Nghiên cứu mới: con người chỉ chiếm 0,01% sự sống nhưng lại làm thay đổi cả trái đất

Thế giới hiện nay có khoảng 7,6 tỷ người. Vậy mà so với toàn bộ sinh khối sự sống trên trái đất, chúng ta vẫn chẳng “xi- nhê” gì đâu. Và cho dù chỉ chiếm 0,01% sinh khối nhưng nền văn minh loài người lại có sức tác động khủng khiếp lên toàn bộ hành tinh này: 83% động vật có vú hoang dã cùng với 50% lượng cây xanh đã bị xóa sổ hoàn toàn khỏi trái đất. 

Milo và các cộng sự đã dành 3 năm để tìm kiếm các tài liệu khoa học về sinh khối của Trái Đất nhằm đưa ra ước tính mới nhất và toàn diện nhất về khối lượng của tất cả sinh vật sống. Kết quả cho thấy, tổng sinh khối của Trái Đất vào khoảng 550 giga tấn Carbon (Gt C), 82% trong số đó (450 Gt C) được tạo ra bởi thực vật. Vi khuẩn tuy nhỏ xíu nhưng xếp ở vị trí thứ hai với 70 Gt C chiếm 13%, tiếp theo là nấm với 12 Gt C – lớn gấp 6 lần tất cả đời sống động vật trên hành tinh. Hai thứ hạng tiếp theo thuộc về vi khuẩn cổ (7 Gt C) và sinh vật đơn bào với 4 Gt C. Sinh khối của con người chỉ khoảng 0,06 Gt C, lớn gấp 10 lần so với động vật có vú hoang dã (0,007 Gt C).

idesign lo so chi xa xoi con nguoi chinh la thu pham tieu diet the gioi 01 1

Nhóm nghiên cứu thừa nhận, rất khó để ước lượng chính xác sinh khối của các loài động vật xuất hiện trước con người. “Đánh giá này có thể không hoàn toàn chính xác, con số có thể dao động nhiều hoặc ít hơn nhưng ít ra chúng ta có thể có cái nhìn tổng quan hữu ích hơn.” – Nhà sinh học Ron Milo tại Viện khoa học Weizmann (Israel) tác giả chính công trình nghiên cứu chia sẻ.

idesign lo so chi xa xoi con nguoi chinh la thu pham tieu diet the gioi 02

Giờ đây, gia cầm nuôi chiếm đến 70% tổng số gia cầm trên trái đất, các loài gia cầm hoang dã chỉ chiếm 30% còn lại. Đáng chú ý hơn trong số các loài động vật có vú, 60% là vật nuôi (chủ yếu là gia súc và lợn), 36% là con người và chỉ có 4% là động vật hoang dã. Lượng gia súc thuần hóa đã gấp 15 lần động vật có vú sống hoang dã.

Trong tương lai, thay vì sách dạy trẻ em về voi, sư tử, tê giác… chúng ta sẽ thành thật dạy chúng động vật trên Trái đất chỉ có bò sữa, lợn và gà công nghiệp ư? Vì có bao giờ chúng được thấy những người bạn mới kia đâu!

idesign lo so chi xa xoi con nguoi chinh la thu pham tieu diet the gioi 02

Việc phá hủy môi trường hoang dã làm nông nghiệp, khai thác và phát triển đã thôi thúc các nhà khoa học băn khoăn ‘Liệu có cuộc đại diệt chủng thứ 6 xảy ra?’ và ‘Có phải phân nửa động vật trên hành tinh đã biến mất trong 50 năm qua?’.

Mặc cho vị thế thống trị của nhân loại, về mặt trọng lượng, Homo Sapien là một sự trừng phạt. Chỉ riêng virus có trọng lượng lớn gấp 3 lần so với con người, sâu bọ cũng thế. Các loài cá gấp 12 lần con người và nấm thì 200 lần. “Chúng ta đang ở giữa 1 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt mà gần như chưa có tiền lệ.”

Nhưng tác động của chúng ta với thế giới tự nhiên vẫn còn rất lớn, Milo cho biết, đặc biệt trong những gì chúng ta chọn ăn: “Khẩu phần ăn của loài ngoài ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của động vật, thực vật và các sinh vật khác. Tôi hi vọng mọi người sẽ xem lại cách họ tiêu thụ như một trách nhiệm với thế giới. Tôi sẽ không trở thành người ăn chay trường nhưng mỗi lựa chọn của tôi trả lại môi trường điều gì đó, liệu tôi nên chọn thịt bò, gia cầm hay đậu phụ thay thế?

Nhóm nghiên cứu đã ước lượng sinh khối bằng cách sử dụng dữ liệu từ hàng trăm cuộc nghiên cứu, sử dụng các kỹ thuật hiện đại như vệ tinh cảm biến từ xa có thể quét các khu vực và trình tự gen có thể làm sáng tỏ vô số các sinh vật trong thế giới vi mô.

Họ bắt đầu bằng cách đánh giá sinh khối của một lớp sinh vật, sau đó xác định môi trường nào như cuộc sống có thể tồn tại trên toàn thế giới để tạo ra một tổng thể toàn cầu. Họ sử dụng carbon làm thước đo quan trọng và tìm thấy toàn bộ sự sống chứa 550 tỷ tấn nguyên tố. Họ cũng thừa nhận con số này chỉ là ước tính, đặc biệt là đối với các vi khuẩn dưới lòng đất, nhưng dù sao thì công trình này cũng trình bày một cái nhìn tổng quan hữu ích.

Sinh khối của thực vật trên cạn chiếm ưu thế trên quy mô toàn cầu – và phần lớn sinh khối đó là ở dạng gỗ. 

Paul Falkowski, tại Đại học Rutgers (Mỹ) (không thuộc nhóm nghiên cứu) cho biết: “Nghiên cứu này, theo hiểu biết của tôi, là nghiên cứu phân tích toàn diện đầu tiên về phân bố sinh khối của tất cả các sinh vật – kể cả virus – trên Trái Đất.”

“Có hai bài học chính từ nghiên cứu này,” anh nói. “Thứ nhất, con người cực kỳ hiệu quả trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, diệt trừ rất nhiều các loài động vật có vú hoang dã cho nhiều mục đích khác nhau trên tất cả các lục địa. Thứ hai, sinh khối của thực vật trên cạn chiếm ưu thế trên quy mô toàn cầu – và phần lớn sinh khối đó là ở dạng gỗ. ”

Nguồn: theguardian
Ảnh bìa: Levi Guzman on Unsplash
Người dịch: Cải

Cùng tác giả

#Tag

cây thành thị diệt vong hoang dã hủy diệt thế giới tuyệt chủng

iDesign Must-try

Chùm ảnh hiếm tiết lộ diện mạo thế giới cách đây 100 năm
Chùm ảnh hiếm tiết lộ diện mạo thế giới cách đây 100 năm
Những bức ảnh đen trắng dưới đây tiết lộ về các sự kiện lịch sử cũng như cuộc sống của người dân trên khắp thế giới cách đây 100 năm.…
MAPS - Hành trình vòng quanh thế giới trên trang sách
MAPS - Hành trình vòng quanh thế giới trên trang sách
Maps – cuốn atlas tập hợp 51 bản đồ chứa đầy những chi tiết thú vị, thể hiện 6 châu lục và 42 đất nước, thực hiện bởi hipopotam. Các…
Khám phá thư viện tiểu bang Victoria với trần vòm hùng vĩ từ thế kỷ 19
Khám phá thư viện tiểu bang Victoria với trần vòm hùng vĩ từ thế kỷ 19
Được thành lập vào năm 1854, Thư viện tiểu bang Victoria hiện cất giữ hơn 1,5 triệu cuốn sách, bao gồm các bộ sưu tập đặc biệt nổi bật như…
Minh hoạ 100 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới trên báo Time
Minh hoạ 100 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới trên báo Time
Du lịch ngày nay không còn là điều gì quá xa vời đối với chúng ta, thế nên việc mọi người đều ra sức săn lùng những điểm đến hấp…
Cách làm bom hạt giống - Loại bom chỉ biết lan truyền sự sống
Cách làm bom hạt giống - Loại bom chỉ biết lan truyền sự sống
Những loại cây có tính xâm lấn cao có thể sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thảm thực vật ở nơi bạn dự định rải bom, làm hại đến các…
Cùng ngắm nhìn bảo tàng nghệ thuật trong đụn cát ở Trung Quốc
Cùng ngắm nhìn bảo tàng nghệ thuật trong đụn cát ở Trung Quốc
Mô phỏng hành động đào ấy, OPEN muốn tạo ra những không gian kết nối nhau thật tự nhiên và mượt mà, gợi nên dáng hình những hang động, nơi…