7 bước tạo ra chiến lược UX hiệu quả

Bước đầu tiên của bất kì một doanh nghiệp thành công nào là tạo ra chiến lược hữu hiệu. Chiến lược này định hình cách cả công ty vận hành và điều phối cả quá trình đưa ra quyết định.

Một dự án trang web – cho dù là cho cá nhân hay doanh nghiệp – cũng nên tuân theo cách suy nghĩ đó. Nếu không có một chiến lược UX (trải nghiệm người dùng) vững chắc, thiết kế sẽ thiếu những tính năng thu hút người dùng.

Tôi biết, việc tạo ra chiến lược UX nghe không vui vẻ gì, nhưng nó là một bài học quý giá. Và khi được thực hiện hoàn chỉnh, với một mục đích rõ ràng, thì nó hoàn toàn có thể trở nên thú vị!


1. Chiến lược UX là gì nhỉ?

Source: dribbble.com

Trước khi làm một bản kế hoạch UX, hãy tìm hiểu định nghĩa của nó nhé.

Jamie Levy, một chiến lược gia UXđịnh nghĩa chiến lược UX như sau:

Chiến lược UX là một quy trình được thực hiện đầu tiên, trước cả quá trình thiết kế kế hoạch phát triển sản phẩm điện tử. Nó là giải pháp cần được kiểm nghiệm thực tế bởi khách hàng tiềm năng để chứng minh giá trị trên thị trường. Và dù thiết kế UX trải rộng nhiều chi tiết như thiết kế thị giác, truyền tải nội dung, tính dễ sử dụng, chiến lược UX là “bức tranh tổng quát.” Nó là “kế hoạch cấp cao” để đạt được mục tiêu kinh doanh trong môi trường đầy biến đổi.

UX Planet cũng có một hướng dẫn dễ hiểu về chiến lược UX:

Để phân biệt chiến lược UX và thiết kế UX, thì ta có thể nói rằng thiết kế UX quan tâm đến tính khả dụng, nội dung,tương tác trong khi chiến lược UX thì quan tâm đến tổng thể, phương hướng của sản phẩm cách đạt được mục tiêu kinh doanh.

Những thành tố của một chiến lược UX tốt luôn tương ứng với các bước để tạo ra chiến lược kinh doanh. Vậy nên tin vui là nếu bạn có ý định tạo ra trang web cho doanh nghiệp của mình, thì bạn đã có sẵn rất nhiều thông tin cần thiết rồi đấy!

Cách tiếp cận chiến lược UX luôn tương ứng với mục tiêu của doanh nghiệp và các xu hướng trải nghiệm người dùng phổ biến.


2. Thực hiện nghiên cứu bài bản

Tạo ra chiến lược UX cần rất nhiều dữ liệu. Bạn phải liên lạc với các nhóm khách hàng khác nhau để hiểu những cá nhân này mong muốn sử dụng trang web của bạn như thế nào và trông chờ gì ở nó:

  • Những bên liên quan chính yếu: Các cá nhân đứng đầu công ty hoặc sản phẩm chắc chắn có tầm nhìn riêng về trang web. Hãy kết nối với họ ngay từ đầu. Chất vấn điều họ mong muốn cũng như những điểm họ chưa thỏa mãn ở trang web hiện tại. Và đối với họ, số liệu thống kê nào là quan trọng để đánh giá sự thành công của website?
  • Những bên liên quan thứ cấp: Đây là những người có liên quan đến doanh nghiệp nhưng không phải là thành viên của dự án hay ban quản trị, ví dụ như đối tác tài chính hoặc nhân viên. Hãy tìm hiểu cách họ sử dụng trang web hoặc ứng dụng. Họ thấy tính năng nào là quan trọng và tính năng mới nào sẽ gia tăng trải nghiệm người dụng?
  • Người dùng: Khảo sát người dùng hiện tại hoặc tiềm năng về những gì họ muốn thấy trên trang web. Hỏi các câu hỏi trực tiếp và ngắn gọn. Ngoài ra, hãy quan sát cách họ tương tác với trang web hiện tại.

Một thành tố khác để nghiên cứu là các đối thủ của bạn và những lựa chọn đang có mặt trên thị trường. Làm thế nào để tạo ra một trải nghiệm trang web phù hợp với mong muốn của người dùng nhưng lại không phải là một bản sao của thứ có sẵn? Trang web của bạn phải đủ đặc biệt để thu hút người dùng, dù là bằng nội dung hay sản phẩm/dịch vụ được đưa ra.

Giai đoạn nghiên cứu kết thúc khi mà bạn đã có tầm nhìn tổng quát về mục đích mà công ty/doanh nghiệp muốn đạt được với trang web và các số liệu thống kê thống kê cần thiết để biết liệu sản phẩm được tạo ra có phải là “cú hít” hay không.


3. Tạo nên thiết kế sơ khởi

Source: dribbble.com

Một khi bạn đã hoàn thành khâu chuẩn bị, bạn đã có ý tưởng sơ bộ về những yếu tố người dùng mong muốn và đòi hỏi ở trang web. Bước tiếp theo là phác họa thiết kế của bạn.

Đội ngũ thiết kế cần phải bàn luận khá nhiều để có thể tạo ra một sản phẩm mẫu để thu thập ý kiến phản hồi. Sau đó hãy ghi chú lại hành trình trải nghiệm người dùng. Người sử dụng tương tác với trang web của bạn như thế nào? Và nhớ rằng hãy đặt ra những số liệu thống kê để xác định kết quả nhé.

Nghe thì có vẻ đơn giản đấy, nhưng quá trình này vô cùng gian nan với nhiều phiên bản thử nghiệm khác nhau được đưa ra cho đến khi thiết kế cuối cùng được đúc kết.


4. Kiểm nghiệm UX

Tháng ngày kiểm tra tính khả dụng và phát hành bản beta có thể là một trong những thời kì căng não nhất trong cuộc đời thiết kế của bạn. Liệu người dùng có sử dụng trang web như cách bạn đã dự tính? Liệu người dùng thậm chí có ghé thăm trang web hay không? Làm thế nào nếu sản phẩm của bạn thảm bại?

Giai đoạn kiểm nghiệm là lí do tại sao mỗi khi những trang web được tung ra luôn có phần thử nghiệm phiên bản beta. Việc biết rằng trang web đang trong giai đoạn thử nghiệm cũng ảnh hưởng đến mong đợi của người dùng.

Nhưng đừng phát hành phiên bản beta rồi quên nó nhé. Hãy lên kế hoạch về lộ trình và thu thập dữ liệu qua đối chứng A/B, nhật kí sử dụng của người dùng, những yêu cầu tính năng hoặc các vấn đề cần hỗ trợ và việc phân tích dữ liệu.


5. Đánh giá kết quả kiểm nghiệm

Rồi hãy xem xét thật kĩ dữ liệu thu thập được. Một đống thông tin người dùng sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả nếu bạn không rút ra kết luận nào từ chúng.

Hãy xác định những yếu tố hiệu quả của thiết kế giúp người dùng sử dụng trang web lâu hơn, theo đúng lộ trình sử dụng hay thực hiện một hành động tích cực. Điều gì làm những trang đấy khác biệt? Bạn có thể sử dụng cùng nguyên lý để áp dụng lên toàn thể thiết kế hay không?

Ngược lại, cũng hãy xem xét các yếu tố không hiệu quả. Lúc nào cũng sẽ có những trang hoặc nội dung kém thu hút hơn đối với người dùng. Hãy xác định những nội dung đó và đưa ra thay đổi phù hợp.


6. Hoàn chỉnh và phát hành phiên bản mới

Source: dribbble.com

Bây giờ, hãy sử dụng kiến thức có được từ việc kiểm nghiệm để đưa ra những phiên bản mới nhằm cải thiện trải nghiệm sử dụng. Những thay đổi đó có thể là nhỏ hoặc lớn.

Ra mắt phiên bản mới và tiếp tục kiểm nghiệm.

Bạn không cần phải quá lo lắng. Hầu hết những thay đổi xảy ra, nếu bạn đi đúng hướng, là rất nhỏ trong mắt người dùng. Mọi thứ có thể vận hành tốt hơn mà thập chí họ còn không thấy được rằng có sự thay đổi gì trong trải nghiệm.


7. Bắt kịp xu hướng và tiến hóa

Một khi đã hài lòng với mức độ kết nối mà người dùng dành cho thiết kế của bạn, bạn có thể nghỉ ngơi rồi đúng không?

Chưa đâu nhé.

Trải nghiệm người dùng tốt không bao giờ dừng tiến hóa. Công nghệ và xu hướng thiết kế luôn thay đổi, vậy nên bạn phải làm chủ những yếu tố đó và thay đổi thiết kế của mình tương ứng.

Dù mọi thứ nghe có vẻ choáng ngợp, đây là một số điểm bạn đã đạt được cho đến lúc này:

  • Người dùng sẽ tiếp tục tương tác với trang web bởi trải nghiệm tích cực mà họ có được.
  • Trang web sẽ không xuống cấp nhanh bởi những thay đổi được đưa ra.

Kết luận

Một chiến lược UX tốt sẽ giúp bạn thiết kế một sản phẩm mà người dùng mong muốn. Và đó chính là cách mà bạn có được những khách hàng trung thành luôn thích sử dụng thiết kế của bạn.

Chỉ đăng một trang web lên mạng mà không hề có hoạch định từ trước là một việc rất nguy hiểm. Đâu có ai mở một công ty mà không hề có chiến lược đúng không, vậy nên hãy cẩn thận với hình ảnh online của công ty bạn nhé.


Nguồn: Design Shack
Người dịch: Thanh Phạm
Minh họa: Fireart Studio  

Cùng tác giả

#Tag

hướng dẫn ux ux strategy

iDesign Must-try

Hướng dẫn tự làm tác phẩm nghệ thuật cắt dán chủ đề siêu thực
Hướng dẫn tự làm tác phẩm nghệ thuật cắt dán chủ đề siêu thực
Hoạt động cắt dán thúc đẩy phá vỡ các quy tắc và kết hợp những yếu tố khác nhau theo nhiều cách bất ngờ. Hãy cùng iDesign khám phá một…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
8 bí quyết xây dựng chữ ký Email: Yếu tố ‘nhỏ’ nhưng có ‘võ’ với dân sáng tạo
8 bí quyết xây dựng chữ ký Email: Yếu tố ‘nhỏ’ nhưng có ‘võ’ với dân sáng tạo
Chữ kí email có thể khuyến khích mọi người kết nối với bạn một cách thân mật hơn, đặc biệt với những công việc liên quan đến ngành sáng tạo,…
Năng Khiếu - Có phải là điều kiện bắt buộc để bước vào nghệ thuật?
Năng Khiếu - Có phải là điều kiện bắt buộc để bước vào nghệ thuật?
Cá tính nghệ thuật luôn tiềm tàng trong mỗi chúng ta. Với nhiều người, nó chỉ đang ẩn khuất đâu đó trong tấm bản đồ nội tâm phức tạp chưa…