5 bài học thương hiệu đắt giá từ công nghiệp phim ảnh

Điện ảnh là ngành công nghiệp tỷ đô. Mỗi năm, những studio lớn cạnh tranh lẫn nhau vị trí số 1 phòng vé với những tác phẩm bom tấn, trong đó có những tên tuổi luôn đứng hàng đầu và có doanh thủ khủng ngay tuần mở màn. Bí mật của họ là gì?

Sự thật là các thành tích ấy đã được tính toán cẩn thận. Khi bắt đầu làm phim, họ nhìn xa hơn ngoài thông điệp của phim và các thông tin tiếp thị, cũng như không chờ đến khi gần ra mắt mới nghĩ đến chuyện bộ phim thích hợp với thương hiệu thế nào. Họ tính toán hết tất cả trước khi bắt tay sản xuất.

Sau đây là một số mẹo hay để bạn hiểu về cách làm thương hiệu từ ngành công nghiệp điện ảnh:

1. Thuê diễn viên giỏi bằng chính thương hiệu của họ

Thật hiển nhiên khi diễn viên giỏi tham gia đóng phim sẽ nhận được ngân sách nhiều hơn, lượng bán vé cao hơn và được đánh giá tốt hơn. Một phần trong việc xem xét kịch bản đó là quyết định liệu có tìm được đúng diễn viên hay không. Các studio dành nhiều thời gian để tìm người hợp vai, thậm chí là trước khi bàn đến kịch bản. Các công ty lớn có thể hưởng lợi từ kiểu làm việc này. Thay vì xem xét ý tưởng dự án, hãy nghĩ về người đảm nhận cần thiết. Họ là ai? Họ đã đóng phim gì? Họ có những mối quan hệ nào?

Hollywood rất tài tình khi tập hợp được những diễn viên phù hợp, được báo chí săn đón và đem lại chất lượng cao. Công ty bạn có thể làm tương tự. Hãy tìm những diễn viên có kết nối với những công ty mà bạn muốn kết nối đến thương hiệu của mình. Hãy nhớ con người là một yếu tố quan trọng. Ý tưởng chỉ mãi là ý tưởng nếu bạn không thực hiện đúng cách.

2. Thời gian là vàng bạc

Thời gian rất quan trọng khi làm phim. Chẳng hạn như phim của Marvel không bao giờ ra mắt cùng một tuần với phim của DC. Các studio không chỉ thăm dò đối thủ tiềm năng và ngày ra mắt của họ, mà còn để mắt đến khán giả nữa, giống như phim về Giáng sinh sẽ không ra rạp vào tháng Một, và sẽ không dùng hình ảnh ông già Noel để quảng cáo vào tháng Hai. Luôn để ý đến những gì xảy ra trên thế giới và điều chỉnh thời gian dựa vào đó là điều rất khẩn thiết. Tất nhiên các studio thành công đã luôn làm vậy nhiều năm rồi.

3. Thấu hiểu thị hiếu khán giả

Một lý do để Marvel và DC không ra mắt phim chung cuối tuần là vì họ không muốn gây ra trận chiến siêu anh hùng. Họ muốn khán giả hào hứng chứ không phải chán ngán. Đây là một bài học mà nhiều thương hiệu có thể cân nhắc. Thay vì cạnh tranh, hãy cùng tạo ra một chiến thắng khác mà không làm khán giả phát chán. 

Bạn có nhớ quảng cáo Budweiser có hình chú chó con? Sau khi đoạn quảng cáo đó ra mắt, nhiều thương hiệu lạm dụng hình ảnh chú chó, và cuối cùng chú chó con đó có mặt ở khắp các hình ảnh quảng cáo. Đây là một ví dụ về việc gây ra sự ngán ngẩm ở khán giả. Có quá nhiều kiểu theo trào lưu lại làm nổi bật những kiểu còn lại, cuối cùng như thế lại có hiệu quả hơn.

4. Trân trọng nhân viên

Cuối mỗi phim sẽ có phần thể hiện tên và chức vụ của từng người trong đoàn phim. Đây là cách để tận dụng mối quan hệ riêng và thương hiệu của nhân viên của bạn. Mọi người đều muốn người khác biết sản phẩm của họ và có nơi để trưng bày sản phẩm là một cách thể hiện sự trân trọng. Hãy nhớ đến bài học này và hãy tìm cách “khoe” nhân viên làm việc cho bạn.

5. Kết nối và tán thưởng đồng nghiệp cùng ngành

Ngành giải trí có rất nhiều lễ phát thưởng, được trao cho những người cống hiến nhất chứ không phải nổi tiếng nhất. Đây là ngành đề cao sự hợp tác, trân trọng lẫn nhau và mở rộng quan hệ. Hãy nghĩ về những người cùng ngành đã luôn làm tốt việc của họ. Hãy tìm cách tán thưởng họ và cho họ biết là việc họ đang làm tuyệt như thế nào. Có những mối quan hệ sẽ là khởi điểm cho tiền đồ xán lạn. Vì thế thay vì cạnh tranh, hãy tìm cách làm việc chung với những tài năng đó.

Người dịch: Long Hwarang
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

brand identity branding branding identity film film industry prind ads

iDesign Must-try

Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Meta đã công bố giai đoạn đầu tiên của quá trình làm mới thương hiệu cho Facebook, vẽ lại logo và wordmark, đồng thời giúp màu xanh đặc trưng của…
Dự án rebranding Chuồn Chuồn Bistro & Bar: ‘Lựa chọn yếu tố cảm xúc là điều đầu tiên InSpace nghĩ đến’
Dự án rebranding Chuồn Chuồn Bistro & Bar: ‘Lựa chọn yếu tố cảm xúc là điều đầu tiên InSpace nghĩ đến’
Tôn trọng thiên nhiên và phát triển bền vững là xu hướng kinh doanh trong những năm gần đây của nhiều doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực F&B. Không…
Bộ nhận diện thủ công cho thương hiệu rượu rum có gia vị SAWAI
Bộ nhận diện thủ công cho thương hiệu rượu rum có gia vị SAWAI
Nhằm bày tỏ lòng kính trọng đối với cội nguồn và hành trình sản xuất thương hiệu rượu rum có gia vị SAWAI, thương hiệu đã mời Studio DRAMA tham…
Bộ nhận diện sang trọng và lạ mắt cho sản phẩm nhang ‘Nguyện’
Bộ nhận diện sang trọng và lạ mắt cho sản phẩm nhang ‘Nguyện’
Với tên sản phẩm Nguyện (trong “cầu nguyện”, “ước nguyện”), team thực hiện dự án đã nghiên cứu, tìm kiếm trong rất nhiều từ ngữ Hán-Việt để lựa chọn một…
Đưa khung cảnh ruộng bậc thang hùng vĩ vào bộ nhận diện trà PuriTea - H’Mong Vietnamese Tea
Đưa khung cảnh ruộng bậc thang hùng vĩ vào bộ nhận diện trà PuriTea - H’Mong Vietnamese Tea
PuriTea là loại trà xanh mọc hoang được các gia đình người H’Mông ở tỉnh Hà Giang thu hoạch. Điều khác biệt với các loại trà xanh khác là sản…
Khám phá bộ nhận diện thương hiệu của Bright Barley lấy cảm hứng từ hạt lúa mạch ‘năng vận động’
Khám phá bộ nhận diện thương hiệu của Bright Barley lấy cảm hứng từ hạt lúa mạch ‘năng vận động’
Được giao nhiệm vụ làm sống động câu chuyện về một loại ngũ cốc cổ đại, dưới hóa thân của nhiều nhân vật, từ các đấu sĩ La Mã đến…