và Mắt tại Triển lãm ‘Hoa Mắt’ của nhiếp ảnh gia Thiên Minh
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Lần đầu tiên, sau 10 năm miệt mài theo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh chuyên…
Khai quật hàng trăm bức ảnh của các nữ nhiếp ảnh gia làm phong phú thêm ống kính Canon
Khai quật hàng trăm bức ảnh của các nữ nhiếp ảnh gia làm phong phú thêm ống kính Canon
Nhiếp ảnh thường được quảng cáo là một trong những phương tiện dân chủ và dễ tiếp cận nhất, khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho những người…