Công nghệ đã ảnh hưởng tới chúng ta như thế nào qua series đình đám của Netflix: Black Mirror?

Bài viết của tác giả Timanni Walker sẽ mang đến những góc nhìn có phần gai góc về mặt trái của công nghệ, đặc biệt là trong thế giới quảng cáo. Nếu bạn đang không ngừng tò mò về những câu chuyện thì còn chần chừ gì nữa?

Ta bắt đầu luôn nhé.

Nếu bạn cũng giống như tôi, phân vân giữa một thế giới có quá nhiều nội dung để lựa chọn và thật khó để xác định được ưu tiên trong tâm trí mình. Hiện tại, tôi có Queen Sugar, This Is Us, How To Get Away With Murder, The Good Doctor Blackish. Danh sách mà Netflix sở hữu còn có cả The Crown, Friends, Prison Break và cả series phim mà tôi muốn chia sẻ ngay với bạn – Black Mirror.

Nguồn: Recode

Black Mirror (Gương đen) là một series phim truyền hình thuộc thể loại viễn tưởng, độc quyền chiếu trên Netflix, kể về mối quan hệ giữa con người và thế giới công nghệ. Nhận được rất nhiều lời phê bình tích cực từ phía các chuyên gia, và còn được trao giải thưởng Emmy do Viện Truyền hình Nghệ thuật & Khoa học Los Angeles (ATAS) trao tặng, Black Mirror chắc chắn sẽ là một bộ phim truyền hình mà bạn không thể bỏ qua, đặc biệt là với những marketer làm việc trong ngành quảng cáo.

Dưới đây là một vài lý do mà Black Mirror nên được ưu tiên trong danh sách của bạn.

Dẫn dắt con người là con người, không phải công nghệ

Nhiều người thường cho rằng Black Mirror là bộ phim nói về công nghệ. Không hẳn là sai, nhưng bộ phim ngoài việc tập trung kể về một thế giới công nghệ viễn tưởng còn hướng đến phân tích những mặt trái đáng sợ của sự đổi mới; và format của chương trình cũng đã khẳng định chính xác về điều này. Mỗi tập của bộ phim đều đặt ra hai câu hỏi:

Nhân vật sẽ nói gì với chúng ta về công nghệ?

Loại công nghệ này cho chúng ta thấy được bộ mặt của nhân vật biến hóa như thế nào?

Hãy xem xét về câu hỏi thứ nhất: “Nhân vật sẽ nói gì với chúng ta về công nghệ?“; và bạn sẽ cần phải xem xét trên những khía cạnh như: Phát minh sử dụng như thế nào? Ai là người dùng chúng? Liệu phát minh này có dành cho tất cả mọi người hay chỉ cho những cá nhân ưu tú? Mục đích cuối cùng là gì?

Tập “The Entire History of You” (tạm dịch: Cỗ máy kí ức) trong Mùa 1, tập 3, người xem được giới thiệu về một thiết bị cấy ghép dạng thấu kính ghi nhớ – gọi là The Grain, với khả năng lưu trữ lại mọi thứ mà bạn đã từng thấy, nghe được và cả những hành động của bạn. The Grain đi kèm với một bộ điều khiển thu nhỏ cho phép người sử dụng có khả năng xem lạitái sắp xếp các khoảng kí ức của bản thân nhằm chia sẻ chính con người họ với những chủ thể khác. The Grain chỉ là một lựa chọn nhưng dần trở nên phổ biến khắp mọi nơi, và nguyên nhân xuất phát từ … nỗi sợ hãi bị lãng quên của con người.

The Grain (Nguồn: Black Girl Nerds)

Bây giờ, tiếp đến câu hỏi thứ hai, và cũng chính là điểm sáng tạo nên màu sắc riêng của Black Mirror: “Loại công nghệ này cho chúng ta thấy được bộ mặt của nhân vật biến hóa như thế nào?“. Bạn sẽ thấy rõ được tính cách của nhân vật qua cách họ sử dụng công nghệ; Họ có luôn luôn như vậy không ? Và có những mưu mô quái quỷ nào đứng sau vỏ bọc của công nghệ đó? Những mối nghi ngờ và nguyên nhân dẫn dắt họ sử dụng mặt tối của công nghệ là gì?

Chúng ta được giới thiệu về The Grain thông qua Liam – nhân vật chính của bộ phim thông qua bối cảnh một cuộc phỏng vấn tại một công ty luật cấp cao. Trong xe taxi khi đang trên đường đến thăm vợ, Liam đã tua lại khoảnh khắc khi một khách hàng đã nói gì đó khiến anh không thoải mái. Chúng ta thấy được phần nào bản chất của con người Liam – biết quan sát và đánh giá; và anh ta luôn bắt được những sắc thái dù là nhỏ nhất trong câu chuyện mà anh đang quan sát để rồi bị ám ảnh bởi chính những chi tiết ấy. Qua tập phim này, dạng khuynh hướng tâm lý của nhân vật Liam càng bị phóng đại khi tình tiết của bộ phim thấy mối nghi ngờ của Liam dành cho người vợ, khi cô đang giấu diếm điều gì đó. Ban đầu, người xem không tin vào những mối nghi ngờ của Liam nhưng rồi cũng dần nhận ra rằng có thể có một vài sự thật trong lời buộc tội của anh ta.

Nhân vật Liam (Nguồn: thecoli)

Mỗi tập của Black Mirror là một cánh cửa soi vào bản thể của mỗi người, về sự tò mò và nỗi sợ hãi mà chúng ta luôn sở hữu. Series này sẽ chỉ rõ cho ta thấy: Khi nào và tại sao chúng ta lại sử dụng công nghệ, và cách mà chúng ta đối xử với người khác như là hệ quả của những thói quen khi lạm dụng công nghệ được hình thành. Công nghệ, dần trở thành những thấu kính được sử dụng để chỉ trích chính những khát khao sâu thẳm nhất, về bản năng và nỗi sợ hãi của chúng ta. Để rồi tự người xem sẽ nhận ra được rằng: Thứ đáng sợ nhất trong thế giới của Black Mirror – chính là công nghệ. 

Đôi khi, vô tình chúng ta lại trở thành những nạn nhân trong mặt tối của thế giới công nghệ, với những triệu chứng rất rõ ràng và đặc trưng; và cũng chẳng mấy khó khăn để ai trong chúng ta cũng có thể nhận ra được điều ấy.

Những phát minh công nghệ mới trói buộc sự chú ý của chúng ta; và chúng ta vội vã trở thành những kẻ điên cuồng chạy đua để sở hữu được chúng. Thế nhưng, hãy ghi nhớ rằng công nghệ chỉ là một loại công cụ hỗ trợ chứ không phải là một thông điệp của cuộc sống. Câu chuyện của chúng ta – nên được dẫn dắt bởi những cá thể con người chứ không phải là công nghệ.

Sự đa dạng trong câu chuyện sẽ mang đến một câu chuyện tuyệt vời nhất.

Black Mirror là về mối quan hệ giữa nhân loại và công nghệ, vì thế tôi không mấy ngạc nhiên khi đội ngũ chế tác đã khám phá ra rằng – mỗi nhóm người sẽ sở hữu mối quan hệ giữa họ và công nghệ theo những cách khác nhau. Một vài phát minh sẽ được sử dụng nhằm duy trì trạng thái kết nối của con người, một số khác có khả năng bảo vệ; nhưng đồng thời công nghệ còn tồn tại một quyền năng khác, đó là… sự hủy diệt.

(Nguồn: Mann up)

Black Mirror tạo ra lối đi cho những câu chuyện khác nhau, bằng cách khai thác nội dung về những mối nguy hại trong giao tiếp núp sau cái bóng của sự đổi mới công nghệ – theo nhiều cách khác nhau trong từng tập phim. Các tập như Black Museum (Mùa 4, tập 6) chỉ ra được một thực trạng tiêu cực liên quan đến cộng đồng người Mỹ gốc Phi – rằng họ thường bị đem ra làm thí nghiệm mà không có sự đồng thuận của chính mình; cụ thể là những thử nghiệm như Tuskegee, Henrietta Lacks, và sự ra đời của ngành y học phụ khoa.

Trong Black Mirror, phụ nữngười da màu trở thành những chủ đề nóng bỏng khi thường xuất hiện trong nhiều tập phim mô tả sự áp bức của hệ thống, thông qua những câu chuyện sâu sắc về tình yêu, mất mát và sự trả thù. Trong tổng số 19 tập phim, có 10 tập được dẫn dắt bởi những người phụ nữ và 6 tập trong số còn lại là bởi người da màu. Một bộ phận người da màu được tái hiện theo một góc nhìn khá đầy đủ. Vẻ đẹp của Black Mirror không chỉ bởi sự đa dạng trong nhân vật mà còn bởi cách truyền tải của biên kịch và nhà sản xuất của bộ phim. Có quá nhiều thứ tuyệt vời ẩn chứa trong Black Mirror để có thể kể hết những góc nhìn sâu sắc của series này.

Các nhân vật xuất hiện trong Black Mirror (Nguồn: TrustedReviews)

Trong ngành quảng cáo, quan điểm ý tưởng thường bị tranh cãi quá mức, nhưng lại thiếu đi sự bổ sung.

Và một cách quá thường xuyên, các cuộc tranh luận thường trở thành nơi để nói về một điểm nào đó chứ không phải là một kế hoạch để hành động. Điều này cần phải được xem xét lại cẩn thận. Vô tình chúng ta đang biến quảng cáo trở thành một ngành công nghiệp thoải mái; thoải mái với những câu chuyện được kểthoải mái với việc cho phép những con người giống nhau bàn tán quá giới hạn về nó nhưng chúng ta vẫn chưa tìm được những giải pháp hiệu quả cho những vấn đề đặt ra.

Tạm gác lại đó, nếu Black Mirror đã dạy cho chúng ta bất kì điều gì thì đó vẫn là một câu chuyện thật sự tuyệt vời. Hãy theo dõi series phim này và chiêm nghiệm cho mình những bài học sâu sắc, nhé!

Nguồn: Medium

Tác giả: Timanni Walker

Biên tập: Thụy

Cùng tác giả

#Tag

Black Mirror công nghệ công nghiệp thiết kế cuộc sống con người idesign idesign.vn mặt trái công nghệ netflix phim series series phim thiết kế công nghệ thời sự

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Triggered/Addicted: Phim ngắn thú vị là phép ẩn dụ cho trải nghiệm làm phim của chính nữ đạo diễn Nguyễn Thúy An
Xinê Xem Fest 2023 và lễ trao giải Golden Door Awards tiếp tục là chuỗi sự kiện đáng lưu tâm trong lĩnh vực điện ảnh, được tổ chức thành công…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…