Yusaku Kamekura - “The Boss”

Kiên quyết đạt tới mức hoàn hảo nhất, có tầm nhìn và tố chất của một nhà lãnh đạo hàng đầu, Yusaku Kamekura đã lao động cả đời mình để tạo nên một hình mẫu như thế.

Giới thiệu

Đối với một số nhà thiết kế việc chống lại sự già nua trong trí óc luôn luôn là một thách thức, nhưng Kamekura đã làm được nó trong toàn bộ quãng đời của mình.

Năm 1951, Kamekura giúp đỡ nhằm tập hợp các nhà thiết kế đồ họa mới của Nhật Bản vào Câu lạc bộ các nhà nghệ sĩ quảng cáo Nhật Bản – Japan Advertising Artists Club (JAAC).

Năm 1955 ông đồng triển lãm tác phẩm với Hiromu Hara, Paul Rand và một số người khác.

Năm 1956 Kamekura nhận được một giải thưởng từ Câu lạc bộ nghệ sĩ quảng cáo Nhật cho áp phích kêu gọi hòa bình chống lại vũ khí nguyên tử.

Năm 1960, ông tổ chức Hội thảo thiết kế thế giới – World Design Conference. Trong sự kiện này, ông đồng sáng lập Nippon Design Center còn nổi tiếng tới tận ngày nay bằng việc ghép nối các công ty và các nhà thiết kế trong một tổ chức độc đáo, duy nhất, tiến bộ và hiệu quả.

Năm 1978 ông sáng lập viên của Tổ chức các nhà thiết kế Đồ Họa Nhật Bản – Japan Graphic Designer Association (JAGDA).

Với triển lãm “The Universe of Curved and Straight Lines: Designs by Yusaku Kamekura”, ông nhận được giải thưởng 25th Mainichi Arts Award năm 1983.

Từ năm 1989 tới 1993, ông thể hiện cái nhìn cá nhân và danh tiếng tới các nhà thiết kế, các nghệ sĩ và các nhà minh họa trên thế giới thông qua triển lãm Creation, những tác phẩm của chính ông.

Thành quả của Kamekura, cho dù trong bất cứ lĩnh vực nào từ sắp đặt ánh sáng hay các sự kiện quốc tế như Olympic 1964 đều rất thành công và vô cùng thú vị bởi người tạo ra nó luôn luôn cảm thấy hân hoan với thế giới.

Ông chứng tỏ một sức làm việc đáng khâm phục trong các biểu tượng, áp phích. Chiều sâu của các hình dáng phản ánh sức sống, tình yêu đáng kể trong cuộc đời của Kamekura.

Học vấn

Kamekura sinh ngày 6 tháng 4 năm 1915 tại một tỉnh ở Niigata. Là một nhà thiết kế đồ họa, ông học những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩ Kết cấu (Constructivism) tại Viện Kiến Trúc và Mỹ Thuật Công Nghiệp Mới (Institute of New Architecture and Industrial Arts), Tokio, một cơ sở được thành lập và hoạt động bởi Renshichiro Kawakita với mục tiêu giới thiệu các lý thuyết thiết kế của Bauhaus tại Nhật Bản.

Ông tốt nghiệp năm 1935 và trong năm 1938 làm tại Nippon Kobo design studio (bây giờ là Publishing on Design Inc.). Trong hơn mười năm từ 1937, ông làm Giám đốc nghệ thuật của một tạp chí Nhật, bao gồm cả Nippon và Commerce Japan.

Bằng các nỗ lực của mình thông qua Nippon Design Centre (Tokio) cùng với Tanaka, ông đã thành công trong việc đưa các ý tưởng, những tiếng nói riêng của Nhật trong thời kỳ các doanh nghiệp Nhật Bản đang ảnh hưởng sau sắc bởi những ý tưởng của phương Tây vào các thiết kế đồ họa.

Ông đã thiết kế áp phích, sách, tạp chí, biểu tượng công ty, bảng hiệu, bao bì…những sản phẩm của ông được nhận biết bởi các yếu tố năng động, đầy kỹ thuật và những hình ảnh sáng tạo sử dụng nhiều màu sắc, nhiếp ảnh và các yếu tố hình học cơ bản.

Đối với thế giới, ông nổi tiếng bởi thiết kế áp phích cho thế vận hội Tokyo năm 1964 và cho Expo ở Osaka vào thập kỷ 70. Các tác phẩm của ông được triển lãm tại Bảo tàng nghệ thuật đương đại, New york năm 1953, và Normandy House, Chicago (1956).

Ông cũng được coi là một trong những người tạo ra cái gọi là THIẾT KẾ BẢN SẮC THƯƠNG HIỆU – Corporate Identiy Graphics.

Trong cuộc đời Kamekura còn làm việc như một giáo viên, nhà văn thành công và đương nhiên giành được rất nhiều giải thưởng cho thiết kế của mình.

Thành tựu

Olympics 1964 tại Tokyo không chỉ có những vận động viên và các huy chương vàng cho Nhật Bản. Lần đầu tiên kể từ khi Thế chiến lần thứ II kết thúc, cả thế giới mới hướng mắt về Đất nước của mặt trời mọc (Land of the Rising Sun).

Nhật Bản cần tạo ra những ấn tượng với khách nước ngoài về những công nghệ tinh xảo và sự trang hoàng của một đất nước phát triển. Trong số những nghệ sĩ chịu trách nhiệm cho việc này, Yasuku Kamekura đã vươn lên trở thành một huyền thoại.

Với những thiết kế băng rôn và những chiến dịch áp phích theo phong cách choregraphed poster (những áp phíc kết hợp giữa các yếu tố hình học cùng với hình ảnh của nghệ sĩ múa), đây cũng là lần đầu tiên trong một kỳ Olympic các poster được kết hợp với nghệ thuật nhiếp ảnh.

Như hầu hết các nghệ sĩ trên thế giới, Kamekura ảnh hưởng bởi vẻ hấp dẫn của Modernist (Chủ nghĩa hiện đại), được phát triển tại Châu Âu, Tư tưởng Bauhaus, Chủ nghĩa kết cấu (Contructivism), Áp phích theo kiểu Art Deco của A.M Casandre – tất cả ảnh hưởng sâu sắc tới Kamekura. Ông sử dụng các ví dụ trên để tiến lên từng bước trong ngành công nghiệp này.

Tuy vậy với nỗ lực của mình, các thiết kế của Kamekura đậm dấu ấn cá nhân và văn hóa truyền thống đã vượt qua cả những ảnh hưởng của phương tây, của Cassandre, Herbert Bayer và Bauhaus tạo nên sự kết hợp riêng biệt giữa truyền thống Á Đông và sự hiện đại của phương Tây. Nó ảnh hưởng rất lớn tới các thế hệ thiết kế sau này của Nhật.

Tài năng của ông được thế giới chính thức công nhận thông qua kỳ Olympic tại Nhật. Ông đã chọn xu hướng hiện đại nhưng đi kèm với nó là các vận động viên người Nhật.

Áp phích của ông cho Olympic – đã đoạt giải từ bộ giáo dục – là niềm tự hào của người Nhật, nó kết hợp phong cách châu Âu và hình tượng truyền thống của Nhật Bản.

Đối với các hình ảnh cho Olympic, Kamekura cùng với Masaru Katsumie tạo ra những sự đua tranh bởi các hình dạng cơ bản. Các hình ảnh đầy ý nghĩa, thể hiện sự hoàn hảo, độ dẻo dai của các vận động viên.

Kamekura tạo ra một loạt các biểu tượng vừa mạnh mẽ và trực quan – mà không cần từ ngữ diễn tả (điều cần thiết cho các sự kiến có tính chất quốc tế).

Kamekura chấp nhận làm mọi công việc của ngành công nghiệp quảng cáo, từ sách báo, tới thiết kế bao bì. Tuy nhiên ông không bao giờ chấp nhận làm một việc với bất kỳ giá nào, mà ông cảm thấy nó không có lý tưởng hoặc vì một động cơ nào đó.

"Không cần biết là tôi được bao nhiêu tiền. Tôi sẽ từ chối mọi công việc mà tôi cho rằng nó không đúng. Điều này có nghĩa rằng tôi không tham gia các công việc đại diện cho các nhóm chính trị hoặc tôn giáo. Tôi đơn giản là không thể có cảm hứng cho những việc như vậy".

Ông không chỉ nâng cao niềm tự hào Nhật Bản, mà còn cho thấy sức bật mạnh mẽ của nền thiết kế Nhật. Với tất cả đóng góp của mình ông đã được phong cho một biệt hiệu “The Boss”.

Một vài tác phẩm

Cùng tác giả

#Tag

hoa si Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Ham hiểu biết, bản tính dũng cảm và quyết đoán, cuộc đời nữ hoạ sĩ Pháp Alix Aymé là những chuyến phiêu lưu đến những miền đất được coi là…