Bí kíp làm Portfolio: Những điều nên và tuyệt đối không nên làm

Bạn đã hoàn thành tác phẩm, bây giờ điều bạn cần làm là tạo ra sự khác biệt bằng cách trình bày thật tốt. Để giúp bạn có thể tận dụng tài nguyên cũng như tránh những lỗi hay gặp, chúng tôi đã phỏng vấn các nhà thiết kế tài năng đến từ những studio nổi tiếng như Pentagram, ustwo, Wieden+Kennedy và Moving Brands để có được  lời khuyên từ họ. Mỗi người đều đã xem qua vô số hồ sơ năng lực – portfolio và dưới đây là chia sẻ của họ.

Jody Hodson-Powell, làm việc tại Pentagram

Chúng tôi thường xem portfolio của những sinh viên mới tốt nghiệp, và dù trân trọng thời gian và công sức mà họ bỏ ra, vẫn có vài thứ tôi muốn mọi người hãy ghi nhớ khi làm việc.

Bạn chưa phải là một nhà thiết kế thương mại

Tất nhiên sẽ có một sự thôi thúc khiến bạn muốn đem thiết kế của mình ra ngoài cuộc sống, nhưng vô số những dự án sử dụng LiveSurface không thật sự đem lại hiệu quả. Khi bạn cố gắng đặt những dự án của mình lên bản quảng cáo giả hoặc mẫu cover bằng vinyl như người khác hay làm, điều đó khiến tác phẩm của bạn dễ bị lu mờ – khi đó sẽ rất khó để bạn tỏa sáng.
Portfolio của bạn không cần phải là thành phẩm chễm chệ trên website của một công ty lớn, điều tuyệt vời nhất của một nhà thiết kế mới tốt nghiệp hoặc mới vào nghề chính là tác phẩm của bạn đầy sáng tạo và không sợ thất bại. Các thiết kế tuy cần sự khéo léo và kỹ lưỡng, nhưng không đồng nghĩa với việc phải thêm vào đó sự phù phiếm không cần thiết.

Xác định rõ vai trò trong công việc

Nhiều người đã bắt tay thực hiện nhiều dự án khi còn học đại học và điều này rất tuyệt, nhưng đừng cố gắng đòi hỏi mọi thứ phải thuộc về bạn. Chúng tôi đã chứng kiến không ít người đến trình bày dự án giống hệt nhau nhưng không hề nói rằng đó là kết quả của một nhóm hoặc vai trò của họ là gì, thật khó chịu đúng không? Hãy nói rõ vai trò của bạn, giải thích những điều đã làm và đề cập những điều không làm là một hành động tốt cần được học hỏi. Thật lòng mà nói thì, không một ai tin rằng bạn đã tự làm tất cả mọi thứ.

Nội dung cũng quan trọng như hình ảnh

Nếu bạn muốn dấn thân vào sự nghiệp thiết kế, hãy trình bày những con chữ trên CV thật tốt. Đó chính là một phương thức giao tiếp và thường là điều đầu tiên mà chúng ta nhìn vào ở một hồ sơ năng lực; đó chính là ấn tượng ban đầu, hãy dành thời gian cho nó.

Tiết lộ quá trình

Luke và tôi muốn nhìn thấy những thứ đã được giải quyết nhưng cụ thể hóa những đam mê mà bạn có cũng là một điều tốt. Hãy cho người khác thấy rằng bạn có trải qua giai đoạn thử nghiệm, trình bày quá trình làm việc, cho thấy những bản phác thảo, những thứ góp phần tạo nên kết quả. Khi còn là sinh viên vừa tốt nghiệp, quá trình và kết quả là quan trọng như nhau.

Đầu tiên hãy làm cái đã

Cuối cùng thì, đây là một điều đơn giản, nhưng đừng đi trước chính mình.

Matt Gypps (AKA Gyppsy), nhà thiết kế chuyên nghiệp làm việc tại ustwo

Hãy thật đơn giản

Chúng ta là những cá thể bận rộn, vì vậy hãy cho phép tôi nhìn thấy tác phẩm của bạn nhanh nhất có thể. Chúng tôi không muốn vật lộn với việc tìm ra trang cá nhân của bạn. Hãy kể một câu chuyện và cho chúng tôi biết cách bạn có được thành quả như thế nào. Phần trên, dưới, những bản phác họa, bản gốc, mọi thứ. Chúng tôi muốn biết bạn suy nghĩ như thế nào cũng như những thứ mà bạn có thể tạo ra.

Hãy liên quan hóa mọi thứ

Nếu bạn muốn một công việc trong ngành thiết kế, hãy đưa ra những dự án cho thấy khát khao đó trong hồ sơ năng lực. Khi bạn ứng tuyển vị trí digital designer nhưng chỉ có dự án in ấn trong portfolio thì thật là khó khăn. Thậm chí nếu bạn không có những dự án liên quan, hãy cho thấy rằng bạn có tinh thần học hỏi – những thí nghiệm, khóa học. Hãy cho chúng tôi thấy được sự đam mê! Chúng tôi thích những người có lối sống sáng tạo. Thật tuyệt khi thấy được các mặt khác nhau của dự án, blogs và những thứ khiến bạn giận dữ. Những thứ cho chúng tôi thấy rằng bạn thích những điều bạn làm.

Hãy trung thực

Nếu tác phẩm bạn tạo ra là kết quả của sự hợp tác ăn ý với những nhà thiết kế khác, hãy nói rõ phần nào bạn chịu trách nhiệm. Tương tự, nếu bạn đưa ra những tác phẩm mang tính khái niệm (ví dụ như  tác phẩm không phải từ yêu cầu khách hàng), điều đó thật tuyệt vời, chỉ có điều hãy chắc chắn rằng bạn nói điều đó ra.

Chú ý đến từng chi tiết

Chú ý đến chính tả, dấu câu và ngữ pháp. Hãy nhờ một người bạn kiểm tra lại portfolio để đảm bảo là nó không có một lỗi nào. Nếu bạn không kiểm tra những lỗi cơ bản thì điều đó cho thấy sự thiếu cẩn thận. Và hãy cá nhân hóa từng đối tượng: khi liên hệ với công ty, hãy giới thiệu sao cho thật ý nghĩa. Chúng tôi có thể copy và paste hồ sơ ứng tuyển vào sọt rác (thậm chí sẽ tệ hơn nếu bạn quên đổi tên công ty đã nộp trước đó!). Hãy nghiên cứu công ty đó làm trong lĩnh vực gì, và liên hệ lại chính bản thân. Trang này nói về cái gì? Điều gì khiến chúng thu hút bạn? Dự án nào là dự án cá nhân? Bằng cách này, bạn có thể cho họ thấy lí do tại sao bạn lại ứng tuyển cho họ.

Karen Jane, giám đốc thiết kế của Wieden+Kennedy tại Luân Đôn

Thiết kế tốt sẽ tạo ra sự kết nối ngay lập tức, đây là điều mà một hồ sơ năng lực cần phải làm được. Công việc có khiến bạn lùi bước? Nó có khiến bạn cảm thấy điều gì đó không? Bạn có muốn tìm tòi thêm? Hay chỉ đơn giản vậy thôi?

Một khi bạn nghiên cứu sâu hơn, đó chính là lúc bạn thật sự có được tinh thần của một nhà thiết kế, và hiểu được họ là ai. Ý kiến của họ về thiết kế là gì? Họ tiếp cận như thế nào? Miêu tả tác phẩm ra sao? Họ đam mê điều gì? Tất cả những điều này được thể hiện trong tác phẩm.

Tôi khuyến khích những nhà thiết kế tạo ra những portfolio dễ thở và thoáng, đừng cố đặt từng dự án vào một hệ thống nếu như điều đó thật sự không cần thiết. Hãy cân nhắc khi chọn những dự án và chỉ đưa ra những tác phẩm xuất sắc nhất, những điều từ đáy lòng khi ở cương vị là một nhà thiết kế. Thêm vào đó là một số tác phẩm cá nhân, những thứ đang dần hoàn thiện, bản thảo và cả các thí nghiệm. Hãy tạo ra thứ mà bạn yêu và cảm thấy thích thú khi kể về nó. Chia sẻ cho chúng tôi biết bạn đã làm những gì và tại sao lại như vậy, đơn giản vậy thôi.

Tôi bị hấp dẫn bởi những tác phẩm có tính đa dạng, thông qua những phương thức tiếp cận khác nhau và lối suy nghĩ tuyệt vời. Tác phẩm cho ta cảm giác dũng cảm, bản năng kèm theo một tinh thần tốt. Nó không cần thiết phải thật đặc biệt hay được rèn giũa để tạo ra phong cách nhất định, bởi vì hầu hết những bài thực hành tại Wieden+Kennedy đòi hỏi sự linh hoạt và đa dạng. Tôi nghĩ rằng bạn không cần phải xác định mọi thứ khi tốt nghiệp. Hãy cho người khác thấy rằng bạn sở hữu một cái đầu đam mê học hỏi và sẵn sàng thử thách mình với những cách làm việc khác nhau, điều đó sẽ làm nổi bật tiềm năng trong bạn.

Tewart Davies, giám đốc thiết kế, và Madeleine Fortescue, quản lý tài nguyên và nhân sự của Moving Brands

Tập trung vào tác phẩm tốt nhất, và câu chuyện của nó

Madeleine:

Những sinh viên mới tốt nghiệp thường rất háo hức muốn cho người khác thấy được số tác phẩm mà họ đã tạo ra, điều này cũng hay, nhưng có thể khiến cho sự rõ ràng và mạch lạc trở nên mờ nhạt khi phải xem qua quá nhiều. Lời khuyên chân thành từ tôi là hãy điều chỉnh portfolio của bạn bằng việc tập trung vào những dự án tốt nhất. Hãy nói thật chi tiết về hai hoặc ba dự án tốt nhất, và lí do tại sao.

Stewart:

Thật tuyệt vời khi một người nào đó luôn cố gắng kết nối người xem và tạo ra một portfolio rõ ràng và súc tích, có được sự cân bằng giữa kĩ năng và lối suy nghĩ sáng tạo. Lời khuyên của tôi là hãy tập trung vào tác phẩm tốt nhất của bạn, và kể cho chúng tôi nghe về quá trình hình thành kèm theo một số lỗi phát sinh. Chúng tôi không muốn thấy sản phẩm hoàn thiện, mà chính là câu chuyện làm nên nó.

Hãy thành thật với bản thân, và tránh xa những cám dỗ

Maddie:

Theo tôi thì thật đáng thất vọng khi những người mới tốt nghiệp yêu cầu chúng tôi nhận xét về trang cá nhân của họ, và chúng tôi đã gặp phải điều này rồi. Tôi thật sự trân trọng những cá nhân dành thời gian để tô điểm tác phẩm mà họ cho là tốt nhất. Đừng coi thường sức mạnh của những vật hữu hình, các bản sơ khai và thứ chúng ta có thể có được.

Stewart:

Đừng giấu đi những tác phẩm đang trong quá trình hoàn thiện, việc xác định mức độ yêu cầu kĩ năng trở nên khó khăn khi chúng bị giấu đi. Hãy tạo điều kiện cho tác phẩm được lên tiếng vì nó sẽ thể hiện khả năng thật sự của bạn. Đồng thời, đừng phụ thuộc quá nhiều vào những thứ người khác đăng tải trên trang web như Behance, tôi thấy rất nhiều portfolio của những người mới tốt nghiệp thường có xu hướng sao chép những tác phẩm trên các trang tương tự, và điều này rất hay xảy ra. Hãy gây ra sức ảnh hưởng bằng mọi cách. Nhưng cần đảm bảo rằng bạn sẽ là người quyết định cách trình bày tác phẩm của mình tốt nhất có thể.

Lời khuyên hữu ích:
Maddie:

Một portfolio sạch sẽ và rõ ràng sẽ giúp bạn nổi bật, tập trung vào những điều cốt lõi liên quan. Hãy nhớ rằng chất lượng tốt hơn số lượng.

Stewart:

Điều chỉnh nội dung, đảm bảo sự mượt mà và nhất quán khi người khác đọc qua và đừng ngại cho họ thấy những tác phẩm thử nghiệm hoặc các yếu tố mà bạn cho là hơi lạc đề. Ví dụ như một tác phẩm điêu khắc hoặc một số mã hóa mà bạn tự học sẽ góp phần tạo nên một cái nhìn thật sự thú vị.

Ảnh bìa: Self-Portfolio: Ordinary Man. Life bởi CK Chin và Kerning Design

Người dịch: Đáo

Nguồn: It’s Nice That

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá Kiến thức Portfolio

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
[UX/UI] 8 kỹ năng thiết kế portfolio giúp bạn tiếp cận nhiều nhà tuyển dụng
[UX/UI] 8 kỹ năng thiết kế portfolio giúp bạn tiếp cận nhiều nhà tuyển dụng
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc UX/UI, bạn cần thể hiện rằng bạn có cả kỹ năng thiết kế giao diện người dùng cũng như kỹ năng thiết…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Liệu nhà sáng tạo có cần một trang web cá nhân giữa rất nhiều mạng xã hội ngày nay?
Liệu nhà sáng tạo có cần một trang web cá nhân giữa rất nhiều mạng xã hội ngày nay?
Quyết định lựa chọn nền tảng nào để thể hiện tác phẩm đều dựa trên tính chất của tác phẩm, cách truyền tải cũng như cách bạn muốn thể hiện…