5 tác phẩm cho thấy ảnh hưởng của hình ảnh khỏa thân trong thiết kế đồ họa

Cơ thể con người chứa đầy những mâu thuẫn đối lập. Nó có thể vừa thú vị, vừa kì lạ, vừa quen thuộc và bất ngờ cùng một lúc.

Các nhà thiết kế đã sử dụng hình dáng cơ thể con người để tạo ra những hiệu ứng đẹp mắt hàng ngàn năm qua. Điều này đã trở thành một hiện tượng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và thường được đem ra bàn luận, phân tích.

Trong quyển sách Head to Toe: Nudity in Graphic Design, Mirko Ilić và Steven Heller đã khái quát nên lịch sử thiết kế bằng việc sử dụng cơ thể khỏa thân làm công cụ truyền tải. Quyển sách chứa hàng trăm ví dụ, mang tính công khai và khêu gợi, thể hiện sự thay đổi nhận thức của cộng đồng đối với hình ảnh khỏa thân, từ một yếu tố kích thích trở thành công cụ làm marketing. Chúng tôi đã yêu cầu Heller và Ilić chọn ra 5 ứng dụng của chi tiết khỏa thân trong lịch sử ngành thiết kế đồ họa và giải thích tác động của nó, cách nó thay đổi suy nghĩ của chúng ta về hình ảnh khỏa thân và rộng hơn là bản thân.

1. Rolling Stone Cover, 1968.

idesign 5tacphamchothayanhhuonghinhanhkhoathantrongthietkedohoa 02

“Playboy là tạp chí đại chúng đầu tiên khai thác yếu tố khỏa thân để thể hiện cá tính. Trước đó đã có những tạp chí về sức khỏe và khêu gợi như Esquire. Số phát hành đầu tiên của Playboy năm 1953 sử dụng hình ảnh khỏa thân của Marilyn Monroe là tác phẩm đầu tiên sử dụng chi tiết khỏa thân.

Năm 1968, Rolling Stone đã sử dụng hình ảnh Yoko Ono và John Lennon với tư thế khỏa thân từ đằng sau (phần phía trước từ ấn phẩm Two Virgins được đặt ở bên trong tác phẩm). Phong cách khỏa thân thế này không quá mới mẻ với công chúng những năm 60 nhưng đây là lần đầu tiên những người nổi tiếng xuất hiện trên trang bìa ấn phẩm quốc gia mà không một mảnh che thân. Quyển tạp chí và album quả thực là một cú sốc, nhưng lúc đó là kỉ nguyên của sự mới lạ, nên khi yếu tố bất ngờ này dần tàn lụi, nó trở thành một phần của nền văn hóa.”

2. Notes of a Dirty Old Man bởi Pierre Mendell, 1969.

idesign 5tacphamchothayanhhuonghinhanhkhoathantrongthietkedohoa 03

“Vào những năm 40 tới 70 của thế kỷ trước, phần mông là chi tiết được chấp nhận và đỡ gây phản cảm hơn những phần khác trên cơ thể, có lẽ vì nó mang tính nghệ thuật hơn, hoặc có lẽ nó mang lại cảm giác giác so khác với phần vú hoặc bộ phận sinh dục. Quyển sách này đã sử dụng hình ảnh phần mông rất khéo léo, nó nhanh chóng trở thành hình mẫu cho những tác phẩm táo bạo thời đó.

Nếu bạn xem xét về mức độ khỏa thân được cho phép thì phần mông không được ứng dụng rộng rãi như hình ảnh khỏa thân của phần trước. Tôi nhớ lại lần đầu tiên nghệ thuật khỏa thân được chiếu trên TV; đó là show Hill Street Blues và một nhân vật nam để lộ cái mông của anh. Điều này gây ra tranh cãi nhưng nó lại giúp những chi tiết khác trên cơ thể được ứng dụng nhiều hơn.”

3. Jak wam sie podoba bởi Fraciszek Starowieyski, 1976.

idesign 5tacphamchothayanhhuonghinhanhkhoathantrongthietkedohoa 04

“Vào thời điểm Ba Lan bị chế độ Cộng sản nắm quyền, phong trào và những người nghệ sĩ ở đó đã sử dụng hình ảnh chủ nghĩa siêu thực để tạo ra hiệu ứng kích động, và hình ảnh khỏa thân được sử dụng thường xuyên. Vấn đề nổi cộm lúc đó là những phong trào chống chính quyền chứ không phải là chi tiết khỏa thân; nhìn chung thì Châu Âu lúc đó không quá khắc khe với yếu tố này. Có lẽ nó được xem là một phần của nghệ thuật truyền thống, không hề mang tính đe dọa chống chính quyền nào cả. Hình ảnh tục tĩu không phải là một điều gì quá lớn lao. Tình dục được xem như là một phần của cuộc sống. Yếu tố này không gây hại cho chính quyền – không hề liên quan đến chính trị nên được ban kiểm duyệt chấp nhận.”

4. “Troilus en Cressida” bởi Anthon Beeke, 1980.

idesign 5tacphamchothayanhhuonghinhanhkhoathantrongthietkedohoa 05

“Beeke là một nhà thiết kế lừng danh trong lĩnh vực thiết kế poster phim. Khi poster trên được tung ra ở Hà Lan, dư luận không hề tranh cãi hay phản đối. Nhưng khi được trưng bày tại buổi triển lãm hồi tưởng ở thành phố New York, tình hình trở nên căng thẳng vì hình ảnh thể hiện sự phân biệt phụ nữ. Người ta tranh cãi về mặt tích cực và tiêu cực của tác phẩm, và nó bị loại khỏi phòng trưng bày và tạp chí như thỏa thuận trước đó. Phía ủng hộ cho rằng nó mang tính biểu tượng cao. Những người phản đối lại nói rằng nó làm giảm giá trị của phụ nữ. Người Mỹ lúc nào cũng khôn khéo, nhưng vấn đề phân biệt giới tính vẫn còn tồn tại. Nó cần được mổ xẻ nhiều hơn.”

5. “Does It Make Sense” bởi April Greiman, 1986

idesign 5tacphamchothayanhhuonghinhanhkhoathantrongthietkedohoa 01

“Để nói rằng tác phẩm này gây sốc là không đúng. Có thể đây không phải là lần đầu tiên nhà thiết kế khắc họa chính mình trong một tác phẩm nghệ thuật, nhưng đây là một tác phẩm khỏa thân được hoàn thiện hợp lí và tỉ mỉ. Tuy nhiên nó cũng có phần gây sốc bởi đây là một bức chân dung của một nghệ sĩ nổi tiếng. Vào lúc ấy, hình ảnh khỏa thân cần phải nặc danh. Tác phẩm có vẻ hơi quá táo bạo – thậm chí tôi cũng có chút kinh ngạc bởi sự dũng cảm của tác giả – nhưng nó khiến cho độc giả của Design Quarterly bất ngờ.

Đây cũng là một tác phẩm tiên phong trong ngành thiết kế/nghệ thuật số. Khi giải thích chi tiết về tác phẩm, Greiman cho rằng hình ảnh cơ thể mình được thể hiện không chuẩn lắm. Cô không chỉ lấp đầy hình ảnh bằng những chi tiết nhỏ mà còn sắp xếp lại tỉ lệ cơ thể để có được sự cân bằng.”

Tác giả: Liz Stinson
Người dịch: Đáo
Nguồn: Eye on Design

Cùng tác giả

#Tag

cảm hứng thiết kế graphic design lịch sử thiết kế nudity thiết kế đồ hoạ

iDesign Must-try

Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?