Lược sử về “Knolling” hay là chụp ảnh từ trên cao

Chủ đề chụp ảnh từ trên cao (overhead photography) đã lan truyền rất nhanh trong cộng đồng những người yêu thích chụp ảnh, mỗi ngày có hàng nghìn tấm ảnh được tải lên mạng xã hội và sử dụng những hashtag phổ biến để mọi người tìm thấy nó. Đó thật sự là một “sân chơi” thú vị dành cho người chụp và cả những trải nghiệm vui vẻ dành cho người xem. Tuy vậy, trong lượng ảnh khổng lồ ấy có bao nhiêu tấm ảnh xứng đáng được nhận đánh giá cao thật sự? Đấy có phải là tất cả những gì chúng ta có thể khai thác từ overhead photography không? Và quan trọng là cách thức chụp ảnh ấy bắt nguồn từ khi nào và vì sao lại thu hút người ta đến thế.

Thực sự thì flat lay photography đã tồn tại trong lĩnh vực nhiếp ảnh gần 30 năm. Với cách thức trình bày đẹp mắt, sạch sẽ, phong cách này giúp cho các đối tượng vật mẫu nổi bật hơn khi background được tối giản và hạn chế các vật phụ họa khác đáng kể. Đây thật sự là một phong cách hình ảnh mang lại cảm giác khá tốt cho thị giác. Với flat lay, điều kiện chụp ảnh của bạn đơn giản đến mức chỉ có bánh macaroon và một mặt bàn phẳng thì cũng có thể sản xuất ra một tấm ảnh flat lay đẹp hoàn hảo. Bởi yếu tố tiên quyết của phong cách này chính là tự nhiên, bề mặt phẳng với bố cục làm nổi chủ thể, nền sạch sẽ không nhiều chi tiết. Có thể nói phong cách này đã làm hài lòng chúng ta khi không có quá nhiều yếu tố tác động đến ảnh, hạn chế sự khác biệt so với vật thật bên ngoài thực tế.

Phong cách chụp ảnh flat lay còn được đặt một “nickname” khá đáng yêu là “knolling” (quỳ), ý nói đến kỹ thuật chụp khi luôn sắp xếp và đặt góc chụp 90° từ phía trên. Biệt danh “knolling” xuất phát từ một người bảo quản cửa hàng đồ nội thất của kiến ​​trúc sư Frank Gehry. Vào thời điểm năm 1987 khi Gehry đang thiết kế đồ nội thất cho Knoll và người giám sát Andrew Kromelow đi lang thang trong cửa hàng sau khi đóng cửa, ông tìm kiếm và thu thập bất kỳ công cụ nào bị bỏ lại. Thay vì nhanh chóng đặt các công cụ trở lại vị trí cũ thì ông lại sắp xếp chúng lên bề mặt phẳng với mỗi vật được chỉ định một vị trí riêng biệt. Ông gọi đây là “knolling” bởi vì nó gợi cho ông những góc độ trong đồ nội thất của Florence Knoll.

Ảnh chân dung của Florence Knoll.
Nội thất được trưng bày ở Knoll.com

Một thời gian ngắn sau khi Andrew Kromelow đặt ra thuật ngữ knolling, một nghệ sĩ kiêm nhà điêu khắc Tom Sachs – người đã từng làm việc với Frank Gehry, đã biến kĩ thuật ít được biết đến này trở thành điều có ý nghĩa hơn.

Tom Sachs’ 2009 zine “Ten Bullets”

Với sự nổi lên của Internet và mạng xã hội, knolling đã trở thành tiêu chuẩn để trưng bày mọi thứ từ vật liệu DIY, đến các thành phần công thức, thiết kế bàn và tất nhiên là các sản phẩm cần bán.

@davidgrr on Instagram

Chúng ta cũng đã thấy knolling kết hợp các đối tượng có hình dạng và kích thước đa dạng, không thể tự đặt cho vị trí 90° và do đó xu hướng lại tiếp tục biến đổi. Năm 1987, các ảnh nền có màu trung tính từng được xem là tiêu chuẩn không phổ biến nữa, người ta bắt đầu tạo ra những hình nền đầy màu sắc, nơi mà bất cứ thứ gì cũng có thể đặt lên chụp ảnh.

Art directed by Alea Toussaint, Client: Zespri Kiwi / Target, Agency: Colle+McVoy, Credits: Ed Bennet, Michael Seitz

Andrew Kromelow cho rằng knolling cần có sự đối xứng và các vật thể phải được nhìn thấy trực diện. Nhưng trong thời hiện đại, knolling đã trở thành một phong cách sống mà ở đó, những tấm ảnh flat lay cá tính phần nào nói lên lối sống của người chụp.

Dưới đây là một số ảnh flat lay được giới thiệu bởi tác giả Caitlin Kelch:

@taramilktea on Instagram
@emilyblincoe on Instagram
 @emilyblincoe on Instagram
@emilyblincoe on Instagram

Ảnh bìa: Simply Jessica Marie
Tác giả: Caitlin Kelch
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: Designponge

Cùng tác giả

#Tag

chụp ảnh flatlay knolling overhead photography phẳng photography

iDesign Must-try

Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Những nụ cười tỏa nắng của bông hoa nhỏ hồn nhiên đã được Saki ghi lại hoàn hảo, cảm giác chân thực đến người xem cũng đã không ít lần…
Những bức ảnh chân dung dịu dàng của Tawny Chatmon được tô điểm bằng vàng và đá quý
Những bức ảnh chân dung dịu dàng của Tawny Chatmon được tô điểm bằng vàng và đá quý
Thông qua hình thức trang trí mạ vàng, Chatmon muốn nhấn mạnh vẻ đẹp và giá trị vốn có cho các chủ thể nghệ thuật của mình, những con người…
Thời kỳ vàng son nửa sau TK 20 qua những bể bơi lộng lẫy dưới ống kính của Slim Aarons
Thời kỳ vàng son nửa sau TK 20 qua những bể bơi lộng lẫy dưới ống kính của Slim Aarons
Trong suốt sự nghiệp kéo dài nửa thế kỷ, nhiếp ảnh gia Slim Aarons (1916-2006) đã đưa vào ống kính của mình thế giới thượng lưu với những gia đình…
Triển lãm ảnh ‘Vũ điệu Hoa văn’: Thế giới thực đan xen hư ảo cùng những biểu tượng đời thường
Triển lãm ảnh ‘Vũ điệu Hoa văn’: Thế giới thực đan xen hư ảo cùng những biểu tượng đời thường
Hai nghệ sĩ: một nam, một nữ; một người Việt học ở nước ngoài, một người Pháp sống tại Việt Nam. Tác phẩm của họ có nhiều điểm tương đồng…
Những tấm ảnh thắng giải Sony World Photography Awards 2021
Những tấm ảnh thắng giải Sony World Photography Awards 2021
Tổ chức The World Photography Organization đã công bố những bức ảnh đoạt giải The Sony World Photography 2021 của từng hạng mục với sứ mệnh vinh danh những bức…
Chân dung kiến trúc Sài Gòn qua ống kính nhiếp ảnh gia Alexandre Garel
Chân dung kiến trúc Sài Gòn qua ống kính nhiếp ảnh gia Alexandre Garel
Sinh năm 1971, Alexandre Garel là một nhiếp ảnh gia người Pháp hiện sống tại Sài Gòn. Khi vừa đặt chân đến Việt Nam cuối năm 2011, ông ngay lập…