Typo và lá húng tây: những bản in thảo mộc đầu tiên

Từ trước thời đại văn minh nông nghiệp, con người đã tận dụng thực vật vì những đặc thù của chúng – để nuôi dưỡng và chữa lành, để làm hại hoặc đầu độc. Những bản ghi chép tổng hợp đầu tiên về thực vật tồn tại vào khoảng giữa thiên niên kỷ 2 TCN, với những truyền thống đời đầu ở Ai Cập, vũng Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ. Trong những di tích cổ của Hy Lạp – La Mã, một người dân Athens, Theophrastus (371 – 287 TCN), cùng thời với Aristotle và Plato, được cho rằng là cha đẻ của ngành thực vật học; đã viết cuốn sách Historia Plantarum (‘Nhập môn Thực vật học’) cung cấp nhiều kiến thức ảnh hướng lớn đến nền Phục Hưng Ý. Những cuốn sách này mô tả các loài thảo mộc và thực vật và những đặc tính của chúng và cách sử dụng. Chúng trở nên rất nổi tiếng trong giới bác sĩ và dược sĩ trong suốt thời kỳ Trung Cổ.

Bản viết tay của Herbarium vào khoảng cuối thế kỷ 20 ở Anh. Ảnh cung cấp bởi Thư viên Bodleian, Đại học Oxford (MS.Ashmole 1462)

Bản in thảo mộc xuất hiện đầu tiên là De viribus herbarum carmen (‘Sức mạnh của Thảo mộc’) được in ấn bởi Arnaldus de Bruxella ở Naples năm 1477. Arnaldus hơi khác biệt khi chỉ thường in sách của mình bằng một hoặc hai font roman. Kiểu chữ in thứ hai, được sử dụng trong cuốn thảo mộc Latin rất đặc biệt, và theo tôi thấy, hoàn toàn thanh tao, mặc cho khoảng cách giữa các chữ quá sát và sự không đồng đều trong chiều cao của mỗi ký tự. Tương tự, cuốn sách của Conrad con Megenberg Buch der Natur, in ấn tại Augsburd bởi Johann Bämler vào ngày 30 tháng Mười, 1475, phần lớn không được minh hoạ (với vài trang ngoại lệ được in bằng bản khắc gỗ toàn trang với nhiều loài thực vật trong folio 224v). Hơn thế nữa, cuốn sách Buch der Natur của Megenberg , như tựa đề gợi ý, không chỉ bó hẹp trong đời sống thực vật.

Kiểu chữ in thứ hai của Arnold von Brüssel sử dụng từ năm 1472 – 1476. Chú ý: L với cách viết sử dụng nét bút ngang và chữ F khổ khá lớn.

Cuốn sách thảo mộc được minh họa đầu tiên, Herbarium Apulei, được xuất bản năm 1481 – 1483 bởi người phụ trách và xuất bản của Giáo Hội, Johannes Philippus de Lignamine ở Rome và minh hoạ bằng 131 bản khắc gỗ. Phiên bản của Lignamine dựa trên bản chép tay từ thế kỷ 19 của Monte Cassino (MS Casinensis 97). Văn bản được đóng góp bởi một người vô danh khác ở thế kỷ 4 Pseudo-Apuleius (người mà sau này đã thú nhận rất nhiều với Pliny và Dioscorides). Bản sao chép đầy đủ nhất còn bao gồm một bức thư gửi đến Cardinal Francesco Gonzaga nhưng biến cố xảy ra khiến nó được gửi đến Cardinal Giuliano della Rovere, Giáo hoàng tương lai Julius II.

Cuốn sách thảo mộc được in và minh hoạ đầu tiên, Herbarium Apuleii, xuất bản bởi Johannes Philippus de Lignamine ở Rome (1481 – 1482). Hai trang này cho thấy cuốn sách có sử dụng bản khắc gỗ ở bên trái, herba artemisia leptafilos, hoặc cây ngải tây. Bên tay phải liệt kê các công dụng của lá, bao gồm khả năng hữu hiệu chữa trị ‘serpentis morsum’ (rắn cắn) và ‘capitis dolorum’(đau đầu). Ảnh cung cấp bởi Bayerische Staatsbibliothek.

Tháng Ba năm 1484, Peter Schoeffer ở Mainz xuất bản sách Herbarius Latinus, một bản tổng hợp nhiều văn bản, minh hoạ bằng bản in khắc gỗ về 150 loài thực vật. Trong năm tiếp theo, Bernard Breydenbach đã đặt Schoeffer để in Gart der Gesundheit, mặc dù mang lượng kiến thức lớn hơn nhiều, được cho là cuốn sách thảo mộc đầu tiên bằng tiếng Đức. ĐIều này chứng minh rằng có thể có cả tá những phiên bản khác đã xuất hiện trước cuối thế kỷ 15. Đây cũng là lần đầu tiên sự tin cậy vào những bản chép tay trung cổ bị phá vỡ và được cập nhật bằng thuật vẽ hình thái học thực vật chính xác hơn. Phiên bản của Schoeffer bao gồm 369 bản khắc gỗ về thực vật.

Năm 1485, Bernard Breydenbach đặt Schoeffer in phiên bản đầu tiên của Gart der Gesundheit. Ảnh được cung cấp bới Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan.

Những thế kỷ tiếp theo, khi bản khắc gỗ được dần thay thế bởi kỹ thuật khắc chìm trong in ấn, như việc khắc chạm vào các tấm đồng, tạo ra sự thay đổi lớn trong hình ảnh thảo mộc. Và rất rõ ràng, một trong những cuốn sách tuyệt đẹp thuộc về Elizabeth Blackwell “Mày mò Thảo mộc, xuất bản năm 1737 – 1739 và bao gồm 500 bản khắc. Thảo mộc của Blackwell còn rất thú vị khi cả cuốn sách được in bằng kỹ thuật khắc chạm, với cả phần miêu tả và minh hoạ của thực vật và thảo mộc được khắc vào miếng đồng và in bằng một con lăn. Chỉ có hai trang của phần giới thiệu được thực hiện bằng phương pháp in xếp chữ – còn lại, gồm cả phần đề tặng và tiêu đề đều là khắc đồng hoàn toàn.

Hai trong 500 bản khắc từ cuốn sách Mày mò Thảo mộc của Elizabeth Blackwell, ban đầu được xuất bản thành bộ bốn bản một tuần, và khi hoàn thiện được xuất bản thành hai cuốn sách.
Hai trong 500 bản khắc từ cuốn sách “Mày mò Thảo mộc” của Elizabeth Blackwell, ban đầu được xuất bản thành bộ bốn bản một tuần, và khi hoàn thiện được xuất bản thành hai cuốn sách.

Cưới phải một người đang chịu án treo, Elizabeth đã viết cuốn sách nhằm mục đích gây quỹ để cứu chồng. Cuốn sách thành công lớn và chồng cô, Alexander được tự do. Sau đó anh ta chịu kết cục bị kết án tại Sweden năm 1748, tội phản quốc.

Chi tiết của bản 211 khắc bởi Elizabeth Blackwell cho cuốn “Mày mò Thảo mộc”

Trong những thế kỷ sau, với sự trỗi dậy của hoá học và y dược như những chuẩn mực khoa học, mức độ phổ biển của sách thảo mộc dần đi xuống. Mặc dù những giá trị y học hay đặc tính chữa lành của nhiều loại thảo mộc và thực vật được chiết xuất rất tốt, những loài khác dường như vô dụng hoặc thậm chí gây hại đến sức khoẻ. Trong thế kỷ 18, một nhà thực vật học và vật lý người Anh, William Withering, khám phá ra một hoạt chất trong lá mao địa hoàng, được kê đơn cho một người bệnh của ông bởi một nhà thảo mộc học, đã chữa được bệnh phù thủng, hoặc suy tim. Chiết xuất này ngày nay còn được sử dụng trong thuốc trợ tim. Tương tự là cây Lô hội, nhiều thế kỷ được sử dụng như thuốc làm dịu vết bỏng hoặc vết cắt nhỏ. Ngược lại – may thay – sự kết hợp chết người giữa thuốc phiện và cây độc cần đã không còn được nhắc đến trong khoa gây mê.

Thảo mộc học là sự nghiệp dành cho sự nhẫn nại, và những kẻ non nớt phải học cam chịu từ sự thất bại mỗi ngày.

–Thomas Jefferson, 1788

Thời Trung cổ, nếu thảo mộc không thể chữa lành cho bạn hoặc giết bạn, thì kỹ thuật trích máu – đôi khi có thể lấy đi lượng lớn đến nỗi khiến người bệnh bất tỉnh – là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất cho mọi loại bệnh từ đâu đầu cho đến bệnh dịch. Trích huyết, hay trích máu tĩnh mạch, thường được thực hiện bởi một người thầy thuốc thiếu kinh nghiệm hoặc một người thợ cắt tóc địa phương, nhưng đừng lo, bạn sẽ không bị cắt đến chảy máu trừ khi họ đã tham khảo một bản đồ hoàng đạo trích huyết. Tuổi thọ trung bình ở thời Trung cổ vào khoảng 35 năm.

Ảnh đầu nguồn: Thư viện Y dược Quốc gia Hoa Kỳ. Font tiêu đề: Inkwell Tuscan và Inkwell Serif từ H&Co.

Nguồn: https://ilovetypography.com/

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức kiến thức thiết kế sáng tạo thiết kế chữ typography

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…