Cam kết giữ vững những mục tiêu dài hạn

Bạn đã từng có một ngày làm việc siêu hiệu quả với tất cả tinh hoa của mình thể hiện trên dự án, như một siêu sao nhạc rock bạn toả sáng và bùng nổ. Cho đến khi bạn tạm dừng và quyết định tự thưởng cho bộ não của mình nghỉ ngơi một chút.

Không những bạn cảm thấy nuông chiều bản thân làm những việc không nằm trong dự định ban đầu, mà bạn còn cảm thấy nó đáng để thực hiện, vì vậy bạn không thấy chút nào xấu cả. Nhưng khi bạn dừng lại và nhìn lại thời gian “nghỉ” của mình, hậu quả của nó thật khủng khiếp. Đó có phải là những gì tôi muốn? Làm sao để tôi kết thúc việc tiêu tốn thời gian trong suốt tuần khi mà tôi khởi đầu tuần khá tốt?

Điều gì xảy ra với những gì được phép. Bạn vẫn còn “rất tốt” ngày hôm qua tới mức nó khiến bạn hài lòng cho dù chỉ “hơi tệ” hôm nay.

Nếu bạn dễ thỏa hiệp (thứ mà chúng ta thường dễ dàng tự thưởng cho mình) khi làm việc, nói, hoặc thậm chí là tưởng tượng những gì tốt đẹp, bạn có xu hướng cho phép bản thân làm bất thứ gì mình muốn, ngay cả khi nó đi ngược lại mục tiêu ban đầu của mình. Bạn không cần tự vấn bản thân, chỉ đơn giản là hưởng thụ nó.

Đây là sự thật; nếu chỉ với lý do phát huy tự chủ bản thân và mong muốn thành một người “đủ tốt”, bạn sẽ cho phép những cám dỗ xảy ra khi bạn cảm thấy bản thân vẫn tốt. Nói theo cách khác, bạn đang thiết lập mặt bằng thành công thấp.

Ví dụ như một số người đang tăng cân khi bắt đầu tập thể dục nhiều hơn. Điều này xảy ra vì họ đã tập luyện cơ bắp nhiều hơn, nhưng lại tự thưởng cho bản thân nhiều thức ăn hơn vì họ nghĩ là nó tốt cho việc tập luyện.

Điều này thường xảy ra với các hoạt động mỗi ngày. Bạn có thể làm việc thực sự chăm chỉ, ở lại văn phòng trễ và để tự thưởng với thành quả của mình bạn cho phép bản thân lướt nét trong 2 ngày tiếp theo.

Bạn đang đắm chìm trong cám dỗ mỗi khi bạn cảm thấy bản thân mình đã làm tốt.

Vậy làm thế nào để bạn thoát ra khỏi cái vòng điên rồ lẩn quẩn này?

Đây là một vài bước cụ thể được hỗ trợ bởi một nghiên cứu trong cuốn The Willpower Instinct bởi Kellly McGonigal và được sử dụng hiệu quả khi tác giả dùng trong thời gian huấn luyện khách hàng:

1. Nhớ rằng những hành động được lựa chọn dựa trên những cam kết trong mục tiêu của bạn, không phải vì việc “tốt” hay “xấu”. Trong trường hợp ăn uống và tập luyện thể dục, bạn cần xem cả hai hành động như là những bước độc lập phục vụ cho mục tiêu giảm cân của mình.

Chúng không những là hai mặt khác biệt của tổng thể mà còn là những bước trong một quá trình. Mục tiêu của bạn không chỉ đạt trạng thái cân bằng mà còn cả tiến lên phía trước. Bạn cần xem cả hai như những phần cần có để đạt được mục tiêu sức khoẻ.

2. Đừng hỏi bản thân “Tôi đã tốt chưa?” hoặc “Tôi đã tiến bộ bao nhiêu?” khi bạn quyết định tiếp tục hoặc dừng làm việc gì không đúng với mục tiêu. Thay vào đó bạn cần hỏi bản thân “Tôi đã cam kết ra sao để đạt mục tiêu?” và “Tại sao tôi chọn điều này để chống lại cám dỗ?” theo The Willpower Instinct, những người hỏi những câu đầu tiên thường có xu hướng hành động trái ngược với mục tiêu, trái với hai câu sau họ sẽ không bị cám dỗ để thực hiện.

3. Hành động ngay. Quyết định bạn là mẫu người hành động theo mục tiêu đặt ra. Nếu bạn đi xung quanh và nghĩ bạn là một kẻ tệ hại, lười biếng và tự sướng với bản thân rằng bạn chỉ cần thư giãn chút là có thể thực hiện được mọi việc, những thay đổi sẽ đấu tranh; và bạn sẽ liên tục tìm cách nhượng bộ hoặc “đi ra ngoài” một chút.

Chắc chắn mục tiêu của bạn được xác định rõ ràng trong hoàn cảnh tồi tệ nhất.

Nhưng khi bạn là loại người muốn điều tốt nhất cho bản thân và sống theo những nề nếp và mục tiêu mình đặt ra, những hành động phá bỏ mục tiêu của bạn sẽ có vẻ không giống như một cách cư xử, nó có thể là phản bội bản thân.

Làm việc với những sản phẩm của mình, giữ đầu óc tập trung vào dự án, hoặc cập nhật các trang web không phải là điều bạn sẽ Phải làm, mà là một cái gì đó bạn thực sự muốn làm bởi vì bạn là một người sáng tạo chuyên nghiệp, người cam kết phát triển sự nghiệp bản thân.

Theo 99u

Minh hoạ: Uyển Linh | idesign.vn

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.