Câu chuyện từ LMNOP - nơi khách hàng là bạn và sáng tạo là nguồn vui

Thành thật mà nói thì chúng tôi luôn thoải mái với công việc sáng tạo!

Đó là lời chia sẻ của Leigh Nelson – đồng sáng lập studio nổi tiếng chuyên về sáng tạo LMNOP, và cũng là tên bài hát yêu thích của Leigh. “90% các dự án của chúng tôi luôn chứa đựng sự hài hướcniềm vui: thậm chí ngay cả khi đó là dự án về xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, vẫn có thể sử dụng màu sắc hoặc một yếu tố nào đó để giúp chúng tôi tạo ra được ít nhất một chi tiết có thể khiến mọi người phải ngạc nhiên và ồ lên thích thú. Đó cũng là lý do tại sao nhiều khách hàng luôn bị thu hút bởi phong cách làm việc của LMNOP. Công việc khiến chúng tôi bị thu hút, chúng tôi luôn hướng tới sự tỉ mỉchu đáo. Đây cũng là phương châm làm việc khi cộng tác với các đối tác của studio.”

Tiến trình tìm hiểunghiên cứu văn hóa khách hàng là bước không thể thiếu khi bạn bắt đầu công việc thiết kế, nhưng rất hiếm khi bạn thấy được cách mà studio làm việc với khách hàng, khi mà các designer phải kiếm kế sinh nhai dựa trên lợi nhuận và lợi ích thương mại khách hàng thu được.

Tonchin Branding

Thách thức trong cách làm việc của LMNOP đều bắt nguồn từ “lòng hiếu khách”. Đó không thật sự là yếu tố cần thiết cho việc thiết kế. “Tôi không bắt đầu bằng việc tìm kiếm một khách hàng cụ thể” – Nelson chia sẻ. Đó cũng chính là cách mà cô cộng tác với người đồng nghiệp Lindsay McCabe (người đã lánh khỏi cuộc sống phồn hoa nơi thành thị) và cùng xây dựng công việc theo nguyên tắc này.

Trước khi thành lập studio vào 8 năm trước, Nelson đang làm việc tại một nhà xuất bản với vai trò là Art Director (giám đốc sáng tạo) cho các tạp chí như Marie Claire, The TravelLeisure, trong khi McCabe đang làm việc trong ngành Dịch vụ. “Chúng tôi bắt đầu công việc với một khách hàng trong lĩnh vực khách sạn, và sau đó là vài dự án trong ngành nhà hàng. Việc xây dựng thương hiệu không chỉ đơn giản là thiết kế logo và đặt chễm chệ ngay trang đầu của cuốn menu. Chúng tôi luôn yêu thích việc phát triển nhiều ý tưởng và bắt tay vào những chi tiết mà chắc chắn rằng bạn sẽ không thể ngờ tới. Và sau đó, ngày càng nhiều khách hàng tìm đến chúng tôi, nhằm cộng tác trong các dự án về nhà hàng của họ” – chia sẻ của Nelson.

Tonchin Branding

Dự án xây dựng thương hiệu cho Tonchin – chuỗi nhà hàng mì ramen đến từ Tokyo và vừa khai trương chi nhánh tại Mỹ là một trong những ví dụ điển hình về cách tiếp cận toàn diện của LMNOP. Khách hàng muốn một diện mạo và phong cách được lấy cảm hứng từ “thiết kế truyền thống của Nhật Bản”, nhưng vẫn phải có “tinh thần không thể nhầm lẫn của nước Mỹ”. Do đó, studio đã sử dụng các chi tiết kẻ đậm, hình đồ họa và những khuôn mẫu hình học để tạo ra 8 phiên bản menu khác nhau, cũng như hình dáng của bát mỳ ramen và chiếc khăn turban trên cổ của người phục vụ. “Ý tưởng đằng sau những khuôn mẫu đó là sự kết hợp bền vững giữa hai nền văn hóa hoàn toàn khác biệt, đặc biệt nhắm đến biểu tượng là bát mỳ ramen,” chia sẻ của LMNOP. “Các chi tiết hình học còn là sự tương phản hoàn hảo cho một vài chất liệu hữu cơ trong không gian của quán, chẳng hạn như đồ gốm sứ sáng màu và khay đựng đũa (bởi artist Helen Levi) xuất hiện trên menu.” Xây dựng thương hiệu còn lưu tâm đến việc thiết kế nên các chi tiết trang trí đồ họa trên tường của nhà hàng, được tạo ra bởi một khách hàng khác của LMNOP (hiện vẫn đang cộng tác thường xuyên) – Carpenter + Mason.

Tonchin Branding

LMNOP thậm chí còn tạo ra đồng phục cho nhân viên bằng việc kết hợp màu xanh navy, chất liệu denim và áo phông của thương hiệu thời trang Peel; được dệt bởi artirst Alison Charli Smith để biến hóa một trong những chất liệu thông thường thành dạng sợi dệt truyền thống của Nhật. Ngoài ra, LMNOP còn thiết kế một bức tranh tường là các sợi mỳ xoăn tít để trang trí trong khu vực nhà vệ sinh. Đó thật sự là một cách tiếp cận đa phương diện rất tuyệt vời; và ắt hẳn bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng những ý tưởng sáng tạo trên có thể đã được bắt nguồn từ tình yêu của Nelson về ăn uống, du lịch, và ý tưởng xuất phát từ “trải nghiệm” với những rung cảm đầy mê hoặc.

Tonchin Branding

Có rất nhiều thiết kế lấy ý tưởng từ những trải nghiệm, đó không chỉ là một mà là tất cả mọi thứ – được kết hợp cùng nhau để đưa đến cho bạn những xúc cảm đặc biệt. Thức ăn và đồ uống của thực khách rất quan trọng, nhưng có nhiều thứ hơn thế nữa – đó là nguồn năng lượng xã hội, sự rung cảm và các bức vẽ trang trí trên tường, hay cảm giác của menu nằm trên tay bạn. Có hàng ti tỉ thứ mà có thể bạn sẽ không biết rằng bạn đã cảm nhận, nhưng điều này vẫn thật sự quan trọng khi bạn muốn truyền tải được sắc thái hoàn hảo của một thương hiệu”.

“Studio vẫn nhỏ, số lượng cũng chỉ khoảng 5 người nhưng chúng tôi luôn tự tin rằng mình sẽ đem đến  cho khách hàng những thiết kế hoàn hảo trong thời điểm hiện tại. Chúng tôi tồn tại trong cộng đồng sáng tạo The Pencil Factory trên đường Greenpoint, Brooklyn. Mối tương quan giữa chúng tôi được hình thành nhờ con số nhỏ nhặt ấy, khi bạn được cộng tác với những đồng nghiệp hiểu rõ mình và hiểu rõ chất lượng mà một ngành công nghiệp thân thiện mang lại. Điều may mắn là LMNOP luôn có nhiều khách hàng thông qua truyền miệng. Tôi chưa bao giờ phải rời bỏ sau bất kì thứ gì, hoặc phải tham gia một buổi pitching nào đó; thật sự chúng tôi đã rất may mắn. Tôi còn nghĩ rằng, tôi đã không bắt đầu với những yếu tố căn bản cần thiết như một kế hoạch kinh doanh hoặc mục tiêu gì đó ở trong đầu, mọi thứ diễn ra rất tự nhiên.” chia sẻ của Nelson.

Đó là sự chiến thắng trong công việc, nhưng có một thứ khác giúp LMNOP duy trì các mối quan hệ. Studio đã hình thành nên sự hợp tác, như đã đề cập ở trên, thông qua quá trình cộng tác lâu dài với công ty thiết kế nội thất và kiến trúc Carpenter + Mason, cả hai phía đều mang đến cho đối tác những dự án mà họ đang tham gia. “Chúng tôi phát triển một mối quan hệ tuyệt vời với họ và biết rằng gu thẩm mỹ của họ thật sự rất tinh tế,” Nelson chia sẻ.

Carpenter + Mason branding

“Khi làm công việc xây dựng thương hiệu cho các công ty, LMNOP sẽ trải qua một tiến trình với tất cả các dự án mới: làm việc cùng team để biết được lý do tại sao bạn thích hoặc không thích một yếu tố, bạn không nhất thiết phải có lý do “tại sao” – nhưng sẽ tốt hơn nếu thấy được mọi người hướng hoặc không hướng về điều gì đó, cũng như xem xét rằng họ có muốn tham gia vào dự án hay không. Nếu bạn đang nhận dạng một thương hiệu, có thể đối tác sẽ mang đến cho bạn một nhân tố nào đó, một tấm menu chẳng hạn; tôi nhớ rằng Carpenter + Mason đã mang đến cho chúng tôi nhiều mảnh ghép nghệ thuật trực quan, dù nhỏ thôi, giống như một bức tranh sơn dầu chỉ với một mảng đen duy nhất. Nhưng đó lại là thứ đem đến cho bạn những rung cảm và nguồn cảm hứng thẩm mỹ, việc của bạn là phải tìm ra cách để truyền đạt tính thẩm mỹ vào trong thiết kế của mình.”

Carpenter + Mason branding

“Công việc của Carpenter + Mason được truyền cảm hứng từ các mảnh ghép nghệ thuật, cái mà họ đã cho chúng tôi thấy – như một nguồn “tham khảo” cảm xúc, vì thế chúng tôi đã ghép nối chúng lại với nhau thành những dáng hình cụ thể và xây dựng nên vóc dáng của thương hiệu. Phương thức này rất đơn giản, y hệt như chính bản thân chúng vậy. Lưu ý rằng chất liệu là nền tảng rất quan trọng.”

Branding cho Tập đoàn khách sạn Morgan

Trở lại với sự thoải mái. Đó là một danh từ được cân nhắc rất nhiều trong thế giới của thiết kế đồ họa – Ít nhất không phải là trong những cuộc hội nghị nhàm chán – nhưng sự đổi mới của LMNOP mới thực sự là công việc, và từ việc trò chuyện với Nelson, tôi đã tự tin về tương lai của studio. Thậm chí, một dự án đơn giản và nhanh gọn của studio với Khách sạn Morgans cũng đã xác nhận điều đó: những thiết kế về khách sạn khác mà bạn đã từng nhìn thấy chỉ như những mô hình nhân tạo được nhân bản. Điều đó hoàn toàn thay đổi khi mà những minh họa được tạo ra trong ngôi nhà của chúng tôi – các designer của studio còn là những nhà minh họa. Một trong số đó là Heidi Chisholm.

Vì vậy, bằng cách nào mà studio có thể đặt đúng trọng tâm, ranh giới nơi LMNOP có thể thúc đẩy khách hàng để sáng tạo nên điều gì đó hài hước và ấn tượng – hơn là việc khách hàng chỉ mong muốn cảm thấy thoải mái hoặc chỉ cần như họ mong đợi? “Trong nhiều năm qua, tôi đã học được cách để có thể nhận ra các khía cạnh trong mong muốn của khách hàng, liệu họ sẵn sàng bao nhiêu để phá vỡ ranh giới của sự an toàn, chỉ trong tức khắc. Khách hàng bị thu hút bởi công việc của chúng tôi vì một lý do nào đó, vì thế họ rất dễ dàng cởi mở để lắng nghe những ý kiến của chúng tôi. Bạn có thể đo lường được phản ứng của khách hàng và dự đoán xem họ có thể chấp nhận những ý tưởng hài hước theo mức độ nào; và chúng ta có thể sáng tạo được bao nhiêu để tiến hành một dự án.” Chia sẻ của Nelson.

“Nếu chúng ta thấy một lá cờ đỏ, điều đó có thể là thứ gì đó mà chúng ta không có được. Nhưng để thúc đẩy mọi người nhiều hơn, chúng tôi luôn luôn có thể thuyết phục họ rằng một lộ trình có thể dự đoán trước không phải là thứ mà mọi người sẽ quan tâm đến trong khoảng 6 tháng đến 1 năm tiếp theo, nó chỉ đến và đi nhanh chóng. Vì thế, thật sự là không hề khó chút nào.”

Morden Classic

Vậy nên, hãy luôn thoải mái với công việc sáng tạo!

Nguồn: Eye On Design

Tác giả: Emily Gosling

Dịch giả: Thụy

Cùng tác giả

#Tag

branding sáng tạo studio thiết kế thương hiệu

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Meta đã công bố giai đoạn đầu tiên của quá trình làm mới thương hiệu cho Facebook, vẽ lại logo và wordmark, đồng thời giúp màu xanh đặc trưng của…