Aaron Draplin: Không có kế hoạch

Nếu bạn hỏi Aaron Draplin bằng cách nào anh ấy có thể làm được nhiều việc như vậy, bạn sẽ không nhận được câu trả lời thoả đáng.

Người ngoài có thể dễ dàng cho rằng sự thành công của nhà thiết kế là nhờ sự chăm chỉ nhưng họ hiếm khi hiểu được ma thuật của Draplin khi anh ấy vẽ lên những chiếc ván trượt và từng bước xây dựng đế chế của mình.

Nhà thiết kế người Ba Lan có dấu ấn trên rất nhiều dự án – từ việc tạo những thiết kế biểu tượng mang dấu ấn miền Bắc cho các khách hàng, tạo các phụ kiện cho những nhóm nhạc anh yêu thích, hay kêu gọi nhiệt huyết của các nhà thiết kế với hơn 40 buổi nói chuyện mỗi năm.

Và nếu bạn cho rằng các khách hàng Nike, Burton và tổng thống Obama là chưa đủ, thì Draplin còn có cả bộ portfolio của mình – như thương hiệu của notebooks (Field Notes) và công ty Draplin Design (DDC) – những thứ đó vẽ lên những giá trị của Draplin.

Khi tôi ngồi cùng với Draplin để tìm hiểu xem làm thế nào anh ấy giữ DDC luôn bận rộn cả ngày lẫn đêm, sự may mắn ban đầu của anh với việc “nói về các thất bại” và việc anh ấy đã thành công thế nào khi chuyển từ một người làm fulltime tới một freelancer và tăng lương gấp ba lần.

Anh đã làm rất nhiều thứ chỉ với việc ngồi trước màn hình để “chiết ép” các logo và cả các Powerpoints (thiết kế trình chiếu) cho các khách hàng. Làm sao anh có thể làm mọi thứ trong cuộc sống của mình.

Tôi làm các logo chậm rãi… và tôi làm Field Notes, có thể là một vài ngày trong một tháng. Nói chuyện chuyên đề chiếm khá nhiều thời gian và nó khá vui vẻ khi trao đổi ở trên đường đi. Điều tốt là, tôi có thể làm rất nhiều thứ khi trên máy bay. Mọi người muốn bạn đi làm vài ly nhưng tôi thậm chí không uống: Tôi là loại tiết kiệm thời gian để làm những thứ khác trong cuộc đời mình.

Vậy nên, tôi sẽ trở lại phòng khách sạn và làm việc.. Một ngày làm việc thông thường của tôi là xuống cửa hàng của mình. Tôi thường có một danh sách những điều cần làm trong Field Notes và tôi chiến đấu với những gì ở trên cùng.

Nếu là logo, tôi làm logo… Tôi chỉ cố gắng tận hưởng điều này (dĩ nhiên là có thêm tiền). Tôi làm việc cho nhiều người với các công cụ của mình – tôi có nên chậm lại? Tôi cũng nghĩ vậy, nhưng tôi không biết làm sao cả.

FIELD_NOTES_colors-550x412

Anh đã quyết định trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp như thế nào?

Tôi bắt đầu cuộc sống hoang dã của mình khi tôi 19 tuổi, khi mà tôi quyết định rời Michigan và hướng tới miền Tây để tới Mt. Bachelor và trượt tuyết suốt ngày. Khi tôi 22, cũng là mùa đông thứ 4 tôi trượt tuyết , mọi thứ vẫn vô cùng vui vẻ, nhưng tôi bắt đầu tự hỏi “Tôi sẽ làm thế suốt cuộc đời của mình ư?”

Tôi đã tham gia vào thiết kế và bắt đầu làm việc ở Alaska để có tiền mua máy tính và tôi có bạn bè, những người cùng làm việc cho các công ty làm đồ họa trên ván trượt, nhưng các anh chàng đó đều đã từng tốt nghiệp trường thiết kế nào đó. Vì thế tôi cũng đi học thiết kế vì tôi cảm thấy rằng tôi cần có một tấm bằng kể cả khi tôi đã được tuyển dụng, những khóa học hầu hết đều “nhảm nhí”.

Dẫu sao thì cũng phải thừa nhận việc đi học giúp tôi di chuyển và tiêu đi hai năm để có được những lý thuyết lạ thường về thiết kế. Một số thứ rất dễ vào, một số thứ thì cao cấp hơn, nhưng một số thứ thì vô cùng thực tế và nó là cách tôi muốn kiếm sống. Nó dạy tôi rằng tôi đã sẵng sàng để tiến lên.

Nền tảng thể thao mạo hiểm đã ảnh hưởng tới thẩm mỹ của anh?

Tôi thích được nghĩ rằng những gì tôi làm là những gì tôi trân trọng thế giới này. Đứng trên các ván trượt tuyết thực sự thúc đẩy tôi làm những thứ tôi chưa sẵn sàng, những thứ có chỗ đứng trong cuộc sống của bạn…

Các nhà thiết kế nên có phong cách, nhưng các khách hàng gọi bạn, làm những gì tốt cho họ. Nếu công việc đó phù hợp với phong cách của bạn thì điều đó quá tuyệt. Nhưng nếu không, bạn phải tự tìm kiếm những phong cách khác.

Anh đã từng làm việc toàn thời gian trước khi tự thân chiến đấu, điều đó ra sao?

Tôi đã làm việc trong các studio đủ lâu – 2 năm – và cảm thấy kinh hãi vì việc dành toàn thời gian để nói về những thứ vớ vẩn, thiết kế một đống logo và sau đó tự tay vứt bỏ phần lớn trong số chúng trong cuộc họp và tất cả những thứ rác rưởi khác.

Đó không phải là lỗi của họ, đó đơn giản là quy trình. Nó đơn giản là khiến tôi sợ hãi và tôi nghĩ “Tôi không muốn ở trạng thái mà tôi không thích làm việc, vậy nên tôi nhảy ra ngoài.” Chúng ta đẩy qua đẩy lại cả ngày và điều đó thật đáng ngạc nhiên nhưng khi kết thúc một ngày tôi nghĩ “Tôi đang làm gì?”

Chúng ta tiếp tục ngồi đó từ 9 giờ sáng chỉ để cố gắng đợi tới lúc 7h30 tối. Và tôi muốn tôi có thể làm việc lúc nào tôi muốn và về nhà lúc nào tôi thích. Đó là điều thu hút thôi nghĩ tới việc tự làm cho chính mình. Bởi vì khi tôi tự làm cho mình tôi có thể dành cả ngày để trở thành bất thứ điều gì tôi muốn.

Những nhân viên của DDC (Draplin Design Company) bao gồm những ai?

Đó là tôi! Vâng, bạn gái của tôi – Leigh đi đưa hàng, nhưng đôi khi là tôi. Tất cả những thứ quản lý, hoá đơn, kiểm kể, ôi Chúa ơi. tôi yêu những việc khốn khiếp này!…

Tất cả những gì đằng sau công việc chính là tôi, quản lý khách hàng tới chăm sóc họ đều là tôi! Để trả lời câu hỏi của bạn, vậy ai sẽ làm việc thiết kế? Tôi! Và tôi đang làm tất cả mọi thứ với đam mê của mình, chắc chắn thế. Đó là lý do tôi có những dự án như Field Notes và những áp phích khác, nhưng tại sao tôi cũng làm những logo? Bởi vì tôi cần mấy đồng tiền chết tiệt.

DDC_IDENTITIES-550x696

Anh đang nói về việc tạo lên một kế hoạch và gắn nó lên kế hoạch của anh. Anh có kế hoạch ban đầu nào không, và anh vẫn có kế hoạch cho tới bây giờ chứ?

Kế hoạch thực sự là: Tôi phải chi trả những hoá đơn nào? Vâng. Cái xe tôi mua cần trả nhiều tiền? Yeah. Bảo hiểm bao tiền? Yeah. Những gì xảy ra sau đó là làm thế nào để trả tất cả các hoá đơn. “Sẽ chẳng còn nhà và xe và mọi thứ nếu nó xấu đi.”  Anh có sự tự do nhất định, một sự tự do nội tại mà anh thích ” Tại sao tôi không làm một cái poster thật sự là cool à? Rủi ro là gì? Nếu họ không bán, tôi sẽ tặng chúng cho bạn!” Cho đến khi họ bắt đầu bán sản phẩm của tôi.

Và sau đó có những lúc một ai đó thích những thứ bạn làm và tới đề nghị “Tới nói với chúng tôi” Và bỗng nhiên tôi ở trên máy bay để thực hiện buổi thuyết trình này và họ vớ lấy nó! Đó là lần đầu tiên tôi đi nói chuyện tại một buổi event và tôi ngồi cùng với David Carson, một huyền thoại.

Rồi đột nhiên tôi lập ra một phòng để làm những sản phẩm cho các buổi nói chuyện mà tôi thực hiện. Sau rồi tất cả bắt đầu cất cánh, giờ thì tôi đã hoàn thành 180 giờ, của 42 buổi nói chuyện trong năm qua. Kiểu đó khiến tôi kinh sợ. Rất tuyệt khi có tiền vào túi nhưng giờ tôi ít thời gian để làm logo và quan tâm tới các vật phẩm. Chẳng có kế hoạch nào về chúng cả, nó chỉ đơn giản là dựa trên những thứ xảy ra.

Screen-Shot-2015-03-12-at-10.35.03-AM-550x556

Những thiết kế bìa đĩa của Draplin

Làm thế nào anh đánh giá thành công của một sản phẩm, từ khách hàng hàng với mục tiêu cụ thể hoặc những vật phẩm cho các buổi chơi nhạc của bạn bè?

Tôi có đạt được các yêu cầu của họ không? Họ có thích nó không? Bản thân tôi có thích nó? Nó có phù hợp với bối cảnh? Đó là nghề của tôi. Tôi có thể làm thứ gì khiến họ cảm thấy thành công với thông điệp không? Rất nhiều thứ tới từ khách hàng. Họ có hạnh phúc với nó? Xong.

Làm sao để khách hàng đi theo cách của anh?

Đây là điều bạn biết về cách để có một logo tốt: Bạn chỉ cho họ một đống phân đẹp. Rất nghiêm túc, nếu bạn cho họ một thứ rác rưởi và sau đó họ sẽ tìm ra cách để khiến nó tuyệt vời.

Nhưng nếu bạn cảm thấy rằng bạn đã đặt những gì tốt nhất của mình lên đó và chỉ cho họ thấy điều tuyệt vời trong thiết kế đó… nhưng họ vứt nó đi, – thì tôi đi ra ngoài và bỏ khách hàng này. Vì nó sẽ chẳng tiến triển hơn chút nào cả. Cố gắng cho nó vượt qua một vài vòng rồi để nói “Anh biết gì không anh bạn, Tôi không phù hợp. Tôi sẽ tự đi và chụp vài thứ thay vì làm cái này.”

Video “làm thế nào để làm một logo trong 15 phút của anh” muốn đề cập tới quy trình thực sự nào?

Đôi khi bạn phải phác thảo, phác thảo và phác thảo rồi phác thảo, kế tiếp là phác thảo. Bạn phải đặt nó vào trong công việc. Bạn phải dùng cơ bắp… không hẳn là thật nhưng nó khá vui để nhìn thấy mọi thứ và nó là một quy trình phổ biến. Đôi khi ngón tay bạn đi theo đường đúng và khi khác nó mất tới hai tuần và bạn làm được một đống thứ.

Anh đang tính ghi lại ý kiến rằng các nhà thiết kế nên biết nhiều lĩnh vực kinh doanh chuyên nghiệp; làm market, điện thoại viên, an ninh giao thông, kẻ móc túi, tên trộm ngựa, nhân viên thuế và lập trình web. Tại sao lại Lập trình web (web-developer).

Trò vui ấy mà: Những người lập trình web đang thống trị thế giới. Kể cả những kẻ lập trình ngu xuẩn đang làm việc hay sẽ chết và có làm việc cho tôi hay không, họ vẫn đang kiếm tiền từ việc đó. Tôi có nên cười vào những mối quan hệ mà một nhân viên lập trình làm việc với một thiết kế đồ hoạ? Có, tôi sẽ cười. Bởi vì họ nắm giữ những chìa khóa và sử dụng cách họ muốn…

Nhưng tôi cũng có hàng tá bạn có thể lập trình và họ thích trò vui đó. Bởi vì những anh chàng này cũng tạo ra hàng tấn tiền tương ứng với khả năng của họ.

Có khi nào anh cảm thấy như là mình đụng phải một sân chơi lớn?

Có rất nhiều khách hàng cỡ như Nike. hoặc như việc tôi đã làm việc với Mr. Obama… Nhưng nó khá khó khăn vì tôi không giỏi làm việc với khách hàng lắm, vì những công việc càng lớn hơn thì càng phức tạp.

Nó giống như mớ lộn xộn xếp chồng lên nhau của những gì tôi đã làm để chi trả hoá đơn của mình, điều đỏ xảy ra như là gặp thời. Nó như một vụ nổ êm ái đối với tôi, nó thực sự lẻn vào tôi.

Tôi chỉ nghĩ “Mày đang làm việc mà mày muốn và nó đang diễn ra tốt, vậy đừng có bỏ cuộc” Tôi không cảm thấy là tôi đã làm nó vì nó đơn giản chỉ là công việc, nó là những bước đi nhỏ. Với hy vọng đi được những quãng đường lớn hơn, và khi ai đó than phiền về điều gì đó tôi chỉnh lại… đến khi không có thêm câu hỏi.

Cùng tác giả

#Tag

famous artist famous designer Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Paul Rand: Nghệ sĩ tiên phong trong ngành quảng cáo Mỹ thế kỷ 20
Paul Rand: Nghệ sĩ tiên phong trong ngành quảng cáo Mỹ thế kỷ 20
Paul Rand đủ can đảm để phá vỡ các truyền thống có sẵn, đồng thời đủ độc lập để là chính mình. Chính ông chứ không phải ai khác đã…