Anh em nhà Wright đã tư duy thiết kế như thế nào?

Anh em nhà Wright là ví dụ điển hình cho việc phấn đấu để trở nên vĩ đại. Họ cũng là minh chứng tuyệt vời cho khái niệm tư duy thiết kế, tận dụng năng lực trí tuệ, từ đó phát minh ra động cơ biết bay đầu tiên mà ngày nay ta đều biết đến với tên gọi “máy bay”.

idesign anh em nha wright da tu duy thiet ke nhu the nao 01

Wilbur Orville Wright là con trai của Milton Wright. Hai anh em đã dành những năm tháng tuổi trẻ của mình để giúp cha trong công việc – khi đó đang là biên tập viên cho một tạp chí địa phương. Vài năm sau, WilburOrville bắt đầu hợp tác kinh doanh một tờ báo mang tên “West Side News” (Tin tức miền Tây), và sau đó dấn thân vào mảng in ấn. Nhiều năm sau nữa, họ mở một cửa hàng có tên “Wright Cycle Shop” (Cửa hàng xe đạp Wright) ở Dayton, Ohio. Việc kinh doanh xe đạp hoàn toàn phù hợp và đem lại cho họ nhiều niềm vui bởi anh em nhà Wright là những người có đầu óc “thợ máy” và thực sự quan tâm đến ngành này.

Lần đầu anh em nhà Wright tiếp cận vấn đề về “bay”, họ đã thể hiện tài năng của mình. Thời điểm ấy, không ít người biết được nguyên tắc cơ bản của việc bay lượn, nhưng dường như không ai có thể vượt qua “rào cản” và bay thực sự. Ở những lần thử nghiệm bay trước, để kiểm soát hướng và góc của máy bay, phi công đã phải di chuyển cơ thể mình. Anh em nhà Wright quan sát và kết luận: thay vì di chuyển cơ thể cùng máy bay, sẽ tốt hơn nếu ta có thể kiểm soát bằng đôi cánh.

idesign anh em nha wright da tu duy thiet ke nhu the nao 03

Năm 1900, anh em nhà Wright lên đường tới Kitty Hawk, North Carolina và chuẩn bị một khu vực với nhiều cồn cát để bay thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm đầu tiên thất bại vì “chiếc diều” không sinh ra đủ lực. Thử phương án khác, hai anh em để chiếc diều bay lượn tự do và quan sát. Sau nhiều lần kiểm tra và ghi chép dữ liệu, họ nhận ra những thông tin về bay lượn trước đây hoàn toàn sai và không chính xác.

Ngay sau đó, anh em nhà Wright trở lại Dayton vào năm 1901 và phát minh ra “Wind Tunnel” (hầm gió). Dành nhiều thời gian kiểm tra vô số bề mặt cánh để hiểu được các yếu tố cản gió, họ đã tìm ra bề mặt phù hợp nhất. Nắm chắc nguyên lý về sức cản gió, bề mặt cánh, gió,… anh em nhà Wright trở lại khu vực thử nghiệm cũ và chế tạo một máy bay khác (máy bay thứ ba của họ). Hai anh em đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu được và tích hợp chúng vào chiếc máy bay thứ ba này. Như sự đền đáp cho những nỗ lực, cuộc thử nghiệm bay đã thành công sau hơn một nghìn chuyến bay trượt. Khi anh em nhà Wright đã làm chủ hoàn toàn nguyên lý lướt gió và cách kiểm soát việc bay, họ tiếp tục sáng tạo thêm nhiều cỗ máy khác.

Khi không ai có thể đảm nhiệm việc sản xuất động cơ, anh em nhà Wright tự xây dựng động cơ cho riêng mình. Động cơ hoàn thành nặng khoảng 317 kg đến 340 kg – một động cơ bốn xi lanh. Chuyến bay đầu tiên chỉ kéo dài 12 giây, nhưng thời gian bay tăng dần ở các lần sau. Họ dồn tất cả sự tập trung vào máy bay và hàng không, dành cho chúng toàn bộ thời gian mà không màng đến việc gì khác.

Cuối cùng, Wilbur và Orville đã nhận được bằng sáng chế máy bay vào ngày 22 tháng 5 năm 1906.

Có thể bạn đang tự hỏi tại sao tôi lại kể bạn nghe những chi tiết này? Giờ đã đến lúc phân tích câu chuyện trên và nói về quy trình tư duy trong thiết kế.

idesign anh em nha wright da tu duy thiet ke nhu the nao 02

Anh em nhà Wright đã thực sự thấu hiểu, họ đã đứng ngoài bãi biển hàng giờ chỉ để xem những con chim bay lượn và cố gắng hiểu xem làm thế nào mà loài chim có thể bay tuyệt vời như vậy.

Anh em nhà Wright đã xác định vấn đề bằng cách nhìn thẳng vào sự thật, những khuyết điểm của các chuyến bay lúc bấy giờ. Không ai có thể giải quyết chúng cho đến khi anh em nhà Wright xuất hiện. Mất hơn nửa thập kỷ để thử nghiệm, phân tích và nghiên cứu, nhưng cuối cùng họ đã thành công.

Họ đã suy nghĩ và hành động, bằng cách tạo ra Wind Tunnel, thử nghiệm hai trăm mô hình bề mặt cánh khác nhau, kết hợp bề mặt cánh với sức gió như thật, và kiên trì tìm ra bề mặt cánh hoàn hảo nhất có thể.

Khi không có ai muốn thực hiện nhiệm vụ sản xuất động cơ cho máy bay, họ quyết định tự tay làm, đó là nguyên bản.

Thử nghiệm là phần thường gặp nhất trong quy trình tư duy thiết kế. Tất cả những gì anh em nhà Wright đã làm là thử nghiệm, kiểm tra, rồi thử nghiệm, cho đến khi đạt được mục đích. Thử nghiệm là cách duy nhất giúp họ có được kết quả và thành công.

Nhìn chung, anh em nhà Wright đã thực hiện quy trình tư duy thiết kế một cách thuần thục, đi liền với sự sáng tạo kiên trì để rồi gặt hái nhiều quả ngọt trong ngành hàng không.

Tác giả: Caleb Snead
Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: Medium

 

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá nhân vật thiết kế thiết kế tư duy thiết kế Wright Brothers

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…