Jan Tschichold - Anh hùng của ngành typography

“Không gì có thể so sánh với cơn bão khi Jan Tschichold đến .. Người đàn ông nhẹ nhàng nhưng tính cách cứng rắn. Chuyện được lan truyền từ Edinburgh đến Ipswich và từ Aylesbury đến Bungay.”

Jan Tschichold – người đã tạo nên thiết kế hoàn hảo cho cuốn sách bìa mềm cổ điển Penguin – xứng đáng được chúng ta nhớ đến như là một trong những nhà thiết kế vĩ đại của thế kỷ 20.

(Penguin, với biểu tượng con chim cánh cụt trên mỗi bìa sách, là nhà xuất bản thương mại lớn nhất thế giới hiện nay – người dịch).

idesign jan tschichold anh hung cua typography
Bậc thầy trong ngành
Jan Tschichold, ảnh được chụp năm 1926 bởi Thames and Hudson

Không hề quá khi nói rằng nghệ sĩ typography Jan Tschichold đã rất tự tin về tầm quan trọng của mình. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 vào năm 1972, ông đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đến người hâm mộ kèm theo câu nói: “Hai nhân vật nổi bật và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến typography thế kỷ 20 là Stanley Morison, người đã qua đời năm 1967 và Jan Tschichold.”

Morison, cha đẻ của kiểu chữ Times và nhiều kiểu chữ khác, phần lớn không được nhắc đến trong lịch sử. Trong khi đó, Tschichold lại nổi bật hơn. Là nghệ sĩ typography người Đức theo phong cách avant-garde (trường phái thiết kế mang tính đột phá,tiên phong- phá vỡ những chuẩn mực của vẻ đẹp ước lệ sẵn có trước đó) trong những năm 1920, Tschichold được nhớ đến nhiều nhất tại Anh với các tác phẩm bìa nổi tiếng của Penguin sau chiến tranh. Kiểu đóng bìa đặc trưng với màu cam cho tiểu thuyết, màu xanh lá cây cho tội ác và màu xanh lam cho câu chuyện lịch sử. Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập của nhà xuất bản Penguin đã giúp nhiều khán giả biết đếnTschichold hơn, thay vì chỉ giới hạn trong giới người hâm mộ chuyên nghiệp và nghiên cứu học thuật trước đó.

Kiểu đóng bìa đặc trưng với màu cam cho tiểu thuyết, màu xanh lá cây cho tội ác và màu xanh lam cho câu chuyện lịch sử.

Tschichold sinh năm 1902. Là con trai của một nhà thiết kế biển quảng cáo, công việc đầu tiên của ông là viết chữ cho các tờ quảng cáo. Thị trấn Leipzig, quê hương Tschichold, là trung tâm thương mại sách của Đức, và cậu bé Jan đã bị cuốn hút vào thế giới in ấn theo một cách hoàn toàn tự nhiên. Cậu bé thường nghe nói về những “chủ nghĩa” mới trong nghệ thuật và rất tò mò.

Năm 1923, chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism) diễn ra ở Weimar khi Bauhaus mở một cuộc triển lãm công cộng. Được thành lập bởi kiến ​​trúc sư Walter Gropius vào năm 1919 – Bauhaus – được biết đến như một trường dạy nghệ thuật và thủ công. Nhân viên của Bauhaus khi ấy bao gồm các nghệ sĩ nổi tiếng như Paul Klee và Wassily Kandinsky. Nghệ thuật trừu tượng từ Mondrian và phong trào De Stijl của Hà Lan, đặc biệt là những ý tưởng của các nhà thiết kế chủ nghĩa kiến tạo Nga, đã ảnh hưởng đến Gropius trong việc nâng tầm mục tiêu cho Bauhaus, thể hiện trong khẩu hiệu “nghệ thuật và công nghệ, một sự thống nhất mới”. Hoạ sĩ, nhà thiết kế và nhiếp ảnh gia người Hung-ga-ry, Moholy-Nagy, cũng đã phát biểu rằng “typography được lan truyền nhờ vào dấu vết của ngành in ấn” – nói cách khác, đó là thông điệp về việc không nên trói chặt tư duy vào một định kiến thẩm mỹ nhất định.

Tschichold đã rời khỏi triển lãm Bauhaus “trong tâm trạng rối bời”, theo như ông kể lại trong di chúc năm 1972. Được truyền cảm hứng mạnh mẽ, ông trở thành nhà truyền giáo chính cho phong trào mới trong lĩnh vực typography. Không lâu sau, năm 1928, tác phẩm đầu tiên của ông, (Nghệ thuật in mới), đã được xuất bản.

Theo như phần giới thiệu của quyển sách, Tschichold đã kết nối kiểu chữ mới với “cuộc sống đương đại phức tạp”. The New Typography đề ra các nguyên tắc cơ bản cho thiết kế, như việc sử dụng phông chữ sans-serif, kích thước giấy chuẩn, hình chụp chứ không phải trích hình minh họa, bố trí bất đối xứng chứ không canh giữa. Ảnh hưởng bởi Mondrian (Pieter Cornelis “Piet” Mondriaan,  là một họa sĩ người Hà Lan và cộng tác viên quan trọng của nhóm De Stijl, do Theo van Doesburg sáng lập – người dịch), nghệ thuật trừu tượng đã đóng vai trò không nhỏ trong các tác phẩm của Tschichold. Ông đã sử dụng các yếu tố hình học và sự sắp xếp các đường chéo, không chỉ trong những thiết kế in ấn linh tinh thường ngày như danh thiếp, bìa thư và tờ rơi – mà còn trong một loạt các poster điện ảnh. Hiếm khi xuất hiện với hơn hai màu, các thiết kế này kết hợp các bức ảnh trung gian – nhỏ, không bao giờ là hình chữ nhật, mà là hình tròn hoặc hình oval. Phần chữ viết, thường được vẽ bằng tay, luôn luôn là phông chữ san-serif. Không phải ai cũng thấy điều đó là ấn tượng: Đức Quốc xã vẫn còn giữ nghi ngờ về chủ nghĩa hiện đại, xem nó như “không phải là của Đức”, và sau khi Tschichold giảng bài ở Munich theo lệnh của Paul Renner (nổi tiếng với thiết kế kiểu chữ hiện đại Futura), cả ông và Tschichold đều bị tố cáo là “những người theo văn hóa đảng cộng sản Liên Xô”. Chỉ 10 ngày sau khi Đức Quốc xã lên nắm quyền vào tháng 3 năm 1933, Tschichold đã bị xử án treo. Các nhà chức trách đã nói rõ rằng các ý tưởng tiến bộ sẽ không được dung thứ.

Sau bốn tuần bị giam hãm, và thất nghiệp, Tschichold và gia đình nhanh chóng lánh nạn ở Thụy Sĩ vào tháng 8 năm 1933, nhờ một viên cảnh sát Đức tốt bụng giúp ông lấy hộ chiếu. Cuộc sống mới dường như không quá khó khăn: với danh tiếng và mối quan hệ với Trường Nghệ thuật và Thủ công ở Basel, Tschichold đã đi dạy, thiết kế poster, làm triển lãm cho linh mục và viết về thực tiễn và lịch sử của nghệ thuật in.

id jantschichold 01

Mối quan hệ của Tschichold với nước Anh bắt đầu từ năm 1935, khi ông lần đầu tiên tới London để trưng bày tác phẩm của mình. Từ năm 1928, trong một loạt các bài báo tạp chí thương mại, ông đã cho các nhà in Anh hiểu sâu hơn về thể loại avant-garde của lục địa Châu Âu, giải thích quyển The New Typography, chủ nghĩa kiến tạo ở Nga, nghệ thuật ghép ảnh, và tác phẩm của Moholy-Nagy – hiện đang hành nghề tự do tại Luân Đôn. Được khích lệ bởi sự thành công của Moholy, Tshichold cũng rất háo hức tìm việc làm tại Anh.

Vì vậy, việc đọc sách Đức không còn là sở thích chính của Tschichold nữa; và, may mắn thay, vào năm 1946, người sáng lập Penguin Books, Allen Lane, trong khi tìm kiếm ai đó chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế đã gặp được Tschichold. Được thành lập năm 1935, Penguin đã biến đổi nền kinh tế ngành xuất bản Anh bằng cách bán ra “những cuốn sách tốt giá rẻ” – thu 3 triệu sixpence (tiền kim loại Anh (trước 1971) có giá trị bằng 6 penni cũ) chỉ trong năm đầu tiên – nâng cao nền văn hoá sẵn có cho công chúng ở mức chi phí thấp hơn bao giờ hết. Nhưng giá rẻ không có nghĩa là tẻ nhạt, Lane nhanh chóng muốn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Sau khi hỏi ý kiến ​​của một trong những nhà in kiêm nhà thiết kế typography ở Anh, Oliver Simon, người hâm mộ tiếng Đức, Lane và Simon đến gặp Tschichold ở Basel. Tháng 3 năm 1947, Penguin đã có một nhà thiết kế mới.

Allen Lane kể rằng “Jan Tschichold đã đến và mang theo một cơn bão – người đàn ông ấy tuy nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng cứng rắn.” Đây là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ của Tschichold để nâng cao tiêu chuẩn sắp chữ tiếng Anh. Tschichold thấy mình có nghĩa vụ phải xác định chính xác khoảng trắng giữa các chữ cái trong tiêu đề và truyền đạt lại với người sắp chữ – đó là cách duy nhất để đạt được hiệu quả mong muốn.

Đồng thời, ông cũng yêu cầu nhiều hơn từ các bản in, Tschichold đã thiết kế lại bìa ngang tiêu chuẩn của Penguin và biến nó thành biểu tượng Penguin. Mỗi sự điều chỉnh này hầu như không thay đổi những gì chúng ta nghĩ về “thiết kế Penguin cổ điển”, nhưng nó hiệu quả ở việc đặt ra các tiêu chuẩn mới cho việc sản xuất sách tại Anh. Với những đợt sản phẩm đặc biệt khác, Tschichold lồng vào đó truyền thống đặc trưng của Đức. Loạt sách bìa cứng King Penguins được thiết kế phỏng theo mẫu mã thanh lịch của sách Insel: chữ trên nền trắng, phần viền với gam màu trung tính trên bìa màu hoặc hoa văn, những trang bên trong được tô màu với kiểu chữ điển hình. Phong cách này, ông đã từng áp dụng trong những cuốn sách tương tự của nhà xuất bản Baskh Birkhäuser, được lặp lại trên các bản nhạc, bộ tài liệu tham khảo thư viện, sách hướng dẫn Penguin và các tựa thơ.

id jantschichold 02

Không phải tất cả mọi thứ đều đến từ kinh nghiệm của Tschichold trên lục địa Châu Âu. Một thành tựu của Anh mà ông rất coi trọng là chất lượng của các mẫu chữ có sẵn dành cho máy xếp chữ. Cảm giác thoải mái khi mở một cuốn sách trên tay cũng là mối quan tâm của Tschichold. Ông vô cùng cân nhắc trọng lượng và thớ giấy, độ cứng hoặc tính linh hoạt của trang bìa. Sau chiến tranh, những hạn chế về giấy được dỡ bỏ, Tschichold đã có thể thay thế giấy xám bằng loại giấy nghiêng về màu kem nhiều hơn. Những cải cách này được thực hiện với ngân sách khắt khe: mức chi phí tiêu chuẩn của Penguin chỉ tương đương 15 đồng penny. Tschichold đã sản xuất một sản phẩm chất lượng với số tiền rất nhỏ.

Mỗi giai đoạn sự nghiệp của Tschichold đều mang tầm ảnh hưởng lâu dài. Các tuyên bố ở giai đoạn đầu khi ông còn ở Thụy Sĩ – về cách dàn trải chữ cái và từ ngữ, những kiểu chữ nào được dùng để phối hợp – là những quy tắc vẫn được tuân theo đến ngày nay. Các lần kiểm tra tỷ lệ cuốn sách, lịch sử của chữ in và kiểu chữ, và sự thanh lịch trong thiết kế sách của ông, được viết thành sách và trưng bày trong các công ty quảng cáo và studio thiết kế. Và các quy tắc từ nhà xuất bản Penguin hiện vẫn được áp dụng, điều chỉnh cho phiên bản web.

Sau tất cả, xin gửi lời biết ơn đến Jan Tschichold và những di sản ông để lại cho nganh Typography.

Tác giả: Richard Hollis
Dịch giả: Thảo Tăng
Ảnh: ShillingtonEducation
Nguồn:theguardian

Cùng tác giả

#Tag

illustrators Jan Tschichold Kiến thức nghệ thuật chữ người nổi tiếng penguin thiết kế thiết kế bìa sách typography

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…