4 điều bạn cần biết khi kết hợp kiểu chữ

Việc kết hợp các mặt chữ đôi khi rất thú vị! Nhưng cũng có lúc bạn cảm thấy chán nản với kết quả của mình. Một thiết kế infographic tốt không nên quá 2 mặt chữ (typefaces) hay 4 kiểu chữ (type variations) ví dụ như, nghiêng, đậm, thường…

Bạn có biết rằng bên cạnh việc kết hợp các phông chữ, bạn có thể thử với những kiểu chữ (font style) để tạo sự tương phản? Bạn có thể sử dụng sự tương phản về chữ với việc dùng chữ hoa hoặc thường, hay sử dụng nghiêng hoặc đậm để làm nổi bật phần nội dung.

Trong bài này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy những thứ bạn nên biết về mặt chữ (typeface), bắt cặp và sự tương phản để kết hợp phông chữ đẹp hơn.

1. Bốn phân loại chữ chung

Hãy học về một số thuật ngữ chung của typography trước chúng ta đi vào kỹ thuật kết hợp chữ. Đây là một tổng kết về phân loại chữ, trong đó mỗi chữ đều mang trong mình một vài đặc điểm riêng.

Sans serifSerif dùng để phân biệt kiểu chữ có chân và không chân. Trong khi Sans Serif thường là nét đơn giản, thì Serif có một phần dư ra ở cuối (chúng ta hay gọi là “chân”). Sans serif (chữ không chân) sử dụng tốt nhất cho website và các thiết kế phẳng, tạo sự nghiêm túc và ổn định.

Trong khi serif (chữ có chân) thì thì tạo nên sự thân thiện, rõ ràng và dễ đọc. Điều này giúp cho các kiểu chữ có chân phù hợp với in ấn như báo chí và sách.

Decorative là phân loại chỉ những mặt chữ có tính trang trí. Những phông chữ kiểu này có cảm xúc đang dạng, nhưng hầu hết là sang trọng và có chất lượng độc đáo. Những kiểu chữ này tốt cho các thương hiệu cho bao bì, nhãn hiệu và poster.

Script là những kiểu chữ nhái theo các chữ viết tay với các nét uốn lượn. Nó rất thời trang và sang trọng. Sử dụng kiểu chữ này cho các quảng cáo truyền thống, hoặc các sự kiện cưới hỏi, kỷ niệm. Bạn sẽ để ý rằng chúng mềm mại những không kém phần mạnh mẽ.

Typography-Part-1

2. Tạo sự tương phản khi dùng chung một phông

Sử dụng cùng một phông chữ giúp bạn có thể tạo sự tương phản bằng cách dùng những kiểu chữ khác nhau của phông như, đậm, nghiêng, mỏng, hoa, thường. Bạn có thể sử dụng kiểu chữ đậm như Futura Medium bắt cặp với một kiểu chữ mỏng hơn như Futura thường để tạo tiêu đề và tiêu đề phụ. Sự khác biệt về độ đậm khiến nội dung có điểm nhấn hơn.

Typography-Part-2

3. Kết hợp phông cùng phân loại

Nếu bạn muốn sử dụng hai phông chữ khác nhau cho cùng một nội dung, bạn có thể kết hợp những phông cùng loại với nhau. Nó sẽ khiến hai phông chữ tương đồng dễ chịu.

Bạn có thể áp dụng kích thước phông hay kiểu chữ khác nhau (cùng loại) cho phần tiêu đề, tiêu đề phụ, nội dung. Như kiểu Trang trí (Decorative) trong ví dụ dưới, tiêu đề dùng Lovers Quarrel ở kích thước lớn, còn nội dung thì dùng Loved by the Kinh nhỏ hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng cùng một mặt chữ với tiêu đề lớn và đậm còn tiêu đề phụ thì nhẹ hơn và kích thước nhỏ hơn.

Typography-Part-3

4. Sử dụng phông chữ dựa trên nội dung truyền tải

Bạn có thể kết hợp chữ bằng nhiều cách để nói lên chủ thể. Dưới đây là một vài ví dụ khi dùng phông phù hợp với bối cảnh.

Bạn có thể dùng phông không chân như Montserrat và Lanenar một cách mạnh mẽ và nổi bật hoặc phông có chân như Satisfy và Marcellus SC để tạo vẻ đẹp và sự cuốn hút hình ảnh trong các thiết kế kiểu đám cưới. Bạn cũng có thể kết hợp Almendra (decoratvie) với một kiểu phông không chân đơn giản như Helvetica để đem lại vẻ thời trang và độc đáo.

Typography-Part-4

Dịch từ Piktochart

P/s: iDesign đã từng dịch vài bài về kết cách kết hợp kiểu chữ bạn có thể tham khảo link dưới đây:

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…