Week 42: Kẻ thù bên trong

Tác giả tuần này của chúng ta là Karen McGrane, một chuyên gia thiết kế trải nghiệm và tư vấn tương tác thiết kế, với 15 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực về nghiên cứu người dùng, kiến trúc thông tin, và chiến lược nội dung.

Tôi nhớ lại lần đầu tiên tôi nghe cụm từ “Kiến trúc thông tin.” Nó là chương trình truyền thông công nghệ tại RPI, tại một buổi trao đổi với giám đốc bộ phận về nhiệt huyết của tôi với việc kết hợp khả năng viết, khả năng lên tổng quan, đặt tên những folders thứ mà tôi mới khám phá … một thế giới mới của thiết kế, làm sao con người truyển hoá nhận thức về thông tin vào các nhiệm vụ vật lý, làm sao hình ảnh và các tín hiệu xúc giác giúp việc trao đổi bằng lời rõ ràng hơn.

Bà ấy đã cười và nói: “Anh nên khám phá sâu hơn lĩnh vực mới cái được gọi là kiến trúc thông tin.”

Kết hợp giữa vật chất và tri giác

Kiến trúc thông tin! Có thể có một cách ẩn dụ nào để ghi nhận điểm giao giữa ngôn ngữ và vật chất, nhận thức và xúc giác, làm sao hiểu được cách con người nghĩ và làm việc? (nếu bạn không đồng ý, tôi sẽ chỉ ra rằng cuộc trao đổi này đã được nhắc tới từ năm 1996) Tôi thiên về tiềm năng của việc mang hai thứ này kết hợp với nhau.

Sự gắn kết này, dĩ nhiên tiếp tục là cam kết của UX: Hoà quyện những nhiệm vụ nhận thức với những nhiệm vụ vật lý vào trong một trải nghiệm mượt mà. Douglas Englebart người làm việc trong những thập niên 60 đã biết rằng việc “bổ xung trí tuệ con người” sẽ yêu cầu sự tiến bộ của cả phần cứng lẫn giao diện phần mềm. Donald Norman đã gọi nó là “nhận thức của máy móc”. Thậm chí tầm nhìn của William Gibson về “không gian mạng” đã kết hợp hệ thống thông tin với các hành động vật lý.

Nhưng trọng tâm không thể nắm giữ

Tôi biết rất nhiều người giỏi việc truyền thông bằng văn chương và đặt tên và diễn tả mọi thứ bằng lời. Tôi biết rất nhiều người giỏi việc thiết kế và chuyển động khiến mọi thứ có cảm xúc. Tôi biết rằng hiếm có ai giỏi cả hai việc đó.

Chỉ có điều khi lĩnh vực Trải nghiệm người dùng phát triển, chúng ta phát triển chiều sâu và tập trung chuyên môn. Từ góc độ của người kinh doanh, sự tập trung chuyên môn là chìa khoá thành công. Nếu bạn được xem là người giỏi một lĩnh vực đặc biệt, bạn sẽ phải làm nhiều thứ hơn nếu nhận mình cái gì cũng biết.

Thật không may, phong trào này tự nhiên hướng đến những kết quả chuyên môn hoá hơn dẫn đến những sai lầm trong quy tắc UX. Không một ngày nào mà không thấy các phe phái khác nhau tranh cãi ai là những người có cách tiếp cận tốt hơn để thiết kế cho con người.

Tôi không hiểu điều gì khiến những người trong nội bộ cộng đồng thiết kế tương tác hy vọng có thể làm tốt bằng cách đối xử với kiến trúc thông tin như kẻ địch. Và tôi không hiểu tại sao một số người nhấn mạnh rằng chiến lược nội dung phải vượt lên những quy tắc khác. Và sau rồi, một vài người quên luôn lĩnh tất cả những gì về trải nghiệm người dùng, và đề nghị rằng vai trò của việc này không cần thiết cho dự án.

Tất cả những tranh luận cần phải dừng lại. Chúng ta cần tiêu diệt kẻ thù bên trong. Những kẻ thù thực sự đang ở đó, nơi của những người không coi trọng trải nghiệm người dụng.

Bạn không cần phải giỏi một thứ

Chúng ta cần biểu dương những ý tưởng rằng UX cần những tiêu chuẩn kép, không chỉ thực hành trong những cộng đồng khác nhau, mà còn cả trong những kỹ năng cá nhân. Người ta thường ngạc nhiên khi nghe khi tôi nói ở hội nghị về chiến lược nội dung trong khi cũng làm thiết kế tương tác cho các khách hàng. Tại sao tôi có thể cùng lúc yêu thích và làm hai việc? Tôi yêu cả hai và tôi gọi chúng là kiến trúc thông tin.

Vậy đó là lý do tại sao tôi hy vọng những người làm việc trong lĩnh vực này cảm thấy rằng họ có khả năng phát triển nhiều kỹ năng trong các môi trường đa dạng. Bạn có thể là một nhà thiết kế tương tác và một người làm nội dung. Bạn có thể là một người nghiên cứu người dùng và cũng là một thiết kế hình ảnh. Bạn thậm chí có thể vẫn là một người làm kiến trúc thông tin.

Tôi không nói rằng mọi người cần phải tốt tất cả những thứ đó. Làm một vài thứ đủ tốt cho công việc. Nhưng chúng ta cần đối mặt sự dàn trải và tương phản điều khiến lĩnh vực này trở nên độc đáo. Chúng ta cần nhiều hơn những người thực sự tốt trong việc giao tiếp bằng lời và các thiết bị vật lý. Lĩnh vực trải nghiệm người dùng nên thống nhất chúng chứ không phải cố gắng phân biệt chúng.

Cùng tác giả

#Tag

52 weeks of ux Kiến thức user experience

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy (sự đồng cảm) là gì? Hiểu nôm na, Empathy là sự đồng cảm với người khác, đặc biệt khi mình từng trải qua tình cảnh tương tự. Mình có…
4 cách thấu hiểu người dùng với tư cách một người thiết kế sản phẩm
4 cách thấu hiểu người dùng với tư cách một người thiết kế sản phẩm
Tư duy thiết kế là yếu tố mở ra nhiều cơ hội mới để họ kết nối với hành vi của người tiêu dùng. Khi David Kelly, Bill Moggridge, và…