Câu chuyện của Steve Jobs và Paul Rand: Sự tự tin đã định hình cuộc đời họ như thế nào?

Sự ra đi của Steve Jobs đã gây ra những nỗi buồn và sự nuối tiếc trong cộng đồng thiết kế. Trong suốt quá trình cống hiến của mình, Jobs luôn có sự đánh giá đặc biệt về giá trị của thiết kế và cho phép các nhà thiết kế phát triển theo cách hiếm khi tồn tại trong kinh doanh.

Sự tôn trọng lẫn nhau đã cho ra đời những thiết kế công nghiệp xuất sắc nhất mọi thời đại và các sản phẩm mang tính cách mạng trong lịch sử loài người. Những nhà thiết kế tài năng như Jonathan Ive và những người khác, đã được làm việc với một trong những CEO có tầm nhìn xa trông rộng nhất trong lịch sử. Điều này cho phép các nhà thiết kế tạo ra sản phẩm, trải nghiệm và tương tác dựa trên những gì được cho là quan trọng đối với người sử dụng. Nó không mang tính cách mạng, nhưng chính sự tin tưởng và tự do của Apple dành cho các nhà thiết kế đã tạo ra sự khác biệt trong một thế giới mà các nhà thiết kế thường bị bắt buộc phải tạo nên những mẫu sản phẩm quen thuộc với cộng đồng và với nhiều tầng lớp quản lý trong hệ thống cấu trúc doanh nghiệp.

Sự đánh giá độc đáo của Jobs về giá trị thiết kế đã dẫn đến sự ra đời của iMac (1998) và iPod (2001), do Jonathan Ive thiết kế

Những bài học của Apple thường được lấy làm ví dụ tại các doanh nghiệp, họ luôn đòi hỏi các mẫu thiết kế “đẹp và hiện đại, như Apple” nhưng rốt cuộc cũng quay lại việc chỉ yêu cầu không gian trống ít hơn hoặc logo lớn hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên, hầu hết các CEO không phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng. Họ không tin tưởng các chuyên gia họ thuê, đặc biệt là các nhà thiết kế -những người dường như luôn phải cầu xin được quản lý quá trình tạo ra sản phẩm – quá trình mà họ phải đưa ra nhiều mẫu thiết kế, rồi vượt qua nhiều vòng chỉnh sửa và phê duyệt.

Thực tế này bị lên án bởi Paul Rand, một trong những nhân vật huyền thoại nhất của ngành thiết kế đồ hoạ, người đã từng viết: “Nhà thiết kế tự nguyện trình bày với khách hàng một loạt các layout trong sự tự tin và không sợ hãi thì thật không có nhiều. Thông thường, các nhà thiết kế sẽ khuyến khích khách hàng đảm nhận vai trò như một trọng tài”.

Suy nghĩ của Paul Rand về việc các chuyên gia sẽ chọn những giải pháp tốt nhất đã được Steve Jobs nhìn nhận khi ông thuê Rand thiết kế hình ảnh định vị thương hiệu cho công ty NeXT.

Những thiết kế đáng chú ý của Paul Rand

Logo của NeXT và toàn cảnh thiết kế của Paul Rand vào năm 1986 (Nguồn: paul-rand.com)

Cuộc phỏng vấn sau đó khi hai người làm việc chung với nhau, Jobs nhớ lại:

Tôi hỏi liệu anh ta có thể đưa ra một vài sự lựa chọn không? và anh ta nói, “Không, tôi sẽ giải quyết vấn đề cho anh. Và anh sẽ trả tiền cho tôi”

Video: Cuộc phỏng vấn với Steve Jobs về việc làm việc chung với Paul Rand, được phỏng vấn bởi Doug Evans và Alan Pottasch năm 1993

Mặc dù ngạc nhiên, nhưng rõ ràng Jobs đã tôn trọng Rand và tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Thật không khó để tự hỏi liệu có hay không sự thay đổi quan điểm của Steve Jobs trong những kế hoạch tiếp theo. Với sự đánh giá độc đáo về thiết kế đồ hoạ (người ta nói rằng ông đã từng giảng dạy cho nhân viên về tầm quan trọng của kiểu chữ), Jobs cũng đã nhận ra những tài năng tuyệt vời, và gọi Paul Rand là “nhà thiết kế đồ họa tuyệt vời nhất” trước khi ông qua đời vào năm 1996.

Paul Rand đã chỉ ra vấn đề với các nhà lãnh đạo, những người đã không hành động quyết liệt:

khách hàng rất dễ dao động, những người luôn phụ thuộc vào các cuộc khảo sát văn phòng xuềnh xoàng và các nghiên cứu giả khoa học để đối phó với các câu hỏi không thể giải đáp được và câu trả lời đáng ngờ.

Tuy nhiên, ông cũng đổ lỗi cho tính xoàng xĩnh của cộng đồng các nhà thiết kế đồ hoạ, khuyến khích họ bảo vệ vai trò của bản thân như là các chuyên gia và tin tưởng vào giải pháp họ nghĩ là đúng.

Steve Jobs dường như đã học được cả hai bài học khi ông đi tiếp con đường đã chọn. Song song với việc là một nhà lãnh đạo sáng suốt và táo bạo đối với sản phẩm thì ngược lại, ông cũng luôn cẩn trọng khi chọn các nhà thiết kế và giao cho họ quyền quyết định.

Các trang sách trong quyển giới thiệu thương hiệu NeXT của Paul Rand thiết kế cho Steve Jobs, mùa xuân năm 1986 (Nguồn: paul-rand.com)

Steve Jobs đã làm việc với rất nhiều nhà thiết kế tài năng. Những sự gặp gỡ này không phải tình cờ, mà là bởi sự chọn lọc cẩn thận. Khoảnh khắc sự kết hợp của một huyền thoại về ngành công nghiệp và một huyền thoại về thiết kế đồ họa là dấu hiệu của một sự hợp tác chắc chắn sẽ cho ra những sản phẩm tuyệt vời.

Tuy nhiên, chúng ta hãy tự nhắc nhở mình rằng các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa thường không vô tình “chọn đại” các tài năng tuyệt vời, họ đã cẩn thận tìm kiếm những tài năng ấy.

Giống như những tài năng khác, bạn sẽ không tìm được một nhà thiết kế giỏi bằng cách tìm kiếm người có mức giá thiết kế rẻ nhất hoặc người sẽ làm điều đó trong hai tuần thay vì bốn tuần. Bạn tìm thấy nhà thiết kế mà bạn tin tưởng đủ để gọi một ‘chuyên gia‘ – là nhà thiết kế tự tin có thể tạo ra ảnh hưởng.

Người phỏng vấn: “Ông ấy là nhà thiết kế đầu tiên bạn thân thiết phải không?”
Steve Jobs: “Ông ấy là người duy nhất chúng tôi thân thiết.”

Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: idsgn.org

 

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá cảm hứng thiết kế design designer thiết kế

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…