Ai sẽ trở thành nhà thiết kế?

Ai sẽ trở thành nhà thiết kế?

Bài viết bởi Juliette Cezzar  

Illustration: Able Parris

Trên hành trình tìm hiểu và quyết định xem liệu làm một nhà thiết kế có phải là lựa chọn đúng đắn, bạn nên suy ngẫm về những phẩm chất và sở thích mà những dân thiết kế đều có, và xem rằng liệu bạn có chung điểm nào với họ không. Do hầu hết trường học không có chương trình giảng dạy bộ môn thiết kế, nên việc so sánh và trao đổi thật không dễ chút nào.

Rất nhiều bạn đăng kí vào trường thiết kế để rồi thất vọng khi nhận ra rằng việc học hoặc thực hành (hay cả hai) không như những gì họ mong đợi. Nhiều nhà thiết chuyên nghiệp chưa thật sự bước vào nghề mãi cho đến lúc họ nhận tấm bằng hay thậm chí là bắt đầu sự nghiệp ở một lĩnh vực khác.

Vậy thì ai sẽ trở thành một nhà thiết kế?

Điều đầu tiên, họ là những người quan sát kĩ lưỡng và là tín đồ của những thứ dễ thương và hữu ích, những cuộc trò chuyện, thông điệp và trải nghiệm. Họ luôn để ý mọi điều trong mỗi ngày trôi qua, tập trung cao độ để nhìn nhận thế giới hình và chữ xung quanh. Họ tạo ra sự gắn kết và những câu hỏi về cách thức vận động của vật thể và thông điệp, chúng là gì, trông như thế nào, được tạo ra thế nào, và với ý nghĩa gì.

Ví dụ, bạn có lẽ sẽ nhìn ra sự khác nhau giữa một cuốn từ điển bỏ túi, một quyển tiểu thuyết, và một tờ tạp chí du lịch cỡ lớn. Vậy tại sao chúng lại có kích cỡ khác nhau như vậy? Tại sao giấy in tờ tạp chí lại dày và bóng hơn? Khi bạn chọn một quyển từ điển, ngón tay cái bạn để ở đâu, và cách mà bạn tìm một thứ gì trong đó như thế nào? Tay bạn đặt ở đâu khi đọc tiểu thuyết, và độ rộng của hay tay là thế nào? Bạn có đọc một tờ tạp chí từ trang đầu tới cuối không, hay là theo một trình tự nào khác? Tốc độ khi đọc một cuốn tiểu thuyết và tờ tạp chí khác nhau ra sao? Những quy tắc thiết kế hình ảnh có phản ánh điều đó không? Điều gì đánh dấu một khởi đầu và kết thúc trong quyển tiểu thuyết? Với sự quan sát, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi một quyết định khi thiết kế – số lượng được xuất bản, bố cục của trang, hay thậm chí là chất liệu giấy – không phải là tùy ý hay chủ quan, mà nhằm để dẫn dắt hay tạo ra sức ảnh hưởng nào đó cho người đọc.

Tuy nhiên, nhận biết và hiểu rõ là chưa đủ. Những nhà thiết kế cần có mong muốn kiến tạo và uốn nắn những thứ họ chưa bao giờ thấy, và chia sẻ chúng. Sự quan sát sẽ giúp bạn tự hỏi rằng những thứ không tồn tại sẽ trông như thế nào, và đôi khi cách duy nhất để biết điều đó là thực hiện nó. Nhiều khi việc làm này sẽ giải quyết một vấn đề, đôi khi lại gợi mở ra một ý tưởng mới. Sự tò mò là điều cốt yếu của nhà thiết kế, và không phải lúc nào mọi người cũng hiểu.

Bạn có thể tự hỏi rằng: Sẽ ra sao nếu bạn trình bày một quyển tiểu thuyết giống như tờ tạp chí? Tờ tạp chí sẽ trông thế nào nếu chúng nhỏ đi một nửa? Sẽ ra sao nếu bạn có thể lật một quyển tiểu thuyết như là cuốn từ điển? Cách duy nhất để biết chính là thử thôi.

Những nhà thiết kế cũng bị ám ảnh với giao thức truyền đạt thông tin rõ ràng. Họ bị cuốn hút bởi sự lầm lẫn, những điều chưa hoàn thiện, sự lạm tiêu, những kết nối bị lỗi, và tìm kiếm những giải pháp khả thi, đặc biệt khi diễn tả bằng lời là không đủ. Đi đôi với điều này thường là một khát khao dữ dội dành cho công việc bố trí và sắp xếp. Nhà thiết kế cần hoàn tất mọi điều, bộc lộ các mối quan hệ và đơn giản hóa những thứ phức tạp. Những học sinh thích trò chuyện, chú ý đến khái niệm, hay khám phá môn hình học thường là những nhà thiết kế giỏi.

Môi trường hình ảnh đầy những hình thức giao tiếp lỗi và không theo một trật tự nào cả. Nhà thiết kế sẽ để ý rằng chữ của biển báo hiệu giao thông trên đường cao tốc lại nhỏ hơn mà chẳng có lí do rõ ràng, hoặc khi một sản phẩm thương mại cố gắng tỏ ra thật “thiên nhiên” nhưng bao bì của nó lại không thể hiện điều đó.

Xung quanh chúng ta là những chỉ dẫn và lời giải thích dường như vô nghĩa hay ẩn mình dưới những dòng chữ nhỏ in hoa kia. Dù cảm thấy khó chịu hay không, thì nhà thiết kế luôn tìm hiểu những ẩn ý và quá trình đó, hỏi xem rằng tại sao chúng lại như vậy.

Ngành thiết kế hội tụ cả hai yếu tố nội hàm và ngoại hàm. Một nhà thiết kế giỏi là người có khả năng tiếp cận vấn đề hoặc dự án và làm việc một mình hàng giờ liền hoặc phối hợp với đồng đội để tìm ra giải pháp.

Đồng thời, họ là một chuyên gia trong việc thấu hiểu con người và xác định được nhu cầu và mong muốn của khách hàng để từ đó hình thành nên trải nghiệm của người sử dụng. Điều này đòi hỏi một khả năng quan sát không chỉ bị giới hạn trong thế giới các vật thể và thông điệp, mà còn chạm đến những mối quan hệ mà con người có với nhau và với những đối tượng trên.

Nếu một khách hàng không thể nhận ra được nhu cầu của người sử dụng, thì đó chính là trách nhiệm của nhà thiết kế để có thể giải thích được những nhu cầu đó là gì, tại sao chúng nên được cân nhắc và ưu tiên và từ đó đề ra một tiến trình suy xét những điều đó.

Vì những cá nhân khác nghĩ rằng thiết kế mang tính chất chủ quan, việc giáo dục và làm mẫu kiểu này là một phần cần thiết trong giáo trình của nhà thiết kế. Và khi họ làm việc cho nhiều nhà đầu tư – một trường hợp hay gặp – thì việc quản lí quy trình thiết kế cũng như các mối quan hệ của những người nắm quyền quyết định là cần thiết để hoàn thành thiết kế đó.

Điều cuối cùng, mọi người thường trở thành một nhà thiết kế bởi vì họ cảm thấy rằng thỏa mãn khát khao là chưa đủ. Có thích thú trong việc học ngôn ngữ có thể giúp bạn hiểu ra cách cấu tạo từ. Nhận ra sự thích thú trong việc sắp xếp và tìm hiểu cấu trúc có thể đưa bạn đến gần hơn với ngành kĩ thuật. Có sự thích thú khi làm những điều có ý nghĩa sẽ dẫn bạn đến việc học môn nghệ thuật. Sự thích thú về con người sẽ liên quan đến việc học các môn xã hội học, tâm lý học, kinh tế, hay kinh doanh.

Sự kết hợp những điều thích thú đó – sẽ giúp bạn có một chỗ đứng trong lĩnh vực thiết kế. Rất nhiều những ngành thiết kế trùng lắp vào nhau, chẳng hạn như kiến trúc và thiết kế thời trang, hay thiết kế công nghiệp và nội thất, nhưng thiết kế đồ họa và truyền thông là yếu tố duy nhất xác định được cách mà con người trao đổi thông tin với nhau.

Nguồn: https://www.aiga.org
Dịch giả: Đáo

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá designer học thiết kế ngành sáng tạo việt nam ngành thiết kế nhà thiết kế trở thành nhà thiết kế

iDesign Must-try

Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
Thỉnh thoảng bạn tự hỏi, liệu mình có đang tiến triển gì trong công việc? Cách rõ nhất để thấy được sự phát triển là đạt được thành tích, mục…
5 con đường khác nhau để trở thành designer
5 con đường khác nhau để trở thành designer
Khi nói đến việc xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, có vô số con đường khác nhau để người ta có thể đi theo. Trong bài viết này,…
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
 Hôm nay, Joanna – một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng tại Microsoft  sẽ làm sáng tỏ năm thói quen quan trọng cần thực hành trong khi tiến hành nghiên cứu…
Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại gốc Việt
Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại gốc Việt
Nói đến các nhà thiết kế thế kỉ 20, chúng ta biết đến những cái tên nổi tiếng như Alvar Aalto, Le Corbusier, Jean Prouvé,... mà ít người biết rằng…
9 logo mang tính biểu tượng được tạo nên bởi các nhà thiết kế nữ
9 logo mang tính biểu tượng được tạo nên bởi các nhà thiết kế nữ
Để kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, sau đây là 9 dự án được thiết kế bởi những nhà sáng tạo tài năng nhất trên thế giới - tất…
Làm thế nào mà Helvetica trở thành một ‘biểu tượng’ của Typography
Làm thế nào mà Helvetica trở thành một ‘biểu tượng’ của Typography
Được phát triển vào năm 1957, nó đã trở nên phổ biến và có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi