Phỏng vấn họa sĩ Digital-Art Anthony Scime

Anthony Scime là một họa sĩ Digital-Art giỏi. Khi bắt đầu vẽ tranh Anthony tin rằng đó là 1 phương tiện để có thể tạo ra bất cứ cái gì người nghệ sĩ nghĩ đến. Trong cuộc phỏng vấn Anthony nói về quá trình sáng tạo của mình và về những bức tranh rất đẹp mà anh vẽ qua đó chúng ta có thể học được đôi điều từ người nghệ sĩ này.

Q: Xin anh giới thiệu về mình. Anh có thể cho chúng tôi biết anh ở đâu và đã bắt đầu trong lĩnh vực này từ khi nào?

Tôi là Anthony Scime. Tôi sinh ra ở Buffalo NY nhưng sống phần lớn thời gian ở miền Nam Florida. Tôi luôn yêu thích nghệ thuật. Dù là hình họa hay thiết kế, điêu khắc, hay nhiếp ảnh. Như tôi nhớ thì tôi đã cố gắng tham gia lĩnh vực này, hoặc cảm giác mình thuộc về nó. Nhưng tất cả thật sự bắt đầu khi tôi tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Fort Lauderdale trong năm 2008.

Q: Anh bắt đầu vẽ tranh Digital-Art từ khi nào? Nếu anh có thể nhớ lại những gì đã làm với bức tranh đầu tiên của mình không? Và điều quan trọng nhất anh đã học từ nó?

Lần đầu tiên tôi vẽ Digital-Art khi thực sự hiểu về nghệ thuật. Cũng chỉ là ở mức trung bình. Điều đó khiến tôi có thể vẽ những tác phẩm ban đầu bằng bút chì màu. Nhưng tác phẩm Digital đầu tiên của tôi chỉ là một quả táo đơn giản. Nhưng nó giúp tôi nhận ra là cần nâng cao kỹ năng để có thể trở thành chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Tôi đã học được cách nghiên cứu ánh sáng, hình dáng, kết cấu, cảm hứng…

Q: Hãy giúp chung tôi hình dung nơi làm việc và các công cụ của anh?

Vâng, tôi có một cái bảng có thể gắn giấy để vẽ phác thảo, bố cục. Với đồ high-tech thì tôi có 1 cái PC 19inch (chắc tôi sẽ phải nâng cấp kích thước) và một bảng vẽ Wacom Intuos 4.

Q: Cùng tìm hiểu cách làm cho các bức tranh trở thành tuyệt vời. Bạn thực hiện chúng thế nào, có vẽ phác không? Hay tất cả trên Photoshop?

Hầu hết thời gian tôi vẽ phác thảo và scan nó vào photoshop. Tôi luôn sử dụng những tấm hình tham khảo về ánh sáng, kiến trúc và những vật thể tương tự. Tôi phải nhìn vào những gì tôi muốn truyền tải, và từ từ chỉnh trong suốt quá trình làm việc. Tôi cũng có vài bộ Brush trong Photoshop mà tôi thường xuyên sử dụng cho các tác phẩm, phần lớn để vẽ đủ thứ, số ít thì dùng để vẽ chất liệu.

Q: "Sadhu 2063" là một bức tranh Digital rực rỡ với một số hình ảnh thực tế. Xin nói một chút về quá trình tạo ra nó và làm thế nào bạn có được concept này?

Tôi thường bắt đầu ý tưởng khi kết hợp các hình ảnh nhìn thấy, có thể từ tạp chí, rồi tưởng tượng thêm. Đó là cách tôi thể hiện Sadhu, ông thánh của Ấn Độ có thể trong tương lai. Áo sơ mi có đường sáng và để nhìn thấy tất cả, họ cần một cặp kính. Tôi bắt đầu nghiên cứu, rồi phác thảo, sau đó scan và vẽ trong photoshop.

Q: Khía cạnh nào của tranh Digital bạn tập trung vào nhất? Hiện thực, màu sắc hoặc cái gì khác? Tại sao bạn phải tập trung vào nó lên trên hết.

Thực ra tôi chỉ tập trung vào bức tranh. Thật khó để nói tôi tập trung vào điều gì nhất. Tả thực, màu sắc, sắc độ, ánh sáng, hình thể, không có gì riêng biệt. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là coi mỗi phần là một phần của tổng thể và không có sự tách biệt.

Q: Các nhà thiết kế thường thực hành và thường xuyên học hỏi những điều mới, nơi nào bạn hay ghé tới để coi tutorial hoặc những nguồn cảm hứng cho bức tranh của bạn?

Tất nhiên Psdtus là trang web tôi hay ghé để tham khảo những bài viết, tác phẩm mới, và review những gì xảy ra trong thế giới thiết kế. Một trang web tôi cho là hay đó là CGsociety. Rồi loạt sách Digital-Art tuyệt vời được xuất bản bởi Ballistic Publishing. Nguồn cảm hứng có thể tới từ bất cứ đâu, Web, cuộc sống..v..v…

Q: Bạn có điều gì cần nói cho độc giả của chúng tôi?

Với tôi, bạn cần tách khỏi phần còn lại của các nghệ sĩ. Để nghiên cứu và khám phá những gì xuất sắc từ họ. Tạo những gì đại diện cho chính mình và nhận ra rằng những gì bạn học đầu tiên chỉ là sự hướng dẫn ban đầu.Hãy phát triển từ nó.

Cùng tác giả

#Tag

hoa si

iDesign Must-try

Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Ham hiểu biết, bản tính dũng cảm và quyết đoán, cuộc đời nữ hoạ sĩ Pháp Alix Aymé là những chuyến phiêu lưu đến những miền đất được coi là…
Những khung tranh truyện về con người và ký ức của hoạ sỹ Thomas Campi
Những khung tranh truyện về con người và ký ức của hoạ sỹ Thomas Campi
Thomas Campi là hoạ sỹ truyện tranh tên tuổi. Các tác phẩm của anh đã được xuất bản tại rất nhiều nơi trên thế giới.
10 tác phẩm tiên phong làm thay đổi lịch sử của Queer Art
10 tác phẩm tiên phong làm thay đổi lịch sử của Queer Art
Queer British Art 1861-1967 là một triển lãm đột phá gây tiếng vang lớn tại bảo tàng Quốc gia London, nơi đây trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại…
Khi thể xác là một tác phẩm và đồ họa trở thành nơi phô bày nỗi xấu hổ của phụ nữ
Khi thể xác là một tác phẩm và đồ họa trở thành nơi phô bày nỗi xấu hổ của phụ nữ
Khi truyện tranh là một phương tiện cho phép nhiều nữ họa sĩ đối diện với cách họ nhìn cơ thể của mình và cách cơ thể họ được nhìn…
Khi tranh sơn dầu vẽ nên một thế giới mơ mộng đầy cám dỗ và tổn thương
Khi tranh sơn dầu vẽ nên một thế giới mơ mộng đầy cám dỗ và tổn thương
Họa sĩ người Nhật Miho Hirano và họa sĩ Nicoletta Ceccoli từ San Marinian có rất nhiều điểm chung, đó là cả hai đều sáng tạo nên những nhân vật…