Milton Glaser

Đối với nhiều người, Milton Glaser là hiện thân của nền nghệ thuật đồ họa Mỹ nửa sau của thế kỷ 20. Sự hiện diện của ông ảnh hưởng vô cùng to lớn tới nền công nghiệp này.

Vô cùng sáng tạo và nổi bật, ông là một người đàn ông phục hưng hiện đại (modern renaissance man) – Một trong số những họa sỹ thiết kế trí tuệ nhất, người mang trong mình chiều sâu của sự hiểu biết và những suy nghĩ về khái niệm, kết hợp với sự phong phú đa dạng của ngôn ngữ hình ảnh trong các công việc của cá nhân.

Sinh ngày 26/06/1929, Milton Glaser được đào tạo tại trường Trung học Nghệ thuật và Âm nhạc (Higt School of Music and Art) và trường nghệ thuật Cooper Union tại New York thông qua học bổng Fulbright. Ông còn theo học Học viện Mỹ Thuật tại Bologna, Ý, dưới sự chỉ dẫn của Giorgio Morandi.

Ông là người đồng sáng lập của Pushpin Studios năm 1954. Sáng lập tờ New York Magazine cùng với Clay Felker năm 1968.

Trong suốt sự nghiệp của mình, Glaser là một họa sĩ thiết kế vô cùng sung mãn. Ông đã thiết kế và minh họa hơn 300 áp phích, environmental design – thiết kế phù hợp với môi trường, thiết kế nội/ngoại thất của các nhà hàng, cửa hiệu, siêu thị, khách sạn và những lĩnh vực thương mại khác.

Từ năm 1975 tới 1977, ông là Giám đốc thiết kế của ‘Village Voice” magazine.

Năm 1974 ông thành lập công ty Milton Glaser, Inc và kết hợp với Walter Bernard (cựu giám đốc nghệ thuật của Time) năm 1983 để tạo nên công ty WBMG. Sự kết hợp của họ đá cho ra đời hơn 50 tạp chí, báo ở khắp nơi trên thế giới.

Trong số đó có “La Vanguardia” ở Barcelona, “O Globo” tại Rio de Janeiro, L’espresso tại Rome, ‘The Wasington post’, ‘Money’, và các tờ ‘The Nation’, ‘Paris Match’, ‘L’express’, ‘esquire’ tại Pháp. ‘Jadin des modes’, và ‘business tokio’ tại Nhật Bản.

Các tác phẩm của ông có mặt trên các triển lãm toàn thế giới, và xuất hiện cả trong Centre Georges Pompidou tại Paris, cũng như được treo tại bảo tàng nghệ thuật đương đại New York – the Museum of Modern Art. Bảo tàng nghệ thuật Philadelphia, thư viện AIGA.

Năm 2004 ông vinh dự được nhận giải thưởng thiết kế Mỹ.

Biểu tượng được thiết kế năm 1973 cho một chiến dịch du lịch. Nó đã tồn tại cho tới ngày nay.

Dưới đây là bài phỏng vấn năm 2004 của ông với tờ Designboom


Thời điểm tốt nhất trong ngày của ông?


Khi ý tưởng phát ra tự bộ não của tôi, nó sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.

Ông đang nghe loại nhạc nào?


Tôi lắng nghe tất cả mọi thứ, nhạc Jazz truyền thống, âm nhạc dân gian, baroque, nhạc cổ điển (Mozart, Bach, thậm trí là Beethoven, Brahms).


Khuynh hướng của tôi là nhạc baroque các thế kỷ 18 và 19. Tôi ngưỡng mộ hai thế kỷ này ở cả hai lĩnh vực âm nhạc và các thành tựu nghệ thuật, chúng làm tôi rung động.

Ông có nghe đài phát thanh?


Tôi có.

Những cuốn sách nào có bên giường ngủ của ông?


Một vài cuốn không bao giờ phủi bụi trong đó có ‘leonardo’s incessant last super’.

Ông có đọc các tạp chí thiết kế?


Thỉnh thoảng.

Ông lấy tin tức từ đâu?


Đài phát thanh, truyền hình, báo chí (báo hàng ngày).

Ông có thường để ý phụ nữ đang mặc quần áo thế nào?


Ý bạn là về phong cách? Hay là ai đó đi vào phòng mà ăn mặc khác người? Tôi không để ý lắm, tiêu chí của tôi là tất cả, miễn là phù hợp, có thể quần jean, áo t-shirt. Điều này có nghĩa tôi không có một ý nghĩ tuyệt đối của những điều nên hay không nên. Tất cả là tương đối.

Ông có nuôi con vật nào chứ?


Tôi đã có một con mèo 11 tuổi. Nó mất gần đây, và đó là con vật duy nhất tôi từng nuôi.

Khi còn là một đứa trẻ, ông có muốn trở thành một nhà thiết kế đồ họa?

Tôi luôn luôn muốn trở thành một họa sĩ, lúc đó tôi không biết thế nào là một nhà thiết kế đồ họa. Việc tôi bắt đầu làm để thành họa sĩ là bắt đầu sao chép các cuốn truyện tranh.

Nơi nào chủ yếu ông cho ra đời các thiết kế và các ý tưởng?


Tôi làm việc ở khắp nơi, tôi có một phòng làm việc rất đẹp tại Woodstock, nơi tôi tới vào những ngày cuối tuần, ở đó tôi làm việc một mình, vẽ và những thứ phức tạp, những thứ cần động não.


Tôi có thể nói bộ não của tôi không bao giờ ngừng suy nghĩ về công việc dù là ở bất cứ đâu.

Dự án nào mà ông hài lòng nhất?


Khó mà để nói ra, vì tất cả rất khác nhau. Tôi đang làm việc tại một bảo tàng Phật Giáo, một dự án thú vị, mỗi dự án đều có những điều thú vị khác nhau.

Làm việc với những người khác nhau cũng tạo ra những điều thú vị, thật tuyệt vời khi tất cả cùng làm việc vì một mục đích chung.

Ông có thảo luận với các nghệ sĩ khác?


Hầu như là không.

Mô tả phong cách của ông, khách quan giống như một người bạn thân đang nói về ông?


Nói chung yếu tố nổi bật cần đặt lên hàng đầu, đôi khi nó đòi hỏi bạn không sử dụng phong cách của mình.


Là một nhà thiết kế đồ họa, công việc của tôi đặc trưng là các bản vẽ, tôi vẽ nhiều hơn những người làm việc giống mình, tôi yêu vẽ, vẽ để minh họa, tạo hình ảnh, nó có thể không thích hợp để làm việc, nhưng tôi cảm thấy thoải mái hơn khi vẽ.

Tôi nghĩ rằng không có bất kỳ sự thật về phong cách, vì nó sẽ ràng buộc vào cách chúng ta sống, cách chúng ta nhìn, và bạn nên linh động chuyển đổi.

Ông có thể nói về sự phát triển trong nghề nghiệp của ông từ dự án đầu tiên cho tới nay.


Luôn cố gắng tích cực và tỏ ra chuyên nghiệp đó là đặc tính của tuổi trẻ. Sau đó nó phát triển trong 60 năm, các tác phẩm ban đầu giống như Poster cho Dylan, và sau 20 mươi năm nó trở nên đơn giản hơn, trực quan hơn, tôi suy nghĩ mạnh mẽ, giản lược hơn… mặc dù tôi yêu thích nghệ thuật trang trí.

Dylan (1967)

Tôi rất quan tâm về việc trong thời gian qua có rất nhiều ý tưởng phức tạp nhưng được thể hiện đơn giản, nhưng nó không phải chính xác là chủ nghĩa Hiện đại.

Trong trường trung học tôi bị thuyết phục rằng chủ nghĩa “Modernist – Hiện đại” là cách chúng ta nhìn thế giới. Sau đó tôi quan tâm nhiều hơn về lịch sử nghệ thuật, và những năm đầu tại Italy, nhìn thấy các phong cách Baroque, La Mã và Gothic, bạn có thể nói rằng không có gì mà Modernist làm được tốt hơn. Nó chỉ là cách khác nhau để nói lên một việc.

Xin giải thích nhiều hơn về tuyên ngôn của ông “first things first”?

Cùng một nhóm các nhà thiết kế, chúng tôi đã thảo luận về nền thiết kế. Thiết kế hoàn toàn phụ thuộc và kinh tế, phục vụ lợi ích các tập đoàn thương mại. Bạn là sự giao tiếp của họ với những người mua, đó không xấu, nhưng tốt nhất bạn nên chọn lọc.


Tôi đã làm việc cho rất nhiều các tổ chức văn hóa, không phải vì chúng hoàn toàn vô hại, chúng lành tính hơn so với các tổ chức khác.

“Tôi yêu New York hơn bao giờ hết” và lý do tại sao có thêm vết đen trên biểu tượng?


Nó là một vết thương, nằm phía đông, thấp phía dưới trái tim, nó đại diện cho khu vực Lower Manhattan, nơi từng ngự trị tòa tháp đôi.

Nhà thiết kế đồ họa hay nghệ sĩ nào mà ông đánh giá cao?


Rất nhiều! Tôi thích Bruno Munari. Trong số những người Mỹ tôi thích Paul Rand, tôi thích phong trào ly khai Vienna, phong trào nghệ thuật mới nổi và nghệ thuật thủ công, rồi tất cả các biểu hiện về nguồn gốc của chủ nghĩa hiện đại.

Tất nhiên là tôi quan tâm tới thời kỳ Phục Hưng.

Có nghệ sĩ nào còn làm việc?


Có rất nhiều người giỏi xung quanh. Tôi đặc biệt thích Stefan Sagmeister.

Ông thiết kế trên một máy tính?


Tôi không bao giờ chạm vào máy tính bằng đôi bàn tay mình, nhưng trợ lý của tôi sử dụng sự nó hàng ngày, không có cách nào để vận hành công ty thiết kế mà không có máy tính.

Ông có lời khuyên nào cho giới trẻ?


Hãy tự làm kinh doanh, bạn sẽ có sự kiên trì và nhất quán đáng ngạc nhiên. Bạn phải làm việc như là dưới địa ngục, bạn không thể trở thành một huyền thoại nếu không làm việc vất vả cả đời.


Việc bạn được đào tạo tốt không phải là bạn có lợi thế, vì có rất nhiều người giống bạn, và bạn cần sự hiểu biết lịch sử, triết học sâu sắc.


Nỗi lo sợ về tương lai?


Tôi sợ sự kết thúc của loài người, và thực tế chúng ta đang ở bờ vực của sự hủy diệt. Trái đất đang ô nhiễm và bị lạm dụng. Trong một thời gian rất ngắn, thực sự rất ngắn nó sẽ không thể phục vụ loài người, khi mà loài người đối xử với hành tinh này quá tệ.

Một số thiết kế của Milton Glaser

iDesign.vn

Cùng tác giả

#Tag

hoa si Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Ham hiểu biết, bản tính dũng cảm và quyết đoán, cuộc đời nữ hoạ sĩ Pháp Alix Aymé là những chuyến phiêu lưu đến những miền đất được coi là…