Beth Moon - người phụ nữ mang sứ mệnh ghi chép lại những cây đại thụ

Có những loài cây mà sự sống trải dài hàng trăm hay thậm chí là cả ngàn năm. Nhiếp ảnh gia Beth Moon đã dành 10 năm cuộc đời mình để thực hiện sứ mệnh ghi chép lại các cây đại thụ hùng vĩ, cổ kính và quý hiếm này.

Tác giả: Sara Barnes


Với kim chỉ nam như vậy, bà đã du ngoạn vòng quanh thế giới, vượt qua nhiều dãy núi hẻo lánh, điền trang tư nhân, khu bảo tồn hoang dã để chiêm ngưỡng và chụp lại chân dung của chúng. Kết quả là những tấm ảnh không chỉ minh chứng cho sự sống bền bỉ mà còn gợi nên một sự thật phũ phàng – chúng trông mạnh mẽ là thế, tuy nhiên lại vô cùng yếu ớt trước mẹ thiên nhiên và tác động của loài người.

Bà đã chụp nhiều chùm ảnh về những cây đại thụ hiếm nhất thế giới. Đầu tiên là dự án Cổ Thụ (Ancient Trees), bà đã ghi lại dấu ấn của cây bao-báp, cây cù tùng và những loài cây khác trong bảng màu trắng đen với sắc độ và tương phản ấn tượng, tạo ra cảm giác giống như đó là một hành tinh khác vậy. Xúc cảm ấy còn được bà đẩy xa hơn trong dự án Hòn đảo máu rồng (Island of the Dragon’s Blood). Dự án ghi chép lại cây máu rồng trên hòn đảo Socotra, một trong “những nơi hiếm hoi còn sót lại mà không bị ảnh hưởng bởi thời gian.”

Series Diamong Nights (Đêm kim cương) cập bến sau đó và đem chúng ta trở về trái đất. Moon ghé thăm lại các cây cổ thụ ở Châu Phi và chụp lại chúng với bức phông nền là bầu trời lấp lánh sao. Với sự giúp đỡ của hướng dẫn viên, bà đã tìm được những cây cổ thụ và đánh dấu địa điểm bằng những loại đá khác nhau.

Các dự án của bà được đúc kết thành 2 cuốn sách mang tên Ancient Trees: Portraits of Time (Cổ thụ: chân dung thời gian) Ancient Skies, Ancient Trees (Cổ thiên, cổ thụ).

Chúng tôi đã có cơ hội nói chuyện với bà về các dự án đó và có được những chia sẻ quý báu về quá trình tạo ra bản in.

Rừng Shebehon
Cây Đại Tuyết Tùng Đỏ

Điều gì đã tạo cảm hứng để bà săn lùng những cây cổ thụ to lớn và quý hiếm này?

Cá nhân tôi cho rằng, việc chụp lại thiên nhiên giúp tôi dành nhiều thời gian bên ngoài hơn. Tôi cũng muốn chia sẻ sự phấn khích và háo hức mà tôi cảm nhận được khi được chiêm ngưỡng chúng cùng với mọi người.

Strangler Fig (Cây thắt cổ)

Điều gì đã khiến bà tiếp tục theo đuổi và tìm kiếm chúng?

Sau khi chụp lại một trong những cây sồi lớn nhất Anh Quốc, tôi mới được biết một cơn bão đã gây ra nhiều tổn hại cho nó, làm cho cành cây lớn nhất rơi vào hố cây rỗng bên trong. Sau khi ghé thăm cây bao-báp lớn thứ 3 ở Châu Phi, tôi nhận được một email thông báo cái cây ấy đã sụp đổ hoàn toàn vài tháng sau. Tôi nhận ra rằng những đại thụ mạnh mẽ và bền bỉ này cũng rất dễ bị tổn thương. Nhiều sự việc đáng tiếc như thế khiến tôi quyết tâm hơn để theo đuổi công việc của mình.

Cây Kapok
Hoa hồng sa mạc (Wadi Fa Lang)

Bà đã cảm thấy như thế nào khi tìm thấy những cái cây ấy sau khi nghiên cứu về chúng trong một khoảng thời gian dài?

Sự mong chờ trở nên vô cùng mãnh liệt, đặc biệt là khi pha trộn với một chút tưởng tượng từ trí não. Những điểm đến này cơ bản là đã vô cùng đặc biệt, vậy nên có lúc tôi cảm thấy vô cùng choáng ngợp. Chẳng hạn, việc chờ đợi để đến Yemen trong 3 năm ròng rất khó khăn nhưng càng làm tôi hào hứng hơn khi đến được nơi này.

Bình trà ở Ifaty (Ifaty Teapot)
Cây Corvus

Bà có theo dõi những cây mà mình đã chụp? Bà có ghé thăm lại chúng không?

Không phải lúc nào cũng có được diễm phúc đó, nhưng tôi đã có dịp ghé thăm lại một số cây mà mình đã chụp. Đó là một trải nghiệm rất viên mãn.

Cây Cetus
Cây Lyra

Bà vẫn in ảnh bằng quy trình platinum và palladium. Đối với những người chưa biết, bà có thể miêu tả thêm về chúng và lí giải lí do vì sao bà lại sử dụng chúng không?

Để in ảnh với platinum/palladium, ta cần tráng một lớp chất liệu đặc biệt lên giấy màu nước dày và phơi sáng chúng, sau khi hoàn tất, ta rửa tấm ảnh vài lần rồi phơi khô. Đó là một quá trình tốn thời gian nhưng hoàn toàn xứng đáng khi tạo ra những chi tiết sắc độ rất tốt và mang tính lưu trữ cao nhất trong tất cả các quy trình. Bằng cách sử dụng một phương thức mang tính trường tồn, tôi muốn gợi ý về sự sinh tồn, thời gian và sự tiếp tục, thống nhất cả chủ thể và quy trình thực hiện.

Cây Lacerta

Bà đã rút ra được bài học gì từ việc nghiên cứu, du ngoạn và thực hiện dự án Ancient Trees và Diamond Nights?

Tôi có khả năng tập trung không tốt lắm nên hay chuyển từ việc này qua việc khác. Dự án này đã giúp tôi giới hạn lại tầm nhìn của mình và làm việc chậm rãi hơn, từ đó cũng đào sâu hơn vào chủ để. Xét về nhiều mặt, đây là một trải nghiệm đáng giá.

Ngân hà Tiên Nữ (Andromeda)


Nguồn: My Modern MET
Người dịch: Thanh Phạm

Cùng tác giả

#Tag

Beth Moon documentary photography photography world's oldest trees

iDesign Must-try

Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Những nụ cười tỏa nắng của bông hoa nhỏ hồn nhiên đã được Saki ghi lại hoàn hảo, cảm giác chân thực đến người xem cũng đã không ít lần…
Những bức ảnh chân dung dịu dàng của Tawny Chatmon được tô điểm bằng vàng và đá quý
Những bức ảnh chân dung dịu dàng của Tawny Chatmon được tô điểm bằng vàng và đá quý
Thông qua hình thức trang trí mạ vàng, Chatmon muốn nhấn mạnh vẻ đẹp và giá trị vốn có cho các chủ thể nghệ thuật của mình, những con người…
Thời kỳ vàng son nửa sau TK 20 qua những bể bơi lộng lẫy dưới ống kính của Slim Aarons
Thời kỳ vàng son nửa sau TK 20 qua những bể bơi lộng lẫy dưới ống kính của Slim Aarons
Trong suốt sự nghiệp kéo dài nửa thế kỷ, nhiếp ảnh gia Slim Aarons (1916-2006) đã đưa vào ống kính của mình thế giới thượng lưu với những gia đình…
Triển lãm ảnh ‘Vũ điệu Hoa văn’: Thế giới thực đan xen hư ảo cùng những biểu tượng đời thường
Triển lãm ảnh ‘Vũ điệu Hoa văn’: Thế giới thực đan xen hư ảo cùng những biểu tượng đời thường
Hai nghệ sĩ: một nam, một nữ; một người Việt học ở nước ngoài, một người Pháp sống tại Việt Nam. Tác phẩm của họ có nhiều điểm tương đồng…
Những tấm ảnh thắng giải Sony World Photography Awards 2021
Những tấm ảnh thắng giải Sony World Photography Awards 2021
Tổ chức The World Photography Organization đã công bố những bức ảnh đoạt giải The Sony World Photography 2021 của từng hạng mục với sứ mệnh vinh danh những bức…
Chân dung kiến trúc Sài Gòn qua ống kính nhiếp ảnh gia Alexandre Garel
Chân dung kiến trúc Sài Gòn qua ống kính nhiếp ảnh gia Alexandre Garel
Sinh năm 1971, Alexandre Garel là một nhiếp ảnh gia người Pháp hiện sống tại Sài Gòn. Khi vừa đặt chân đến Việt Nam cuối năm 2011, ông ngay lập…