Luôn có nhiều cách để bạn học hỏi

Ảnh bìa bởi Jonathan Calugi.

Bài viết bởi Julie Zhuo.

Bài viết này được đăng tải lần đầu tiên trên trang The Looking Glass. Mỗi tuần, tôi sẽ trả lời một câu hỏi từ độc giả.

Photo by Mikael Wiman

Câu hỏi: Vì là nhà thiết kế UX/UI duy nhất trong công ty, tôi lo sợ rằng con đường phát triển sự nghiệp sẽ bị giới hạn vì không thể học hỏi từ một nhà thiết kế nào khác. Tôi cũng có nghĩ tới việc tìm một công ty có đội ngũ thiết kế lớn mạnh hơn nhưng tôi yêu công ty đang làm hiện tại và có niềm tin vào nó. Tôi có thể làm gì khác để tiếp tục phát triển sự nghiệp đây?

Một điều tôi luôn tin tưởng là bạn có thể học hỏi từ bất kì ai nếu bạn thật sự tìm kiếm điều mới mẻ. Và những người này không nhất thiết phải là dân thiết kế trong công ty! Có nhiều cách để trở thành một nhà thiết kế sản phẩm tài giỏi cũng như nhiều người xung quanh để ta học hỏi:

Học hỏi từ người dùng

– Trừ khi bạn xây dựng các công cụ thiết kế, thì cuối cùng điều quan trọng nhất chính là người sử dụng chứ không phải một nhà thiết kế nào khác. Vì thế cách học tối ưu nhất là hãy trao đổi với người dùng. Nếu bạn không muốn đưa ra kết luận mà thay vào đó là đặt vấn đề với tinh thần học hỏi, đó chính là lúc bạn biết rằng thiết kế của mình đang theo chiều hướng tích cực và hiểu rõ những điểm cần được cải thiện. Luôn luôn theo dõi và nói chuyện với người dùng để xác định đâu là vấn đề, lặp lại các ý tưởng tiềm năng và nhìn xem sản phẩm của bạn hoạt động tốt như thế nào là những điều quan trọng nhất để rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống cũng như khả năng thấu hiểu.

Học tập từ những người có khả năng khác nhau

– Mỗi cá nhân đều có những thế mạnh riêng, bất kể bạn gặp ai thì họ có thể giỏi hơn bạn khi xét đến một lĩnh vực nào đó. Trong số những người mà bạn làm việc chung, hãy nhìn quanh và hỏi “Điều gì ở người này khiến bạn ngưỡng mộ?” Chia sẻ với đồng nghiệp những kĩ năng mà bạn muốn học từ họ, và vì các bạn đang làm chung với nhau, hãy nhờ họ cho lời khuyên hay nhận xét. Nhà thiết kế có thể học từ người kĩ sư cách chia nhỏ vấn đề và lối suy nghĩ khi giải quyết từng phần nhỏ trong một tổng thể. Từ những nhà khoa học và nghiên cứu dữ liệu, các nhà thiết kế có thể học cách tổng hợp và đúc kế được những thông tin quan trọng nhất. Và một trong những kĩ năng cần có ở nhà thiết kế là khả năng giao tiếp hiệu quả – có thể ám chỉ nhiều điều với một số lượng từ ngữ ít ỏi – đây cũng là điều mà tôi đã được học từ các nhà quản lý sản phẩm khi làm việc chung với họ.

Học hỏi từ cộng đồng

– Việc cho những nhà thiết kế ở ngoài công ty thấy những tác phẩm bạn đã làm có thể giúp nâng cao giá trị bản thân. Thường thì những người ngoài cuộc sẽ có cái nhìn tốt và cho ta nhận xét đúng đắn hơn, bởi vì họ không bị mắc kẹt giữa các giới hạn hay trở thành nạn nhân của kiến thức. Nếu bạn không có một cộng đồng nào để tham gia, hãy tự mình xây dựng nó. Chắc chắn bạn không phải là người duy nhất tìm kiếm lời nhận xét, cho nên lần tới khi bạn tham gia hội thảo, hội nghị hoặc buổi họp mặt, hãy tạo nên một nhóm mà bạn có thể chia sẻ. Lợi ích của việc làm này là bạn sẽ tiếp cận được một trong những cách để học hỏi tốt nhất – giảng dạy, vì thế bằng cách đưa ra nhận xét cho những nhà thiết kế khác, bạn sẽ rèn giũa tư tưởng và cách nghĩ của chính mình.

Học hỏi từ việc thực hành

– Không điều gì có thể thay thế được những kinh nghiệm thực tế trong việc xử lí các vấn đề liên quan đến thiết kế và nhìn nhận những dự án từ khi còn là ý tưởng đến khi hoàn thành. Việc trở thành đội ngũ thiết kế của một công ty nào đó – nơi mà bạn chỉ có thể tin vào chính mình – có thể là một môi trường lí tưởng để phát triển bản thân. Thay vì cứ mãi lo lắng về cảm giác trống vắng, hãy tận dụng cơ hội này để giải quyết vấn đề một cách triệt để và tạo ra một cái nhìn thật lạc quan cho những sản phẩm sắp tới, những thứ có thể khơi nguồn cảm hứng cho đồng đội bạn.

Cảm ơn bạn vì câu hỏi này nhé, và chúc bạn một tuần làm việc thật tốt.

Nguồn: https://medium.com
Dịch giả: Đáo.


Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá học hỏi kĩ năng thiết kế Kiến thức phát triển kĩ năng tư duy thiết kế

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Hội chứng kẻ mạo danh có đang hạn chế tiềm năng sáng tạo trong bạn?
Hội chứng kẻ mạo danh có đang hạn chế tiềm năng sáng tạo trong bạn?
“Giả vờ cho đến khi nó thành thật – Fake it till you make it” có thể là lời khuyên tồi tệ nhất. Thay vì giả mạo hãy lấy lại sự…