Bhutan - quốc gia duy nhất trên thế giới có mức khí thải carbon âm

Bhutan từng cam kết rằng họ sẽ là đất nước có mức carbon trung hoà. Giờ thì họ đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có mức carbon âm.  

Bhutan vừa là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, đồng thời cũng là quốc gia xanh nhất thế giới. Đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thực tế, nhà vua Jigeme Singye Wangchuck đã nâng cao chỉ số hạnh phúc của đất nước mình dựa trên bốn tiêu chí: phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị văn hoá, và quản trị tốt

idesign bhutan quoc gia duy nhat tren the gioi co luong khi thai carbon am 11
Ảnh: Jodi Wei

Lượng carbon của Bhutan tạo ra không chỉ ít mà còn âm là do họ có thể cùng lúc tạo nên năng lượng tái tạo. Đầu năm 2017, Bhutan tạo ra 2,2 triệu tấn CO2, nhưng những cánh rừng Bhutan có thể cô lập được lượng CO2 lớn bằng 3 lần con số trên. Bhutan còn xuất khẩu phần lớn lượng năng lượng tái tạo sinh ra từ những dòng nước chảy xiết trên sông. Nhờ đó, họ lại có thể bù đắp khoảng 6 triệu tấn CO2 thải ra nữa. Dự đoán vào năm 2020, mỗi năm Bhutan sẽ xuất khẩu đủ lượng điện để bù lại 17 triệu tấn CO2. Nhưng Bhutan là một nước nhỏ và không đặt nặng công nghiệp, cách thức kiểm soát CO2 của họ sẽ rất khó thực hiện với một quy mô lớn hơn.

shutterstock 667317535 bhutan bridge
Ảnh: Shutterstock

Điều quan trọng giúp Bhutan kiềm chế được mức carbon của đất nước là bảo tồn nghiêm ngặt nhiều khu vực. Hiến pháp của họ quy định ít nhất 60% diện tích Bhutan phải được che phủ bởi rừng và con số hiện tại là 72%. Hơn một nửa diện tích đất nước là rừng quốc gia được bảo hộ, khu bảo tồn tự nhiên và khu vực bảo vệ động vật hoang dã. Chính phủ còn tạo điều kiện tốt cho người dân sống trong các khu bảo hộ, vừa bảo vệ được rừng, vừa ngăn chặn được nạn săn bắn, khai khoáng và ô nhiễm rừng. 

idesign bhutan quoc gia dau tien co luong khi thai carbon am 01
Ảnh: James Morgan

Bhutan cũng quyết tâm đầu tư vào năng lượng tái tạo. Họ tận dụng hệ thống sông có sẵn để tạo ra điện năng nhờ thuỷ điện. Họ cung cấp điện miễn phí cho nông dân sống tại vùng nông thôn hẻo lánh. Các chương trình bảo vệ tài nguyên quốc gia như Clean Bhutan hay Green Bhutan đều hoạt động rất tích cực.  

idesign bhutan quoc gia dau tien co luong khi thai carbon am 03
Ảnh: James Morgan

Dù ngành du lịch đang bắt đầu phát triển tại Bhutan, lượng carbon vẫn được duy trì ở mức âm. Vì thế, một trong những cách mà thế giới có thể đóng góp cho sự nỗ lực bảo tồn của Bhutan là ghé thăm đất nước này. Và nền du lịch phải được kiểm soát và không ảnh hưởng nhiều đến môi trường ở đây.

travelherwayimage006
Ảnh: Jodi Wei

Tshering Tobgay, Thủ tướng Bhutan đã chia sẻ trong TED Talk năm 2016 rằng: “Các vị vua của chúng tôi hiểu rằng họ cần làm việc không ngừng nghỉ để phát triển đất nước, cân bằng giữa phát triển kinh tế và hát triển xã hội, bảo đảm sự bền vững cho môi trường và bảo tồn các giá trị văn hoá. Tất cả đều phải nằm trong khuôn khổ quản trị tốt. 

Nếu bạn không đến từ Ấn Độ, Bangladesh, hay Maldives, bạn sẽ cần visa để khám phá những điều thú vị ở quốc gia này, đồng thời bạn không thể du lịch tự túc được. Ngoài chi trả $40 cho phí thị thực, khách du lịch sẽ phải trả thêm từ $200 đến $250 cho “Những chi phí hằng ngày ở mức tối thiểu” và đặt tour thông qua một công ty du lịch hợp pháp. Phí phát triển bền vững hằng ngày là $65 cũng đã được bao gồm trong gói. Chúng giúp cho việc tài trợ giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo, và xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. 

Ảnh: James Morgan

Bhutan là một quốc gia nhỏ với dân số chỉ khoảng 790.000 người, kẹp giữa các nước làng giềng có ngành công nghiệp nặng nề như Trung Quốc và Ấn Độ. Quốc gia này bị cô lập và chỉ mở cửa hội nhập vào năm 1974 và bắt đầu sử dụng TV vào năm 1999. Vậy mà chỉ sau hơn 40 năm, cả thế giới có quá nhiều thứ phải học tập về cách họ xây dựng đất nước của mình.

Nguồn: National Geographic. 
Ảnh bìa: James Morgan
Người dịch: Ngọc Quỳnh

Cùng tác giả

#Tag

âm bền vững bhutan cây thành thị khí thải CO2 lượng khí thải năng lượng tái tạo

iDesign Must-try

House of Flowers: Nhà khách đáp ứng mô hình du lịch hiện đại nhưng vẫn kết nối với thiên nhiên
House of Flowers: Nhà khách đáp ứng mô hình du lịch hiện đại nhưng vẫn kết nối với thiên nhiên
Tại House of Flowers, du khách sẽ được thưởng thức rượu vang sản xuất hữu cơ, giữa bầu không khí yên tĩnh và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Khu…
Khám phá cách tiếp cận mới với việc tái chế và tái sử dụng trong thiết kế vật liệu
Khám phá cách tiếp cận mới với việc tái chế và tái sử dụng trong thiết kế vật liệu
Một triển lãm khám phá cách các nhà sáng tạo sẽ tái chế và tái sử dụng các vật liệu như thế nào được ra mắt vào cuối năm ngoái…
Sữa thực vật OKJA với diện mạo vui nhộn mang đến chế độ ăn uống bền vững
Sữa thực vật OKJA với diện mạo vui nhộn mang đến chế độ ăn uống bền vững
Thiết kế bao bì của sữa OKJA gốc thực vật với diện mạo vui nhộn và bắt mắt. Những loại sữa gốc thực vật không còn mới mẻ nữa. Bạn…
“Về nơi có nhiều cánh đồng” - cuốn sách dìu ta đến gần hơn với tâm hồn núi rừng
“Về nơi có nhiều cánh đồng” - cuốn sách dìu ta đến gần hơn với tâm hồn núi rừng
“Về nơi có nhiều cánh đồng” kể về những điều bình dị nhất nhưng lại vô cùng đẹp đẽ: đó là niềm vui khi được thở, được làm việc, được…
Granby Workshop làm gốm từ vật liệu công nghiệp thừa
Granby Workshop làm gốm từ vật liệu công nghiệp thừa
Granby Workshop tại Liverpool đã tạo ra bộ sản phẩm đồ dùng nhà bếp từ phần đất sét thừa trong công nghiệp đã qua sử dụng, những thứ sẵn sàng…
And Comfort - Khi thời trang bền vững và không bao giờ lỗi mốt
And Comfort - Khi thời trang bền vững và không bao giờ lỗi mốt
Kati Forner là một nhà thiết kế hiện đang sống tại Los Angeles với hơn 12 năm kinh nghiệm trong ngành in ấn, thiết kế kỹ thuật số và sản…