DADAISM - Sự nổi loạn của nghệ thuật (Phần 2)

Dadaism hay Dada là một phong trào nghệ thuật tự do với chủ trương bác bỏ giá trị xã hội, chính trị và văn hóa của thời gian. 

Nối tiếp phần 1, ở phần 2 của bài iDesign sẽ tiếp tục giới thiệu với bạn đọc về sự lan rộng của phong trào Dada trên toàn châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất với các nghệ sĩ nổi bật.

DADAISM – Sự nổi loạn của nghệ thuật (phần 1)

Phong trào Dada ở Berlin

idesign dadaismphongtraonghethuatdada 06

GEORGE GROSZ (1893-1959) và JOHN HEARTFIELD (1891-1968)
‘Life and Work in Universal City, 12:05 Noon’, 1919 (phim ảnh)

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bộ mặt của Dada đã bắt đầu thay đổi. Nhiều nghệ sĩ Dada từng lưu vong trên đất nước Zurich bắt đầu trở về quê nhà và nhận ra sự đổi thay trong cuộc sống. Trong quá trình tái định cư tại Berlin, Cologne, Hannover và New York, Dada đã nâng cao vị thế quốc tế của mình; nhưng mỗi nơi đều mang những đặc trưng và phong cách riêng, được hình thành bởi chính những nghệ sĩ sinh sống tại đó.

Sau cuộc chiến tại Berlin, Dada thiếu đi tính nghệ thuật, thể hiện nhiều tư tưởng và yếu tố chính trị hơn. Thực tế trở nên phũ phàng và những người mệt mỏi vì chiến tranh phải vất vả để sống sót trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Những bất ổn về xã hội và chính trị diễn ra khi hai bên khiêu chiến để giành lấy quyền quản lý. Trong tình hình đó, sự xuất hiện của Dada ở Zurich là hoàn toàn không hợp lí, vì thế Dada tràn đến Berlin mạnh mẽ hơn.

Nghệ sỹ vẽ tường nổi danh xứ Berlin – Thierry Noir và bức tranh tường ở Đại lộ Tự do

Raoul Hausmann, Hannah Höch, John Heartfield và George Grosz là những nghệ sĩ giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện chủ đề châm biếm đối với chủ nghĩa Dada ở Berlin. Kĩ thuật mà hầu hết họ đều sử dụng để truyền tải sự miệt thị là photo montage: cắt ghép những bức ảnh và con chữ từ những tờ báo và tạp chí đương đại. Sự chân thật của những bức ảnh chụp đã gia tăng tính cá nhân trong tác phẩm thông qua việc kết nối thông điệp với thế giới thực tại. Bố cục của những tác phẩm này bị ảnh hưởng bởi phong cách trường phái lập thểvị lai.

George Grosz

idesign dadaismphongtraonghethuatdada 07

GEORGE GROSZ (1893-1959)
‘The Pillars of Society’ 1926 (tranh dầu trên chất liệu canvas)

Công trình nghệ thuật của George Grosz phát triển từ phong trào phản kháng hư vô của Dada thành phương thức thể hiện sự kinh tởm với những yếu tố tàn ác và sự suy đồi của giai cấp tư sản. Ông là một họa sĩ và nhà minh họa tài năng, người có khả năng truyền tải thái độ khinh thường đối với phương tiện truyền thống. Những bức vẽ của Grosz phơi bày sự giả dối của những nhà chính trị, báo chí, quân đội, lớp học cai trị và giáo sĩ tham nhũng. Tác phẩm của ông là tấm gương phản chiếu những mặt xấu trong hành vi của họ. Grosz viết rằng, “loài người tạo ra hệ thống chính quyền tà ác – cấp cao lẫn cấp thấp. Rất ít người kiếm được tiền thậm chí nhiều người phải đối mặt với đói khát. Nhưng điều này có liên quan gì đến nghệ thuật? Đó là vì rất nhiều nhà văn và họa sĩ, những người được gọi là tầng lớp ‘trí thức’ vẫn phải chịu đựng tình trạng này mà không ai đứng lên đòi lại công bằng… Vực dậy niềm tin và giúp những giai cấp bị đàn áp thấy được bộ mặt thật của giai cấp thống trị là mục đích của tác phẩm của tôi.

“The Pillars of Society” là một tác phẩm vẽ chân dung ‘bộ mặt thật của giai cấp thống trị’ trong một căn phòng. Ở thời đại nghệ thuật trung cổ, những vị thánh được tạo hình mang những giá trị biểu tượng giúp họ khỏi bị mù chữ. Ví dụ, Thánh Peter thường được khắc họa với hình tượng vị thánh đang giữ những chiếc chìa khóa vì Chúa đã nói với ông rằng “Ta sẽ ban cho con chìa khóa dẫn đến thiên đường”. Grosz đã nâng cao kĩ thuật này bằng việc sử dụng những chi tiết mỉa mai để xác định tầng lớp bị áp bức.

Ở phía trước chúng ta thấy một vị quan chức người Đức đang mang mắt kính một tròng và biểu tượng chữ vạn – swastika, đây được coi là biểu tượng của Phát xít Đức năm 1920. Gương mặt ông ta rất đáng sợ với những vết sẹo ở hai bên má và đôi môi mỏng nghiến chặt để lộ hàm răng đầy giận dữ. Ông ta cầm một cốc bia và thanh kiếm thể hiện vai trò của một người khơi mào chiến tranh. Tuy nhiên, ông ta không nhận ra sự tàn ác của mình vì tưởng rằng bản thân là một người lịch thiệp với ý nghĩ hoang tưởng thoát ra từ cái đầu.

Ở đằng sau phía bên trái là Alfred Hugenberg, một nam tước báo chí đội một cái bình với biểu tượng cao quý của quân đội Đức. Điều này thể hiện thành kiến về báo chí của Grosz. Ông ta cầm một cây bút chì để viết bài và lòng bàn tay dính đầy máu. Chi tiết lòng bàn tay là biểu tượng của hòa bình nhưng lại dính đầy máu, hậu quả của những bài báo, nó trở thành biểu tượng của tính đạo đức giả.

Ở đằng sau phía bên phải là một nhân vật trông rất giống với Friedrich Ebert, thủ lĩnh Đảng dân chủ xã hội và tổng thống đầu tiên của Đức thời kì 1919-1925. Ông cầm một tờ rơi viết rằng, “chủ nghĩa xã hội đang vận hành” và một lá cờ của nước Cộng hòa Weimar. Grosz thể hiện những điều ông nghĩ về chính trị bằng cách cho nhân vật này một bộ não đầy phân hấp nóng hổi.

Phía sau cùng của tác phẩm là hình ảnh giáo sĩ có khuôn mặt thánh thiện bị rượu làm cho đỏ lên. Với đôi mắt nhắm tịt lại, ông giảng đạo trong sự an toàn mà không nhận ra được thực tại phía ngoài cửa sổ, thành phố đang chìm trong biển lửa và lờ đi cuộc nội chiến dã man phía sau.

Phong trào Dada ở Cologne

idesign dadaismphongtraonghethuatdada 08

OHANNES THEODOR BAARGELD(1892 -1927)
‘Typical Vertical Misrepresentation as a Depiction of the Dada Baargeld’ 1920 (photomontage)

Ở Cologne, Max ErnstJohnannes Baargeld là người sáng lập ra Gruppe D (chữ D trong từ Dada), buổi trưng bày ‘Dada-Vorfrühling’ (Dada-Early Spring) năm 1920 được xem là sự nhục mạ công cộng và bị cảnh sát đóng cửa. Buổi diễn được tổ chức trong một quán rượu nơi mọi người phải đi qua một cái nhà vệ sinh với một dãy bệ tiểu và những người phụ nữ trong trang phục giáo hội đọc lên những bài thơ tục tĩu. Họ cũng khuyến khích những vị khách đóng góp vật triển lãm và hỗ trợ hết mình trong việc tham gia vào tinh thần ‘phản nghệ thuật’ của phong trào Dada. 

Max Ernst

idesign dadaismphongtraonghethuatdada 09

MAX ERNST (1891-1976)
‘The Chinese Nightingale’ 1920 (photomontage)

Max Ernst, như hầu hết những nghệ sĩ thành công trong phong trào Dada, nhận thấy tiềm năng sáng tạo trong những kĩ thuật mà những nghệ sĩ Dada sử dụng cho các hoạt động ‘phản nghệ thuật’. Hausmann và Heartfield đã sử dụng kĩ thuật dựng phim bằng ảnh chụp như là công cụ để châm biếm chế độ chính trị, Ernst biến nó trở nên có vần điệu hơn bằng cách tạo ra những bài thơ từ hình ảnh đặt cạnh nhau. Ông mô tả kĩ thuật cắt dán của mình là ‘sự khai thác có hệ thống những cơ hội hoặc những va chạm bị kích thích nhân tạo của hai hay nhiều thực tế xa lạ trong cấp độ không tương thích – và những vần thơ vui tươi sẽ lóe lên khi những thực tế này gặp nhau’.

Giữa năm 1919 và 1920, Ernst giới thiệu một chuỗi các tác phẩm cắt dán nơi ông kết nối những tác phẩm minh họa các chiến binh tay trần mắt thịt cùng nhiều vũ khí để phân biệt các sinh vật lai kì lạ. Vũ khí và công nghệ được sử dụng cần phải có tính cộng hưởng đến công chúng và bản thân Ernst bởi vì ông phục vụ trong đội pháo binh suốt thời kì chiến tranh và bị thương bởi một cây súng trường.

Trong tác phẩm ‘The Chinese Nightingale’, đôi tay và chiếc quạt của một vũ công phương Đông trở thành tứ chi và cái mũ của một sinh vật kì lạ với cơ thể là một quả bom Anh. Một con mắt được thêm vào phần thân trái bom để tạo ra một chú chim ngớ ngẩn. Ông đã sử dụng tính hài hước kì quặc của mình để gạt bỏ đi nỗi sợ hãi thường tình dành cho bom đạn. Tựa đề tác phẩm được lấy từ bộ truyện cổ tích bởi Hans Christian Andersen và hình ảnh ẩn chứa tính ngụ ngôn.

idesign dadaismphongtraonghethuatdada 10

MAX ERNST (1891-1976)
‘Murdering Airplane’ 1920 (photo montage)

Jean Arp

idesign dadaismphongtraonghethuatdada 11

JEAN (HANS) ARP (1886-1966)
‘Rectangles Arranged According to the Laws of Chance’ 1917 (collage)

Jean Arp là nghệ sĩ hoạt động tích cực trong phong trào chủ nghĩa Dada ở Cologne, ông cũng là người sử dụng kĩ thuật của chủ nghĩa này với mục đích sáng tạo tốt đẹp. Dù cho những người đi trước là những tín đồ cuồng đạo, ông không cho phép bản thân mình như vậy. Các tác phẩm của ông tràn ngập trong cái đẹp, đây là yếu tố mà hầu hết những người theo chủ nghĩa Dada đều lên án. Nhưng điều khiến họ ngưỡng mộ Arp chính là cách ông sử dụng tính ngẫu nhiên khi làm nghệ thuật. Nguyên lý về tính ngẫu nhiên được xem là một công cụ kiến tạo tính ‘phi nghệ thuật’ trong thơ văn và nghệ thuật của chủ nghĩa Dada, bởi vì nó không quan trọng về kĩ thuật và tính thủ công đi kèm với những giá trị nghệ thuật truyền thống.

Từ góc nhìn của chủ nghĩa Dada, những gì họ thấy trong tác phẩm ‘Rectangles Arranged According to the Laws of Chance’ là những mảnh giấy mà Arp đã xé ra thành hình chữ nhật và bỏ vào một miếng giấy to hơn, sau đó dán chúng lại ‘theo nguyên lý tính ngẫu nhiên’ và độ thu hút của chúng. Tác phẩm phải ăn khớp theo những nguyên lý làm nghệ thuật của Dada. Nhưng thật ra ông đã ‘chỉnh sửa’ một vài chỗ để có được sự kết nối và tương tác thẩm mỹ giữa các yếu tố. Không gì có thể ngăn cản một nghệ sĩ tài ba như ông.

Hannover Dada – Kurt Schwitters

idesign dadaismphongtraonghethuatdada 12

KURT SCHWITTERS (1887-1948)
‘Construction for Noble Women’ 1919 (assemblage)

Kurt Schwitters, người định cư tại Hannover sau chiến tranh, đã từ chối tham gia phong trào chính trị của hội Dada tại Berlin để ủng hộ phương châm nghệ thuật ‘luôn hướng đến cái đẹp’. Khi Hausman đề nghị ông tham gia hội Dada, ông đã bị Huelsenbeck từ chối vì ông có suy nghĩ quá thương mại. Mỉa mai thay, tại buổi triển lãm solo đầu tiên tại Thư viện ảnh Bão, Schwitters đã đặt tên tựa đề tác phẩm là ‘Merz’ – từ rút gọn của chữ ‘Kommerz’ (nghĩa là thương mại) – nó được tạo ra từ một mảnh vụn từ tác phẩm cắt dán. Đây là một phần của bức thư từ ngân hàng Thương mại và tư nhân.

Kurt Schwitters đã tạo ra hàng trăm tác phẩm cắt dán và lắp ráp ‘Merz’. Chúng đều bị ảnh hưởng bởi trường phái lập thể và chủ nghĩa kiến tạo nhưng vẫn giữ được những nét riêng. Những tính chất ấy đều bị thay thế bởi nguồn nguyên liệu mà ông thu gom trên đường. Ông cẩn thận tạo ra tác phẩm ‘Merz’ từ những gam màu của rác dựa theo hình dáng, màu sắc, kết cấu và hình thức. Chính sự chọn lựa nguyên liệu đã giúp ông tiếp cận với chủ nghĩa Dada thay vì những triết lý ‘phản nghệ thuật’. Robert Hughes, nhà phê bình nghệ thuật, mô tả ẩn ý chứa trong tác phẩm ‘Merz’ của Schwitters rằng, “Có rất nhiều con người và thông điệp ẩn chứa: những dấu vết của chuyến đi, tin tức, cuộc gặp gỡ, niềm say mê, sự chối từ cùng với thành phố đang chuyển mình mỗi ngày, tựa như một con rắn đang thay da, để lại những gì cũ kĩ phía sau tựa như rác rưởi.”

Phong trào Dada ở New York 

idesign dadaismphongtraonghethuatdada 13

FRANCIS PICABIA (1879-1953)
‘Love Parade’ 1917 (oil on cardboard)

New York là một nơi nổi tiếng dành cho những nghệ sĩ lưu vong suốt chiến tranh thế giới thứ nhất. Francis Picabia, một họa sĩ người Pháp theo trường phái lập thể, ghé thăm New York lần đầu vào năm 1913 để tham gia show diễn Armory, một buổi triển lãm trưng bày những tác phẩm nghệ thuật đương đại đến từ châu Âu và Mỹ. Bản thân không có bất cứ ràng buộc gì, ông dành những năm tháng chiến tranh nổ ra để chu du khắp châu Âu và Mỹ để tuyên truyền hình thức nghệ thuật hiện đại.

Trong thời gian sống ở New York, Picabia đã rất hứng thú với những cỗ máy như là biểu tượng của xã hội hiện đại. Ông đã thể hiện điều này trong ‘portraits mécaniques’, một chuỗi những tác phẩm tái hiện những điều ngược ngạo để ẩn dụ về mối quan hệ của con người. Trong một bài báo trích từ New York Tribune, ông đã nói rằng, “Máy móc đã không còn là một phần hỗ trợ cuộc sống. Chúng thật sự đã hòa nhập và trở thành nhân tố của cuộc sống…Có lẽ tôi đã quá quen thuộc với máy móc thời hiện đại và tận dụng chúng vào studio làm việc.”

Năm 1915, Picabia được một người bạn, Marcel Duchamp, mời cùng với một nghệ sĩ người Mỹ Man Ray (Emmanuel Radnitzky), người có tác phẩm lắp ráp ‘Cadeau’ và ‘Object to be Destroyed’ được đặt ở đầu và cuối trang này, giúp tạo nên nền tảng của chủ nghĩa Dada tại Mỹ.

Marcel Duchamp

idesign dadaismphongtraonghethuatdada 14

MARCEL DUCHAMP (1887-1968)
‘Fountain’ 1917 (ready-made)

Khi Marcel Duchamp đặt chân đến New York, ông đã phát hiện ra sự nổi tiếng, hoặc cũng là tai tiếng từ bức vẽ của mình. ‘Nude Descending a Staircase’, tác phẩm dấy lên nhiều tranh cãi khi được trưng bày tại Armory Show. Tuy nhiên, có một tác phẩm khác của ông trở thành thách thức lớn đối với giới nghệ sĩ.

Năm 1916, Duchamp trở thành thành viên của nhóm nghệ sĩ thành lập Cộng đồng nghệ sĩ độc lập tại New York. Những năm sau đó, họ tổ chức “Buổi triển lãm hàng năm đầu tiên” với một loạt các show diễn thu hút trên dưới 2,500 người tham gia. Những ai trả phí đầu vào đều có thể tham dự với cam kết rằng tác phẩm của họ sẽ được trưng bày trừ một người: Marcel Duchamp.

Tác phẩm của Duchamp là một bức điêu khắc ‘Fountain’ được kí dưới bút danh R.Mutt và là tác phẩm duy nhất bị cấm trưng bày tại buổi triển lãm. ‘Fountain’ thể hiện một bình đựng nước tiểu bằng sứ màu trắng được nhấc ra khỏi kệ và đặt lên chân vịt. Bằng cách kí vào tác phẩm, Duchamp tuyên bố rằng nó đã trở thành tác phẩm nghệ thuật và thách thức người trong giới về tiêu chuẩn xác định nghệ thuật. Duchamp tin rằng mỗi người đều có tiềm năng làm nghệ sĩ và mọi thứ đều có thể trở thành nghệ thuật. Qua con mắt của Dada, tất cả nghệ thuật từ quá khứ đều mất đi giá trị và “Fountain” là tuyên ngôn của một nền dân chủ cho phép nghệ sĩ trao dồi thêm nhiều thứ trong quá trình khám phá thế giới.

Duchamp cũng tạo ra những tác phẩm điêu khắc với concept tương tự như “Fountain”, thứ mà ông coi là ‘ready-made’. Một trong số đó là “Bottle Rack”; một “chiếc bánh xe đạp” gắn trên ghế đẩu bằng gỗ và một cái xẻng treo trên trần nhà với dòng chữ, “Trước khi cánh tay bị gãy”.

Hình ảnh có liên quan

Marcel Duchamp, trái, Bicycle Wheel (1913); phải, Bottle Rack

Di sản của chủ nghĩa Dada

idesign dadaismphongtraonghethuatdada 15

MARCEL DUCHAMP (1887-1968)
‘L.H.O.O.Q’, 1919 (ready-made)

“Hội chợ quốc tế Dada đầu tiên”, diễn ra tại Berlin năm 1920, là buổi triển lãm duy nhất với mục đích trưng bày tất cả các khía cạnh của Dada trên trường quốc tế. Mặc dù có nhiều yếu tố kích thích nhằm khơi gợi sự tìm hiểu, buổi triển lãm thất bại vì công chúng không có hứng thú. Chỉ có một tác phẩm bán được trong số 174 cái. Dada đã mất đi giá trị trong văn hóa hậu chiến tranh nơi thực tế khắc nghiệt của cuộc sống đã làm mất đi cảm giác của công chúng. Mỉa mai thay, ‘Hội chợ quốc tế Dada đầu tiên’ lại là bắt đầu của một kết thúc.

Bản chất của Dada là tự tiêu diệt. Những người theo chủ nghĩa Dada đã lên án sự đồng hóa nhưng nghịch lý là bất cứ sự tiến hóa nào đều sẽ tự chuyển đổi sao cho hòa hợp. Những nghệ sĩ đều có nhu cầu sáng tạo nhưng phương châm ‘phản nghệ thuật’ của Dada đã hạn chế tiềm năng sáng tạo của họ. Có rất nhiều nghệ sĩ tốt thấy được khả năng đó và người giỏi nhất đã khéo léo ứng dụng kĩ thuật tiên tiến của chủ nghĩa Dada vào tác phẩm của mình.

Cuối năm 1920, những người trụ cột đã chuyển đến Paris nơi chủ nghĩa Dada tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, không giống như Zurich và Berlin nơi có phong trào hướng đến sự hợp nhất trong ý thức, ở đây tồn tại những nhân tố kêu gọi triết lý tích cực mà sau này được gọi là Chủ nghĩa siêu thực.

Mặc dù Dada chỉ tồn tại trong vài năm, ảnh hưởng của nó là rất lớn. Những người theo chủ nghĩa Dada giới thiệu và tìm ra những kĩ thuật cùng concept mà người ta thường coi là hiển nhiên trong lĩnh vực nghệ thuật ngày nay – Chủ nghĩa tự động. Họ cũng mở rộng quy chuẩn để xem xét một thứ nào đó có thể coi là nghệ thuật hay không, đây cũng là điều thúc đẩy sự phát triển ở tương lai như trừu tượng, pop art, nghệ thuật ngẫu nhiên, sắp đặt, nghệ thuật tạo khái niệm và những phân khúc hậu hiện đại khác.

Tóm gọn lại phong trào Dada

idesign dadaismphongtraonghethuatdada 16

MAN RAY (1890-1976)
‘Object to be Destroyed’, 1923 (ready-made)

  • Dada là một dạng nghệ thuật vô chính phủ thách thức giá trị xã hội, chính trị và văn hóa của thời gian.
  • Dada kết hợp những yếu tố nghệ thuật, âm nhạc, thơ ca, phim ảnh, ca múa và chính trị.
  • Dada hướng đến việc tạo ra một môi trường để nghệ thuật không bị chi phối bởi các yếu tố truyền thống.
  • Dada là chủ nghĩa chống chính quyền và phản nghệ thuật.
  • Tên gọi ‘Dada’ có nghĩa là ‘hobbyhorse’ hoặc câu cảm thán “Yes-Yes”.
  • The Cabaret Voltaire ở Zurich (Thụy Sĩ) đánh dấu sự ra đời của Dada.
  • Sau chiến tranh, những người theo chủ nghĩa Dada dời đến Berlin, Cologne, Hanover và New York.
  • Hội đã tung ra bản ‘tuyên ngôn’ và tạp chí để truyền tải thông điệp.
  • Họ sử dụng những kĩ thuật như tự động hóa, ngẫu nhiên, dựng phim bằng ảnh chụp và lắp đặt.
  • Họ đã đưa ra những concept mà một tác phẩm nghệ thuật có thể trở thành sự sắp đặt đương đại.
  • Họ thay đổi những quy chuẩn về nghệ thuật.
  • Những buổi triển lãm của Dada đã truyền tải sự nhục mạ công cộng và bị chính quyền ngăn cấm.
  • Dada ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ nghĩa siêu thực, tranh trừu tượng, Pop Art, nghệ thuật ngẫu nhiên, sắp đặt và nghệ thuật tạo khái niệm.
  • Những nghệ sĩ trụ cột trong phong trào Dada là Hugo Ball, Tristan Tzara, Marcel Janco, Richard Huelsenbeck, Jean (Hans) Arp, Raoul Hausmann, Hannah Höch, John Heartfield, Kurt Schwitters, Johannes Baargeld, Johannes Baader, Max Ernst, George Grosz, Hans Richter, Francis Picabia, Man Ray and Marcel Duchamp.

Người dịch: Đáo
Nguồn: Artyfactory

Cùng tác giả

#Tag

chủ nghĩa dada Dadaism lịch sử thiết kế phong trào nghệ thuật

iDesign Must-try

Dada và Nhiếp ảnh Siêu thực (Phần 3) - Các tác phẩm nổi bật
Dada và Nhiếp ảnh Siêu thực (Phần 3) - Các tác phẩm nổi bật
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài 3 phần về Dada và Nhiếp ảnh Siêu thực, chúng ta tìm hiểu những tác phẩm nổi bật còn lại. Bên cạnh sự…
Dada và Nhiếp ảnh Siêu thực (Phần 2)
Dada và Nhiếp ảnh Siêu thực (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về Dada và nhiếp ảnh Siêu thực chúng ta tìm hiểu những phát triển mang tính kế thừa của chúng cũng như những…
Dada và Nhiếp ảnh Siêu thực (Phần 1)
Dada và Nhiếp ảnh Siêu thực (Phần 1)
Để hiểu sâu hơn về mối liên hệ bền chặt giữa Dada và Siêu thực, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tương quan giữa Dada và Nhiếp ảnh Siêu…
Dada (Phần 3) - Các tác phẩm nổi bật
Dada (Phần 3) - Các tác phẩm nổi bật
Chúng ta tìm hiểu những tác phẩm Dada nổi bật còn lại trong phần cuối của loạt 3 bài về trào lưu này. “Những từ ngữ dâng lên, vai của…
Dada (Phần 2) - Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Dada (Phần 2) - Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Trong phần 2 của loạt bài về chủ nghĩa Dada, chúng ta tìm hiểu khái niệm, phong cách, xu hướng và phát triển hậu phong trào; cũng như bắt đầu…
Dada (Phần 1)
Dada (Phần 1)
Hướng đến hai mục tiêu là vừa giúp chấm dứt chiến tranh, vừa trút giải sự phẫn nộ đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc và những hội…