Nguồn gốc của bảng chữ cái (cuối)

Trong các chữ Hy lạp chúng ta chứng kiến những sự loại bỏ các hình thức tượng hình trừu tượng, các hình nét thẳng.

GREEK

Bắt đầu nguyên âm

7.1 Greek Papyrus of Artemisia, 3rd century BC. See Thompson, p. 119.

Mặc dù chữ khắc Hy lạp tồn tại sớm nhất khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên – Olympic đầu tiên được tổ chức năm 776 trước công nguyên – nhiều học giả nghĩ rằng người Hy lạp đã áp dụng những nét chữ của người Do thái (bảng chữ cái Phoenician) từ ba thế kỷ trước đó.

Trong thời gian dài (ít nhất cho đến khi sự phổ biến chữ của người Iolinan trong thế kỷ thứ 4 trước công nguyên), chữ của người Hy lạp không theo một hướng cố định, khi thì phải sang trái, khi thì trái sang phải.

Trong các chữ Hy lạp chúng ta chứng kiến những sự loại bỏ các hình thức tượng hình trừu tượng, các hình nét thẳng.

Dựa trên những so sánh của bảng chữ cái Phoenician sau nay và các chữ Hy lạp cổ xưa (và chữ Hy lạp truyền thống, như Herodotus là ví dụ), có vẻ người Hy lạp chỉ đơn giản dựa trên hầu hết các ký tự của người Phoenician nhưng thêm các nguyên âm mà người Phoenician bỏ ra.

7.2 Greek inscription from Thera, 8th century BC.

Etruscan

Người Etruscan đã đến Italy từ phía tây Tiểu Á (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ). Từ khoảng năm 750 trước Công nguyên, xa về phía bắc Naples, ảnh hưởng của Hy lạp đã có mặt tại Ý. Những người Italy cổ đam mê mọi thứ từ Hy lạp, họ là những người đầu tiên trang trí bằng những chữ khắc Hy lạp giả.

Không chỉ nền văn minh Etruscan ảnh hưởng bởi người Hy lạp trong nghệ thuật, nghi lễ tôn giáo, mà quan trọng nhất trong câu chuyện của chúng ta, họ đã áp dụng bảng chữ cái Hy lạp.

Rome có thể không có được một thị trấn hòan toàn là những người Etruscan, nhưng các vị vua Rome thì phải là người Etruscan.

Sau khi các cuộc tấn công thảm khốc năm 524 trước Công nguyên, trên thuộc địa Hy lạp cổ xưa nhất – Cumae (một vị trí đẹp nằm trên một ngọn đồi cao trên bờ biển, cách mười dặm về phía bắc Naples), và những dịch chuyển văn hóa Estrucan tiếp theo của vua Rome, Tarquinius Auperbus, nền văn minh của Hy lạp từ từ nhạt dần.

8.1 Abecedary from Marsiliana, Etruria, ca. 700 BC.

Trong vòng vài thế kỷ, Cộng hòa Lã mã thống trị nước Ý và hoàn toàn hấp thụ nền văn minh Etruscan. Tuy nhiên bảng chữ cái của Hy lạp vẫn sống sót và thịnh vượng nhờ sự bành trướng của đế chế La Mã hùng mạnh.

Latin

Chiếc ghế người nhạc công và câu chuyện của Z

Các bảng chữ cái chúng ta sử dụng hiện nay được tao ra bởi người Etruscan và La Mã từ tiếng Hy lạp. Nó chỉ có 23 chữ cái, các chữ J, U và W không tồn tại. Chữ J được đại diện bởi I, U được viết như là V và không có nhu cầu với chữ W. Còn câu chuyện của chữ Z thì vô cùng thú vị.

Chữ G (dựa trên C) được thêm vào. Chữ Z được vay mượn từ tiếng Hy Lạp, sau đó không sử dụng, chữ G thay vị trí của nó,

Sau này một chút người Lã Mã quyết định họ cần chữ Z (khi văn học Hy Lạp thịnh hành, họ bắt đầu giới thiệu rất nhiều từ Hy lạp), họ lại dùng chữ Z, nhưng vì vị trí của nó đã được thế bằng chữ G, vì vậy chữ Z được đặt ở vị trí cuối cùng trong bản chữ cái Alphabet cho tới ngày nay.

9.1 Detail from Trajan inscription, ca. 114 AD.

RUSTIC CAPITALS (chữ hoa rustic)

Từ những chữ hoa Hy lạp dạng khối (bảo quản trên bệ cột Trajan – 114 trước công nguyên), đã phát triển loại chữ Hoa Rustic với hình thức tự do hơn và bề ngang hẹp (condensed).

10.1 Rustic Capitals, ca. 4th century.

Uncial & Half Uncial(xem định nghĩa)

Các chữ "thường – lowcase" bắt đầu xuất hiện.

Hầu hết những chữ viết được thực hiện trên giấy cói và trên tường, không chính thức và nhanh chóng. Những bài thơ mà Martialis đọc cho bạn bè vào ban đêm được viết bằng chữ thảo – cursive một cách nhanh chóng với bút bằng cây sậy nhúng vào mực.

Marcus Valerius Martialis (sinh 01/03 khoảng những năm 38-41 AD và mất khoảng 103 – 104 AD) một nhà văn nổi tiếng từ Hispania (của bán đảo Iberia).

Các chữ thảo "cũ" là rất khó đọc nhưng loại "mới", được phát triển từ thế kỷ thứ 4 trở đi thì tương tự như văn bản ngày này. Nó sinh ra từ các chữ Carolingian minuscule (một sản phẩm của thời kỳ Phục hưng Carolingian) – có thể coi là Adam & Eve của tất cả những loại chữ in ấn được sử dụng ngày nay.

Phát minh lớn thứ hai là Codex, đến cùng thời gian. Trong khi người La Mã sử dụng giấy cói cuộn, thì vào thế kỷ thứ tư một số người đã có ý tưởng cắt các miếng da hình chữ nhật và may chúng lại với nhau – nhờ đó tạo ra cuốn sách có thể đọc ngẫu nhiên. Cùng với việc một loại chữ dễ đọc thì điều này được coi là một trong những phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại.

11.1 Uncial, France, 7th century.

11.2 Left: Insular, England, 8th century. Right: Visigothic, Spain, France, 9th century.

Tại Pháp, Merovingian; Visigothic tại bán đảo Iberia (hình 11.2); Beneventan (hình 11.3) tại miền Nam Italy (Trong đó cho thấy tính năng của Half-Uncial, và sau này là Roman cursive; và tại Anh và Ireland, các hình dạng Insular (hình 11.2)

11.3 Beneventan script, ca. 1100.


Thời kỳ Carolingian tới Gothic

Một hoàng đế và một người Yorkshire (xem wiki)

Một tác giả ẩn danh của Carmen de carolo Magno nhắc tới Charlemagne như là "người đứng đầu đáng kính của Châu Âu" và "cha của Châu Âu).

Mặc dù nó có vẻ phóng đại thì ảnh hưởng của Charlemagne là rất đáng kể và lâu dài. Ông đã thành công trong việc thống nhất Tây Âu lần đầu tiên kể từ thời đế chế La Mã. Một người đàn ông bị ám ảnh về mở rộng vương quốc của mình, ông đã tìm cách cải cách mọi lĩnh vực.

Liên quan tới câu chuyện của chúng ta, ông đã nỗ lực cải cách chữ viết và giao việc cho một người Yorkshire, tên là Alcuin of York, về làm hiệu trưởng và cũng là thầy giáo dạy học. Alcuin đã ra sức thống nhất các kiểu chữ, những nỗ lực này với sự ủng hộ của Charlemagne và Giáo hội đã mang lại Carolingian minuscule (hay Carolingian script)

Một cuốn sách cầm tay đẹp, dễ đọc; với ascender dài và descender, các chữ viết trên một dòng, canh trái, những chữ mở và tròn với ít ligature (nét) và các khuôn chữ (letterform) đa dạng.

Những chữ Carolingian ban đầu chia sẻ một số tính năng với Roman Half-Uncial (các bộ "chân đỉnh" trên các ascender của b, d, h và l, vào thế kỷ thứ 11 thì được thay thế bởi các chân dạng tam giác, tương tự như những gì ta thấy ở kiểu chữ roman của incunabula – nửa sau thế kỷ 15).

Với Charlemagne và Giáo hội phía sau, kiểu chữ Carolingian nhanh trong lan rộng khắp châu Âu, xâm nhập vô số lĩnh vực. Tới nửa sau thế kỷ thứ mười, Carolingian Script đã lan tới Anh, và thay thế các hình thức của Insular script. Tại Tây Ban Nha nó thay thế Visigothic.

Tuy vậy từ thế kỷ 12 các kiểu chữ Carolingian được thay thế bằng một hình thức mở, đậm hơn, chiều ngang hẹp, góc cạnh, đơn giản hơn, các chữ ghép, gần gũi với các dạng Gothic script. Và như Delorez viết: "Nó là một trong những bí ẩn của lịch sử".

'Nguyên nhân của sự biến đổi từ Carolingian Scirpt thành Pregothic hoặc "Gothicizing" của Carolingian Script được tranh luận trong một thời gian dài, và các cuộc thảo luận gần như chấm dứt mà không có được một lời giải thích được chấp nhận chung' – Derolez, tr.68.

Có lẽ có thể giải thích một phần từ những kiến trúc Gothic khắp châu Âu. Tất nhiên nó từ những chữ Gothic trong các cuốn sách, Textualis (chính xác hơn là Textualis Formata).

12.1 Trái: Late Carolingian script, between 1033 & 1053. Giữa: Pregothic script, mid-twelfth century. Phải: Gothic script (Textualis Formata), between 1304 & 1321.

Roman

Hình thành typography

In ấn và chủ nghĩa nhân văn thế kỷ 15 bắt đầu liên quan chặt chẽ, khi mà các nhà triết học nhân văn và những philogogist (nghĩa đen; những người yêu thích các từ), có nghĩa là họ yêu kiểu Latin cổ điển, đưa lại những kiểu Latin cổ điển thành ngôn ngữ chung của tầng lớp họ, Không ngạc nhiên khi những chữ trong bảng chữ cái Roman đầu tiên của những nhà in sớm nhất chỉ sử dụng 23 chữ của thời cổ điển.

Các chữ J đầu tiên trong in ấn được sản xuất tại Ý, và đầu thế kỷ 16. Các hình thức văn bản đầu tiên được sử dụng trong thời Trung cổ, ở Pháp, Hà Lan,

W là một chữ không liên quan tới Latin nhưng được thường xuyên sử dụng trong các ngôn ngữ mẹ đẻ của phía tây. Bước vào thế kỷ 17 nó được tạo như chữ VV, nhưng bạn cũng thấy hai chữ V được giản lược và nhập lại thành chữ W.

13.1 Trái: Early roman of Sweynheim & Pannartz, Rome, 1469. Phải: Jenson, Venice, 1472.

Lúc này chúng ta đang ở thế kỷ 17, khoảng 5.000 năm sau khi người Sumer bắt đầu tạo chữ trên đất sét. Chúng ta có một bảng chữ cái gồm 26 chữ cái, chữ hoa và các chữ thường. Rất khó để có một cái nhìn rõ ràng về lịch sử của bảng chữ cái.

Không có Thuyết Tiến Hóa của Darwin ở đây, không có gì là chính xác nhất. Đã có rất nhiều kiểu chữ được phát triển song song, một số biến mất và xuất hiện lại, một số có thể được thấy trong tâm trí của những người như Alcuin of York. Và chúng ta không biết điều gì xảy ra nếu Hannibal hành quân thẳng tới Rome sau khi chiến thắng trận Cannae thay vì đi quanh đó.

Ghép các mảng với nhau.

Chữ viết và Bảng chữ cái phát triển vì một số lý do. Chúng ta có thể giải thích sự chuyển đổi từ chữ tượng hình tới những đường vạch, các hình dạng trừu tượng hơn. Hơn nữa nó phụ thuộc vào các khu vực, quốc gia, sự thành công của mỗi quốc gia, những gì về chính trị, phi chính trị và địa lý. Một kẻ xâm lượng chiến thắng sẽ phổ biến văn hóa của họ, gồm cả ngôn ngữ, nói và viết.

Bối cảnh là một yếu tố quan trọng, những chữ khắc trên đá ghi lại các chiến tích của các hoàng đế là cái gì đó khác biệt với một quảng cáo cho một nhà chứa trầy xước trên một bức tường tại Pompeli.

Các chất liệu để viết (đá, đất sét, viên sáp, gỗ, kim loại, giấy cói, giấy da, giả da) thực hiện bằng các dụng cụ (cây sậy, đục, lông ngỗng, ngòi bút rộng…) tất cả đều ảnh hưởng tới hình dạng của bảng chữ cái. Tốc độ của bàn tay là cũng là một yếu tố khác.

Một một bài tập thú vị khi viết các chữ cái Hoa.

ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ

Lần đầu hãy từ từ cẩn trọng bằng tay thuận của mình. Sau đó ghi lại ở tốc độ gấp hai lần. Cuối cùng ghi nhanh nhất có thể. Các chữ được viết nhanh thể hiện sự giản lược nét và ít nhấc bút khỏi giấy, với những chữ có thể gọn gàng ở vài chữ đầu và sau đó tự do hơn hơn.

Rồi bạn có thể xem lại những chữ mà dùng tốc độ nhanh nhất, hoặc dùng tay không thuận của bạn và so sánh các kết quả.

14.1. Lịch sử tóm tắt của chữ A.

Tôi đã tập trung vào hệ thống chữ mà đã tạo nên sự phát triển của bảng chữ cái Latin, tất nhiên câu chuyện của chữ viết rộng rãi và sâu sắc hơn. Tôi đã không đề cập tới các hệ thống chữ phát triển độc lập (như chữ Trung Quốc và Nhật Bản) và những hệ thống khác vẫn còn nhiều dấu ấn của proto-Sinaitic và bảng chữ cái Phoenicia, như Hebrew và Ả Rập.

Câu chuyện của sự tiến hóa của chữ len lỏi đi cùng lịch sử, văn minh, chính trị, tôn giáo, kinh tế và vô số yếu tố khác. Vì vậy, lần sau khi bạn đặt bút lên giấy hoặc gõ bàn phím của mình, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về nguồn gốc của những dấu hiệu đơn giản, nhưng mang tới cho bạn một sực mạnh đáng kinh ngạc – sức mạnh để mô tả mọi thứ.

Chữ Quốc Ngữ

Việc chế tác chữ Quốc ngữ Việt Nam là một công việc tập thể của nhiều linh mục dòng Tên người Châu Âu, trong đó nổi bật lên vai trò của Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes.

Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu).

Alexandre De Rhodes đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Đặc biệt là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latin (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày.

Xét về góc độ ngôn ngữ thì cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công trình đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp. Còn cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ 17.

Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt – Bồ – La đã khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt – Bồ – La (1772), tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống mà chúng ta đang dùng hiện nay.

Tiếng Việt hiện nay có 6 thanh điệu ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Tiếng Việt tương đối khó phát âm cho người nước ngoài.

Ngày nay do sử dụng ký tự Latin (a, b, c,…) của chữ Quốc ngữ, việc giao tiếp ngôn ngữ trên Internet trở nên dễ dàng hơn so với các bộ chữ tượng hình như chữ Nôm, chữ Hán… Đọc thêm lịch sử chữ quốc ngữ.

Nguồn ilovetypography & Wiki

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…