Massimo Vignelli

Masimo Vignelli sinh tháng hai năm 1931 tại Milano, ông học kiến ​​trúc tại quê nhà và Venice, và kể từ đó ông đã làm việc trong lĩnh vực đồ hoạ với Leila – vợ ông, cũng là một kiến ​​trúc sư, họ làm các công việc thiết kế đồ hoạ, sản phẩm, từ đồ nội thất đến ngoại thất.

Đến New York năm 1957. Năm 1960 ông cùng vợ mở Vignelli Office of Design tại Milan. Năm 1971 họ sáng lập Vignelli Asociates và tới 1978 là Vignelli Designs. Các sản phẩm của Vignelli và vợ được giới thiệu khắp nơi trên thế giới và có mặt trong các bộ sưu tập của các bảo tàng danh tiếng.

massimo-vignelli-01

Tài năng của Vignelli bao trùm các lĩnh vực thiết kế quảng cáo, nhận diện, bao bì, sản phẩm, công nghiệp, nội/ngoại thất và kiến trúc. Đặc trưng của Vignelli là rõ ràng, ngắn gọn và không có những thứ không cần thiết.

Massimo Vignelli cũng dậy học và xây dựng các giáo án về thiết kế ở các thành phố lớn và các đại học tại Mỹ và các nước khác. Trong số nhiều giải thưởng của họ có: Industrial Arts Medal 1973 (Mỹ thuật công nghiệp) của Viện Kiến Trúc Sư Mỹ, và được chọn làm tiến sĩ danh dự của trường Parson School of Design, NY.

Đoạn trích dưới đây được viết bởi Emilio Ambasz, từ đoạn giới thiệu của cuốn catalogue của triển lãm tại Padiglione d’Arte Contemporanea, Milan, Italy, 1980.

“Trong suốt nhiều năm, kể từ thời điểm năm 1964, họ đã được coi là đại sứ thiết kế đến từ Châu Âu; đặc biệt các tiêu chuẩn mang thương hiệu kiểu thiết kế Thuỵ Sỹ (Swiss) của vùng Địa Trung Hải, chúng được thiết kế gọn gàng và mang vẻ duyên dáng tinh tế của Ý và tôn lên bởi ảnh hưởng của nước ngoài.

Gần như Massimo một tay giới thiệu và áp dụng kiểu chữ Helvetica tới nước Mỹ rộng lớn.

Các tác phẩm đồ hoạ của ông thường khác biệt và thanh lịch và nó thực sự sống mãi với thời gian. Ông đã nhiệt tình truyền đạt cho các thế hệ các nhà thiết kế Mỹ cách thức đánh giá, tổ chức, hiển thị thông tin.

Bằng cách cho đi các bí quyết nghề nghiệp của mình, ông đã cho phép phong cách của mình xuất hiện ở khắp mọi nơi và được thừa nhận rộng rãi.”

Bước đột phá trong sự nghiệp của Vignelli chính là thiết kế về nhận diện thương hiệu thông qua công ty Unimark International, nơi sau này nhanh chóng trở thành studio thiết kế lớn nhất thế giới.

Ông đã thiết kế thương hiệu cho American Airlines (đặc biệt đây là hãng hàng không duy nhất không thay đổi thương hiệu trong suốt hơn 50 năm – Cho tới năm 2013), Bloomingdales, IBM và Knoll.

massimo-vignelli-07

Vignelli cũng tham gia với nhà làm phim Gary Hustwit trong bộ phim tài liệu Helvetica về bộ phông này. Bên cạnh đó Vignelli gần đây cũng nâng cấp thiết kế của chính ông vào năm 1972 cho hệ thống tàu điện của thành phố New York (iDesign sẽ có một bài dịch về lần nâng cấp này)

Ông cũng là tác giả của cuốn “Vignelli: From A to Z”, gồm loạt tiểu luận mô tả các nguyên tắc và ý tưởng đằng sau “những thiết kế tốt”.

Nó được đánh dấu theo bảng chữ cái, và gần như tương tự với một khoá học mà ông dậy ở trường Harvard’s School of Design and Architecture.

Các tác phẩm của Massimo Vignelli

massimo-vignelli-02

massimo-vignelli-03

massimo-vignelli-04

massimo-vignelli-05

massimo-vignelli-06

Cùng tác giả

#Tag

famous designer Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.