Điểm qua 3 cái tên nổi trội nhất thời kỳ phong trào hiện đại ở Mỹ

1. William Addison Dwiggins

WA Dwiggins, tên đầy đủ là William Addison Dwiggins (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1880 tại Martinsville, Ohio, Mỹ, qua đời ngày 25 tháng 12 năm 1956 tại Hingham, Mass.) là nhà thiết kế typography, thiết kế sách, nghệ nhân múa rối, họa sĩ vẽ tranh minh họa và nghệ nhân thư pháp – người đã thiết kế nên 4 kiểu chữ cho máy lino được sử dụng rộng rãi nhất ở Hoa Kỳ và Anh: Caledonia, Electra, Eldorado và Metro.

Image result for william addison dwiggins

Sau khi học với Frederic Goudy ở Chicago, năm 1906, Dwiggins chuyển sang Hingham, Mass. Ở đây ông đã làm quảng cáo và in chữ để kiếm sống. Ông từng làm hiệu trưởng của Nhà xuất bản Đại học Harvard năm 1917 – 1918 và sau đó chuyển sang thiết kế sách. Ông quen biết và có mối liên hệ với nhiều tổ chức như công ty Linotype Mergenthaler, nhà xuất bản Đại học Yale, và công ty xuất bản của Alfred A. Knopf, nơi ông đã giúp họ thiết kế văn phòng. Mỗi quyển sách (trong số hàng trăm quyển ông đã thiết kế) đều có một trang cuối nói vắn tắt về lịch sử của loại chữ mà ông sử dụng. Ông đã cố gắng ứng dụng các mẫu trang trí kiểu chữ hiện đại; và phần bìa sách rất phổ biến khi sử dụng thiết kế các họa tiết trang trí lặp đi lặp lại như các họa tiết chạm trổ của máy in đời đầu.

Dwiggins, W.A: Kiểu chữ Electra/
Trích từ “A Bakers’ Dozen of Emblems”, với các hình vẽ và kiểu chữ Electra được thiết kế bởi W.A. Dwiggins, 1935. Được phép của Thư viện Newberry, Chicago

Dwiggins cũng đã thiết kế nhiều phiên bản sang trọng cho Câu lạc bộ Ấn bản Giới hạn của George Macy, minh hoạ một số tác phẩm, và viết sách như “Layout in Advertising” (1928) (Sơ đồ quảng cáo), “Marionette in Motion” (1939) (Chuyển động con rối), và Millennium 1 (1945) (Thời đại hoàng kim 1).

Image result for william addison dwiggins
Image result for william addison dwiggins graphic design
Thiết kế bìa sách và typography bởi William Addison Dwiggins.

2. Merle Armitage

Merle Armitage là một trong những người dẫn đầu việc ủng hộ nền văn hoá hiện đại Hoa Kỳ, cùng với đó, ông còn có niềm say mê với những khía cạnh khác của cuộc sống. Một nhà thiết kế sách phong cách avant-garde, một quản trị viên địa phương của các dự án nghệ thuật liên bang khác nhau và là một trong những ông bầu nhà hát thành công nhất của đất nước. Định cư ở Los Angeles năm 1921, Armitage thành lập Hiệp hội đàn piano nhạc kịch Los Angeles và sau đó quản lý Thính phòng những người mê nhạc, đưa Martha Graham và Leopold Stokowski đến đây và biểu diễn tác phẩm L.A. đầu tiên, “Porgy và Bess” của George Gershwin.

Là thành viên của giới nghệ sĩ và nhà văn chuyên săn lùng các quyển sách hiếm từ Jake Zeitlin, từ thời niên thiếu, Armitage đã theo đuổi nghệ thuật và viết sách để kiếm thêm thu thập. Ông sở hữu một bộ sưu tập to lớn những tác phẩm của mình, một trong số đó đại diện cho tri giác hiện đại. Những bản in, bản vẽ, và những bức ảnh mà ông hào phóng dành tặng cho Bảo tàng Lịch sử, Khoa học và Nghệ thuật Los Angeles bắt đầu từ năm 1935, phần lớn từ cuối những năm 1920 đến những năm 1930 và đại diện cho một số nghệ sĩ, nhiều người mà ông quen biết. Mặc dù các tác phẩm đại diện cho những kỹ thuật đặc trưng trên giấy, nhưng hầu hết là hiện đại, vì các quy trình in đá và nhiếp ảnh được phát minh ra chỉ một thế kỷ trước đó.

3. Lester Beall

Image result for lester beall

Là chàng trai có nền tảng đặc thù công nghệ, Beall từ nhỏ đến lớn đã chơi với radio Ham và tạo ra bộ radio của riêng mình. Ông tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Nghệ thuật và những năm sau khi tốt nghiệp, ông thực sự quan tâm đến các phong trào nghệ thuật hiện đại như Chủ nghĩa siêu thực, Chủ nghĩa kiến tạo và Chủ nghĩa Dada. Với vai trò một nhà quảng cáo và nhà thiết kế đồ hoạ, Beall đã nhanh chóng đạt được sự công nhận quốc tế và ông đã đạt được nhiều thành công trong cả hai lĩnh vực, đỉnh cao sự nghiệp vào khoảng những năm 1930 và 1940.

Tác phẩm của Beall thiết kế cho Cơ quan Quản lý Điện khí hóa Nông thôn, được vinh danh bởi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, lần đầu tiên cho nhà thiết kế đồ họa.

Cách sử dụng kiểu chữ rõ ràng và súc tích của ông đã được đánh giá cao cả ở Mỹ và nước ngoài. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã dùng các màu đơn sắc đậm và các mũi tên, đường kẻ minh hoạ, tạo nên một phong cách đồ họa đậm chất của riêng ông. Ông chuyển đến vùng nông thôn New York, mở văn phòng, và ở nhà, nơi mà ông và gia đình ông gọi là “Dumbarton Farm” (Trang trại Dumbarton). Ông sống tại đây đến khi qua đời vào năm 1969.

Image result for lester beall
Image result for lester beall

Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn:
William Addison Dwiggins: britannica
Merle Armitage: historygraphicdesign
Lester Beall: designishistory

Cùng tác giả

#Tag

Armitage Beall Dwiggins hiện đại lịch sử thiết kế phong trào hiện đại typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…
International Typographic Style - Phong cách Ký tự pháp quốc tế (Phần 1)
International Typographic Style - Phong cách Ký tự pháp quốc tế (Phần 1)
Trong những năm 1950, một phong trào thiết kế nổi lên từ Thụy Sĩ và Đức và được gọi là Thiết kế kiểu Thụy Sĩ (Swiss Design) hay, đúng hơn…