Hướng dẫn chụp ảnh Panoramas liên tiếp

Khi bạn xem những cuộc thi như ở Olympic hiện tại như nhảy cầu, đấu kiếm.., bạn muốn lưu lại những khoảng khắc này trên ảnh với chiếc máy kỹ thuật số của mình. Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn.

Trong bài hướng dẫn này nhiếp ảnh gia George D. Lepp đang theo dõi một chú khỉ đầu chó, khi nó vượt qua một dòng suối được tạo nên bởi trận lụt ở đồng bằng Okavango ở Botswana.

Tám tấm hình được lựa chọn trong số 13 tấm khi Lepp sử dụng Canon Eos 7D để lưu lại khoảng khắc này. Có rất nhiều lựa chọn ở đây, slow-motion video có thể cung cấp chuỗi hình ảnh hoàn chỉnh nhất, nhưng với việc sử dụng chút kỹ thuật Layer Mask, một tấp hình với những cử động liên tiếp của chú khỉ được lưu lại.

Vấn đề ở đây chính là quá trình chuyển động ngang của chủ thể khiến bạn phải dùng kỹ thuật Panorama để mở rộng tấm hình và ghi lại hoàn toàn chuỗi hành động cần thiết.

Đây gọi là kỹ thuật Action-Sequence Panorama; Sẽ không khó khăn nếu bạn lên kế hoạch trước để chụp với một số yếu tố rất quan trọng:

  • Đối tượng cần sắc nét và mỗi chuyển động cần được "frozen – đông đá" ở mỗi tấm hình.
  • Đối tượngcần được ghi lại thường xuyên và không trùng lặp
  • Nền của đối tượng cần liền mạch với nhau như kỹ thuật Panorama thông thường.
  • Như thường lệ, có đủ số lượng ảnh.

Kỹ thuật chụp

Bạn muốn lưu lại những chuyển động thì tốc độ màn trập phải rất nhanh, vì vậy hãy chọn ống kính có độ mở lớn như f/2.8, f/4, f/5.6 và ISO cao. Như vậy hình ảnh sẽ được lưu lại khá tốt khi đối tượng chuyển động.

Do việc chuyển động ngang của đối tượng, chúng ta cần kết hợp máy với bộ phận xoay trên tripod hoặc kỹ năng "quay tay" tuyệt vời của bạn :D. Một ống kính độ mở lớn sẽ giúp bức ảnh có độ sâu khi xóa nền.

Khoảng cách với đối tượng tùy thuộc vào tốc độ của nó và khả năng chụp trong mỗi giây của từng máy. Với máy chụp được nhiều hình trong mỗi giây cao, bạn có nhiều lựa chọn về chất lượng ảnh để sử dụng.

Như các kỹ thuật chụp Panorama phổ biến, điều quan trọng bạn cần chỉnh tự động về cân bằng sáng, sử dụng daylight, và manual exposure nếu không chúng ta sẽ có các tấm hình khác nhau về màu, độ nét…

Người chụp ảnh cần xác định phần chồng chéo mỗi tấm hình là 20-40%. Điều này giúp các tấm hình khi ghép với nhau dễ dàng. Tốt hơn bạn nên chọn độ mở của ống kính lớn (lager aperture) giúp xóa nền tốt. Nếu bạn muốn nét cả đối tượng lẫn nền thì chọn tốc độ màn chập (shutter speed) cực nhanh và độ mở ống kính nhỏ hơn.

Làm việc với các tấm hình

Nếu bạn sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm ảnh Panorama thì chúng không thể giúp bạn thực hiện tấm ảnh này. Kỹ thuật sử dụng Photoshop nhuần nhuyễn với Layer Mask cần thiết trong Action-Senquence Panorama.

Cách đây vài năm khi Layer Mask là kỹ thuật duy nhất để có tấm ảnh theo kỹ thuật Panorama, nhưng hiện tại với các phần mềm xử lý Panorama, và thông dụng hơn là tính năng Panorama kể từ Cs4 điều này khiến nhiều người ít sử dụng Layer Mask để làm Panorama nữa.

Và nếu bạn chưa hiểu cách làm thì hãy để tôi giúp bạn.

Đầu tiên, mang tất cả tấm ảnh RAW (tôi thường sử dụng định dạng này khi chụp) bạn đã chọn bỏ vào Photoshop Raw Converter. Chọn một tấm đại diện và tối ưu nó với kỹ thuật cơ bản về sắc nét, chỉnh màu, tương phản. Khi tất cả tấm hình được chọn, phần còn lại sẽ được thực hiện tương tự. Phần còn lại chúng ta sẽ tiếp tục trong Photoshop

Tiếp theo, vào Photoshop và chọn Window > Arrange > Float All in Windows. Điều này giúp các tấm hình hiển thị cùng một lúc giúp bạn chủ động hơn trong việc xử lý.

Tạo một new balnk image với nền trắng và kích thước mà bạn ước lượng (thường thì bề ngang khá lớn). Bạn có thể chỉnh lại kích thước sau này. Chọn Move Tool, nhấn và giữ tấm hình đầu tiên và kéo nó vào vị trí ngoài cùng bên trái của vùng làm việc mới. Tôi thường bắt đầu với bên trái, nhưng điều này không quan trọng lắm, tùy vào việc bạn thích bắt đầu bên nào.

Bây giờ, sử dụng Move tool để kéo tấm thứ 2 vào vùng làm việc. Layer tự động đặt tên là layer 2, và để layer 2 này có những phần giống với layer 1 đè lên nhau. Sau đó bạn giảm Opacity của layer 2 còn khoảng 50% để nhìn xuyên qua nó giúp bạn nhìn ra những phần giống nhau. Để Opacity lại 100% và chọn màu đen cho foreground. Rồi bật Layer Mask.

Chọn một Brush với viền mềm (soft edge), vẽ (cũng là xóa khi bật layer mask) lên các khu vực bạn muốn bỏ đi, để hiện ra những phần cần hiện ra phía dưới ở Layer 1. Nhớ là vẽ với brush là màu đen.

Cứ như vậy, bạn bỏ tấm hình thứ 3 tương ứng với Layer 3 nằm đè lên layer 2, và dùng brush đen để ẩn đi những phần không cần ở trên layer 3. Các bước thực hiện liên tục như vậy giúp bạn có 1 chuỗi hình ảnh nối liền.

Việc sử dụng Layer Mask giúp bạn dễ dàng chỉnh lại từng layer, chỉ cần chọn lại Brush màu trắng vẽ lên phần ảnh bạn đã xóa lại được khôi phục. Lần đầu thực hiện có thể không hề dễ dàng, nhưng việc thực hành liên tục sẽ giúp bạn có 1 tấm ảnh theo kỹ thuật Action-Sequence Panorama ưng ý.

TheoOutdoorphotographer

Cùng tác giả

#Tag

Hướng dẫn photo art photography

iDesign Must-try

Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Những nụ cười tỏa nắng của bông hoa nhỏ hồn nhiên đã được Saki ghi lại hoàn hảo, cảm giác chân thực đến người xem cũng đã không ít lần…
Những bức ảnh chân dung dịu dàng của Tawny Chatmon được tô điểm bằng vàng và đá quý
Những bức ảnh chân dung dịu dàng của Tawny Chatmon được tô điểm bằng vàng và đá quý
Thông qua hình thức trang trí mạ vàng, Chatmon muốn nhấn mạnh vẻ đẹp và giá trị vốn có cho các chủ thể nghệ thuật của mình, những con người…
Top 10 công cụ online hữu ích dành cho dân thiết kế
Top 10 công cụ online hữu ích dành cho dân thiết kế
Trong bài viết này, iDesign sẽ chia sẻ đến các bạn những công cụ trực tuyến hữu ích trong việc thiết kế đồ họa & thiết kế web. 1. Gingersauce:  Tạo…
Thời kỳ vàng son nửa sau TK 20 qua những bể bơi lộng lẫy dưới ống kính của Slim Aarons
Thời kỳ vàng son nửa sau TK 20 qua những bể bơi lộng lẫy dưới ống kính của Slim Aarons
Trong suốt sự nghiệp kéo dài nửa thế kỷ, nhiếp ảnh gia Slim Aarons (1916-2006) đã đưa vào ống kính của mình thế giới thượng lưu với những gia đình…
Triển lãm ảnh ‘Vũ điệu Hoa văn’: Thế giới thực đan xen hư ảo cùng những biểu tượng đời thường
Triển lãm ảnh ‘Vũ điệu Hoa văn’: Thế giới thực đan xen hư ảo cùng những biểu tượng đời thường
Hai nghệ sĩ: một nam, một nữ; một người Việt học ở nước ngoài, một người Pháp sống tại Việt Nam. Tác phẩm của họ có nhiều điểm tương đồng…
Những tấm ảnh thắng giải Sony World Photography Awards 2021
Những tấm ảnh thắng giải Sony World Photography Awards 2021
Tổ chức The World Photography Organization đã công bố những bức ảnh đoạt giải The Sony World Photography 2021 của từng hạng mục với sứ mệnh vinh danh những bức…