Hendrick Brugghen - Người biến tranh chân dung từ “tĩnh” thành “động”

Hendrick Jansz ter Brugghen (1588 – 1629) là một họa sĩ nổi tiếng thuộc thời kì hoàng kim của hội họa Hà Lan.

Ông theo trào lưu Utrecht Caravaggism, một phong cách bị ảnh hưởng nhiều từ trường phái Baroque, đặc biệt là tranh của hoạ sĩ Caravaggio, người rất nổi tiếng trong giới chuyên môn lúc bấy giờ tại thành phố Hà Lan của Utrecht trong khoảng nửa đầu thế kỷ 17.

Hendrick ter Brugghen chuyên vẽ tranh chân dung và những tác phẩm sau này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng giới mộ điệu vì sự chân thực sinh động, sinh động đến mức nó đã thoát ra khỏi giới hạn của một bức tranh bình thường mà trở thành một câu chuyện hiện thực xã hội sâu sắc.

Chân dung họa sĩ Hendrick ter Brugghen

Người ta không biết nhiều về những năm đầu cuộc đời Ter Brugghen, chỉ biết là ông được sinh ra ở The Hague trong một gia đình Công giáo, nhưng sau đó gia đình chuyển đến sống ở Utrecht vào đầu những năm 1590.

Tại đây, Hendrick Ter Brugghen phát triển sự nghiệp hội họa từ năm 13 tuổi, mở đầu là từ phòng tranh của Abraham Bloemart, một họa sĩ sử thi trường phái Mannerist. Tại đây, ông học được những kiến thức cơ bản đầu tiên về hội họa. Vào khoảng những năm 1604, Ter Brugghen đến Italia để học hỏi thêm kĩ thuật vẽ. Đây được xem là một bước tiến rất táo bạo của ông. Đến năm 1615, ông quay trở lại Utrecht.

Young Woman Reading from a Sheet of Paper.

Đối tượng thường gặp nhất trong tranh của Ter Brugghen là chân dung nửa người của những người say rượu hay nhạc sĩ. Bên cạnh đó ông cũng vẽ ảnh tôn giáo cỡ lớn và các bức chân dung đông người. Phong cách khắc họa chủ thể của Ter Brugghen có phần nào đó khá giống với họa sĩ tài ba Rembrandt, và các yếu tố khác cũng tương tự với các bức tranh của Frans Hals và Johannes Vermeer.

Hendrick ter Brugghen cùng với Honthorst và Baburen, là một trong những hậu bối chính của họa sĩ tài ba người Ý Caravaggio, bởi vì họ đã kế thừa một cách hoàn hảo phong cách của ông, sự tương phản các mảng màu mạnh mẽ và những cảm xúc bất chợt trên gương mặt tác phẩm. 

Il concerto

Tranh của ông không chỉ đặc trưng cho kĩ thuật phối màu sáng tối đậm nét – sự tương phản được thể hiện rõ ràng qua các đường nét sáng tối mà còn thể hiện rõ nét hiện thực xã hội – đôi khi nhẹ nhàng, đôi khi gây sốc hoặc hết sức thô tục.

Trong một lần du ngoạn ở Rome, ông vô tình khám phá và đã bị ảnh hưởng bởi các tác phẩm của Caravaggio. Sau khi quay lại Utrecht, Ter Brugghen làm việc cho phòng tranh Gerrit van Honthorst. Phong cách của Ter Brugghen trở nên cảm xúc hơn và thể hiện kịch tính cao trào hơn.

Boy Playing a Recorder

Theo như một người đi trước cho rằng, tác phẩm của Ter Brugghen luôn được giới mộ điệu mong đợi nên ông thường nhận được các khoản tiền rất hậu hĩnh từ cả tư nhân lẫn xã hội. Các họa sĩ khác cũng công nhận tài năng và sự thành công của ông, thậm chí họa sĩ nổi tiếng Peter Paul Rubens cũng nhận xét các tác phẩm của Ter Brugghens là “…vượt xa các họa sĩ Utrecht khác”. Mặc dù được Rubens đánh giá cao, nhưng trong các tài liệu cũng như sổ sách ghi lại vào thế kỉ 18 và 19, tên tuổi của ông gần như bị quên lãng. Sau đó ông đã được ghi nhận lại nhờ những tác phẩm đầy giá trị nghệ thuật, cũng như một sự phản ánh mạnh mẽ nghệ thuật Caravaggesque vào thế kỉ 20. 

Ông qua đời vào năm 1629 tại Utrecht. Dù mất sớm, các tác phẩm của ông vẫn được đón nhận và có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ sau.

Bacchante with an Ape
A Laughing Bravo (mercenary) with his Dog
Melancholia (Mary Magdalene)
The Liberation of Peter
The Crucifixion with the Virgin and St. John
Esau Selling His Birthright
Christ Crowned with Thorns
The Calling of St. Matthew
Supper at Emmaus
St Sebastian Tended by Irene and her Maid
Jacob Reproaching Laban

Nguồn: designs.vn

Cùng tác giả

#Tag

baroque chân dung Hendrick Brugghen kịch nghệ mỹ thuật nghệ sĩ

iDesign Must-try

Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Naomi Okubo: Giấu biểu cảm để ngẫm về bức tranh nhiều hơn
Naomi Okubo: Giấu biểu cảm để ngẫm về bức tranh nhiều hơn
Vì sao các cô gái trong bức tranh của Naomi Okubo đều che mặt đi?
Những bức ảnh chân dung dịu dàng của Tawny Chatmon được tô điểm bằng vàng và đá quý
Những bức ảnh chân dung dịu dàng của Tawny Chatmon được tô điểm bằng vàng và đá quý
Thông qua hình thức trang trí mạ vàng, Chatmon muốn nhấn mạnh vẻ đẹp và giá trị vốn có cho các chủ thể nghệ thuật của mình, những con người…
/Tách Lớp/ ‘Girl With A Pearl Earring’ có phải là một tác phẩm Ấn Tượng của Vermeer?
/Tách Lớp/ ‘Girl With A Pearl Earring’ có phải là một tác phẩm Ấn Tượng của Vermeer?
“Girl with a Pearl Earring mang vẻ đẹp quyến rũ kì lạ, hớp hồn người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tôi đã ngắm bức tranh này hơn 30…
/Tách Lớp/ Đi tìm vẻ đẹp hội họa trong ‘The Art of Painting’ của Vermeer
/Tách Lớp/ Đi tìm vẻ đẹp hội họa trong ‘The Art of Painting’ của Vermeer
/Tách Lớp/ là loạt bài chúng mình cùng nhau trò chuyện về các tác phẩm hội họa nổi tiếng và tìm hiểu xem điều gì khiến chúng được yêu thích…
Hơn 350 vết cắt giấy tạo nên một tác phẩm nghệ thuật phản ánh hình ảnh của một ý nghĩ
Hơn 350 vết cắt giấy tạo nên một tác phẩm nghệ thuật phản ánh hình ảnh của một ý nghĩ
Orpheus là một tác phẩm điêu khắc/ sắp đặt trên giấy được làm từ hơn 350 vết cắt giấy do nghệ sĩ Aivaras Ligeika tạo ra. Phòng trưng bày bằng…